Danh mục

Vài nét về sự hình thành, phát triển và đặc điểm của thơ đi sứ

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 92.33 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết chỉ rõ nguồn gốc hình thành và phát triển của thơ đi sứ gắn liền với quá trình bang giao đi sứ sang Trung Quốc của ông cha ta trong suốt lịch sử trung đại từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX; chỉ ra điểm khác biệt của thơ đi sứ thời Trần, Lê, Tây Sơn và thời Nguyễn; khái quát đặc điểm chung của thơ đi sứ trung đại qua bốn vấn đề cơ bản: Thơ viết về thiên nhiên; thơ viết về lịch sử; thơ bang giao thù tạc, ứng đối tặng tiễn; thơ ghi lại tâm tư tình cảm cuả các sứ thần – thi nhân.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vài nét về sự hình thành, phát triển và đặc điểm của thơ đi sứ JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE 2012, Vol. 57, No. 5, pp. 52-57 VÀI NÉT VỀ SỰ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA THƠ ĐI SỨ Trần Thị The Cao học K19 - Đại học Sư phạm Hà Nội E-mail: huandktd14b29@gmail.com Tóm tắt. Trước tiên, bài viết chỉ rõ nguồn gốc hình thành và phát triển của thơ đi sứ gắn liền với quá trình bang giao đi sứ sang Trung Quốc của ông cha ta trong suốt lịch sử trung đại từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX. Ở nội dung thứ hai người viết đã chỉ ra điểm khác biệt của thơ đi sứ thời Trần, Lê, Tây Sơn và thời Nguyễn, cuối cùng đi đến khái quát đặc điểm chung của thơ đi sứ trung đại qua bốn vấn đề cơ bản: thơ viết về thiên nhiên; thơ viết về lịch sử; thơ bang giao thù tạc, ứng đối tặng tiễn; thơ ghi lại tâm tư tình cảm cuả các sứ thần – thi nhân. Từ khóa: thơ đi sứ, nguồn gốc hình thành, phát triển, bang giao thù tạc, ứng đối tặng tiễn... 1. Mở đầu Thơ đi sứ là các vần thơ được các sứ thần sáng tác trên đường đi sứ để thể hiện công việc bang giao giữa Việt Nam với các nước láng giềng hoặc với các nước trên thế giới (chủ yếu là mối quan hệ Việt Nam và Trung Hoa). Là bộ phận văn học được sáng tác ở nước ngoài, với đội ngũ sáng tác đông đảo là các sứ thần, số lượng tác phẩm phong phú, nghệ thuật đặc sắc, thơ đi sứ góp phần hoàn thiện diện mạo của nền thi ca dân tộc. Có thể nói thơ đi sứ đóng vai trò quan trọng trong công cuộc giữ vững nền hòa bình độc lập cho dân tộc. Trong bối cảnh giao lưu văn hóa hiện nay, tìm hiểu thơ đi sứ là việc làm quan trọng, cấp thiết. Đây cũng chính là mục đích của bài viết này. Tìm hiểu thơ đi sứ chính là trở về nguồn gốc hình thành và phát triển cũng như đặc điểm của mảng thơ đặc sắc này. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Nguồn gốc hình thành và sự phát triển của thơ đi sứ Lịch sử bang giao của Việt Nam từ thế kỉ XIX trở về trước chủ yếu là lịch sử bang giao Việt - Hoa. Hoạt động ngoại giao được ông cha ta quán triệt và tiến hành từ rất sớm. Đại Việt sử kí toàn thư cũng đã có ghi chép vua Hùng từng cử sứ giả sang thăm nhà Chu đời Chu Thành Vương năm 1110 trước công nguyên và cống chim trĩ trắng, khi về quên 52 Vài nét về sự hình thành, phát triển và đặc điểm của thơ đi sứ đường, vua nhà Chu sai sứ giả cấp cho năm cỗ xe có kim chỉ nam để trở về. Tuy nhiên chỉ đến khi nước ta giành được độc lập, Trung Quốc mới chú trọng đến vấn đề bang giao với ta với tư cách là một nước độc lập. Quan hệ bang giao đến đây mới có tính chất hai chiều. Thời điểm đánh dấu sự chuyển giao đó là khi Đinh Tiên Hoàng lên ngôi, niên hiệu Thái Bình 3 (972) để yên dân và tránh sự dòm ngó của kẻ thù phương Bắc, đã sai Nam Việt Vương Đinh Liễn đi sứ sang nước Tống. Năm sau sứ thần trở về, vua Tống sai sứ phương Bắc sang phong cho Tiên hoàng làm giao chỉ quận vương, không những thế còn phong cho Đinh Liễn làm Kiểm hiệu Thái sư Tĩnh hải quân, Tiết độ sứ An Nam đô hộ. Từ đây mối quan hệ bang giao của hai dân tộc thực sự bắt đầu. Song hành với con đường đi sứ của các sứ thần là con đường thơ cũng được hình thành và phát triển. Sự ra đời của thơ đi sứ gắn liền với quá trình bang giao đầy gian khó nhưng cũng hết sức hào hùng của dân tộc, đã mở ra một diện mạo mới cho thơ ca Việt Nam, đa dạng về nội dung và phong phú về hình thức thể hiện. Trong lời giới thiệu Thơ đi sứ, nhóm biên soạn đã nói rõ nguồn gốc và hết sức đề cao thơ sứ trình khi khẳng định: “Đây là thơ làm trên đường đi sứ, và biên giới của thơ ở đây chính là cái vô tận của bản thân đời sống. Ở đây có thơ về nhiều đề tài, chủ đề, ở đây chứa đựng nhiều sáng tạo, tâm huyết. Ngay cả những bài thơ bang giao theo nghĩa chính của từ này cũng là những bài thơ độc đáo, mang bản sắc của tác giả, của thời đại và dân tộc. Nhưng dù sao thì đây cũng là vương quốc thơ của những người đi sứ, và chúng ta gắn liền hai hình tượng sứ giả - nhà thơ. Con đường đi sứ đã thành con đường thơ. Và con đường này chảy qua nền thơ Việt Nam như một con đường lớn” [1;46]. Theo dõi tiến trình phát triển của thơ ca trung đại mười thế kỉ, chúng ta thấy có một hiện tượng là bên cạnh những nhan đề Ngôn hoài, Thuật hoài, Tự thuật, Ngôn chí là những thi phẩm Vãng sứ, Sứ trình, Sứ Thanh, Sứ Hoa, Hoa trình, Hoa thiều, Bắc hành, Yên hành, Sứ Yên, Hoa Nguyên, Bắc sứ, Sứ triều, Phụng sứ, Sứ Bắc, Tư hương. . . Điều đó chứng tỏ rằng thơ đi sứ có một khối lượng đồ sộ, bổ sung một lượng tác phẩm lớn cho nền thi ca trung đại Việt Nam. Thơ đi sứ đã qui tụ được đội ngũ sáng tác hết sức đông đảo, ở mỗi giai đoạn lịch sử lại có những tác giả, tác phẩm tiêu biểu. Thực chất quan hệ bang giao giữa Việt Nam và Trung Quốc được thiết lập từ đời Đinh Tiên Hoàng nhưng thơ của các sứ thần thời Đinh, tiền Lê, Lí hầu như không còn lưu ...

Tài liệu được xem nhiều: