Danh mục

Vài nét về nghệ thuật ngâm khúc nửa cuối thế kỉ XIX

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 89.44 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết đi sâu tìm hiểu hai phương thức nghệ thuật cơ bản của khúc ngâm song thất lục bát thế kỉ XIX, qua đó chúng ta có cái nhìn khái quát hơn về quá trình vận động của thể loại ngâm khúc.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vài nét về nghệ thuật ngâm khúc nửa cuối thế kỉ XIXJOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2015-0006Social Sci., 2015, Vol. 60, No. 3, pp. 33-38This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn VÀI NÉT VỀ NGHỆ THUẬT NGÂM KHÚC NỬA CUỐI THẾ KỈ XIX Đào Thị Thu Thủy Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Hải Phòng Tóm tắt. Ngâm khúc là một trong những thể loại độc đáo, đạt nhiều thành tựu rực rỡ trong văn học Việt Nam. Cùng với truyện Nôm và các thể loại văn học khác, ngâm khúc biểu hiện sâu sắc tư tưởng và tình cảm của người Việt Nam. Bài viết đi sâu tìm hiểu hai phương thức nghệ thuật cơ bản của khúc ngâm song thất lục bát thế kỉ XIX, qua đó chúng ta có cái nhìn khái quát hơn về quá trình vận động của thể loại ngâm khúc. Từ khóa: Ngâm khúc, khúc ngâm song thất lục bát.1. Mở đầu Ngâm khúc là một trong những thể loại độc đáo, đạt nhiều thành tựu rực rỡ trong văn họcViệt Nam [2, 4]. Cùng với truyện Nôm và các thể loại văn học khác, ngâm khúc biểu hiện sâu sắctư tưởng và tình cảm của người Việt Nam. Vì vậy, khúc ngâm song thất lục bát trở thành mảnh đấtmàu mỡ cho các nhà nghiên cứu. Tuy nhiên, ngâm khúc thế kỉ XVIII đã được nghiên cứu nhiều[3, 7], còn khúc ngâm song thất lục bát thế kỉ XIX, đặc biệt là những ngâm khúc ra đời vào cuốithế kỉ XIX hầu như chưa được các nhà nghiên cứu quan tâm tới. Do đó, bài viết chủ yếu đi sâu tìmhiểu những thay đổi về hai phương diện nghệ thuật cơ bản của ngâm khúc: kết cấu và nghệ thuậttự tình trong khúc ngâm song thất lục bát nửa cuối thế kỉ XIX.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Phân loại Khúc ngâm thế kỉ XIX tăng lên về số lượng so với thế kỉ trước, song chất lượng tác phẩmkhông đồng đều, trong đó có những khúc ngâm được đánh giá cao như Thu dạ lữ hoài ngâm, Tựtình khúc... Có thể chia ngâm khúc giai đoạn này thành hai nhóm. Nhóm thứ nhất, gồm hai khúcngâm lớn là Thu dạ lữ hoài ngâm của Đinh Nhật Thận, Tự tình khúc của Cao Bá Nhạ và khúc ngâmcó biến thể Hoài cổ khúc của Miên Bửu. Ba khúc ngâm nói trên làm thành đặc trưng riêng chokhúc ngâm thế kỉ XIX với ba nhân vật trữ tình đều là nam giới và được chính tác giả hóa thân vào.Nhân vật trữ tình trong khúc ngâm là những người có tài nhưng vì cùng bị nghi ngờ liên quan đếncác vụ đảo chính lật đổ nhà vua đương thời nên bị bắt giam. Lời than của họ được cất lên trong khimất tự do tạo thành những khúc ngâm lâm li, thống thiết với những lời thơ nhã luyện, trau chuốt,quy phạm.Ngày nhận bài: 15/8/2014 Ngày nhận đăng: 20/1/2015Liên hệ: Đào Thị Thu Thủy, e-mail: daothuy1912@gmail.com 33 Đào Thị Thu Thủy Nhóm thứ hai gồm Bần nữ than (khuyết danh), Quả phụ ngâm (khuyết danh), viết về ngườiphụ nữ, tiếp tục văn mạch của các khúc ngâm giai đoạn trước. Tác giả nhập vai nhân vật trữ tìnhcất lời than cho người quả phụ, người thôn nữ nghèo chịu cảnh lầm lỡ tình duyên. Với các khúcngâm này, ngâm khúc bắt đầu phản ánh số phận đau khổ của những người phụ nữ bình dân. Ngônngữ thơ có những đoạn không được trau chuốt như những khúc ngâm xuất hiện trước. Từ thế kỉ XVIII qua thế kỉ XIX, nhân vật trữ tình trong các khúc ngâm chủ yếu là nữ (5/8).Ta dễ dàng nhận thấy, khúc ngâm chuyển đối tượng phản ánh theo hai hướng: hoặc từ nhân vật donhà văn sáng tạo, hư cấu sang nhân vật trữ tình có hình mẫu là tâm sự của chính tác giả trong cảnhngộ bi thương mà họ không may phải gánh chịu; hoặc từ nhân vật thuộc tầng lớp quý tộc đến nhânvật thuộc tầng lớp bình dân. Khúc ngâm thế kỉ XX sẽ tiếp tục xuất hiện theo xu hướng đó. Sự thayđổi này dẫn theo sự thay đổi ít nhiều về nghệ thuật, nghệ thuật tự tình, ngôn ngữ...2.2. Kết cấu Về kết cấu, ta thấy kết cấu các tác phẩm ngâm khúc thế kỉ XIX cơ bản vẫn theo kết cấungâm khúc thế kỉ XVIII. Ví như, thi phẩm Quả phụ ngâm có nhiều đoạn mô phỏng Ai tư vãn. Từchủ đề nỗi đau khổ vô hạn của người vợ mất chồng, tác phẩm triển khai theo mạch tình cảm nhớthương của người vợ: đau đớn, khóc than (hiện tại), nhớ về những ngày tháng lứa đôi xiết bao hạnhphúc, trở lại thực tại với vô vàn sầu muộn, nhớ nhung, ao ước gặp chồng, mơ gặp chồng, thể hiệnquyết tâm ở vậy thờ chồng và kết thúc bằng lời than, mong chồng hiểu cho nỗi lòng thuỷ chungson sắt của mình. Quá trình xây dựng tâm lí người quả phụ tương đối hợp lí. Quả phụ ngâm sử dụng một số mô típ của Chinh phụ ngâm. Nếu trong Chinh phụ ngâm,chinh phụ gặp chồng nơi “Bến Lũng Thành Quan” chợt bừng tỉnh giấc “Khi mơ tiếc những khitàn/ Tình trong giấc mộng muôn vàn cũng không” thì trong Quả phụ ngâm, quả phụ mơ gặp chồng“Tâm hồn trong phảng phất chiêm bao”, chợt tỉnh, tiếc giấc mơ “vô giá” thể hiện nỗi nhớ mongchồng da diết. Hoặc đoạn kể gia cảnh ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: