Danh mục

Vài nét về tần số sử dụng ngôn ngữ trong ngôn chí thi tập của Phùng Khắc Khoan

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 265.21 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài báo khảo sát số lượng từ ngữ được sử dụng và mật độ phân bố các nhóm từ trong Ngôn chí thi tập để đưa tới những kết luận có cơ sở khoa học về nội dung, tư tưởng của toàn thi tập. Đây cũng là một hướng đi đúng đắn có thể áp dụng trong quá trình nghiên cứu tác phẩm của nhiều tác giả văn học khác nhau.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vài nét về tần số sử dụng ngôn ngữ trong ngôn chí thi tập của Phùng Khắc Khoan JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE 2013, Vol. 58, No. 6B, pp. 43-51 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn VÀI NÉT VỀ TẦN SỐ SỬ DỤNG NGÔN NGỮ TRONG NGÔN CHÍ THI TẬP CỦA PHÙNG KHẮC KHOAN Phùng Diệu Linh Khoa Ngữ văn, Đại học Sư Phạm Hà Nội Tóm tắt. Ngôn ngữ là công cụ biểu đạt tư duy, ngôn ngữ cho chúng hiểu về tư tưởng, tình cảm, hoài bão, khát vọng của người sử dụng. Đối với nhà thơ, trong một thi tập nếu tần số sử dụng nhóm từ nào cao hơn hẳn tần số sử dụng từ ngữ trung bình của toàn thi tập thì chắc chắn tâm tư tình cảm của nhà thơ sẽ tập trung vào những đề tài, chủ đề có liên quan tới nhóm từ đó. Xuất phát từ nhận định này chúng tôi khảo sát số lượng từ ngữ được sử dụng và mật độ phân bố các nhóm từ trong Ngôn chí thi tập để đưa tới những kết luận có cơ sở khoa học về nội dung, tư tưởng của toàn thi tập. Đây cũng là một hướng đi đúng đắn có thể áp dụng trong quá trình nghiên cứu tác phẩm của nhiều tác giả văn học khác nhau. Từ khóa: Ngôn ngữ, Ngôn chí thi tập, thơ văn Phùng Khắc Khoan, tần số.1. Mở đầu Phùng Khắc Khoan (1528-1613) là nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn trong xã hội ViệtNam thế kỉ XIV - XVII. Ông có những thành tựu xuất sắc ở nhiều lĩnh vực, từ chính trị,kinh tế tới ngoại giao, văn học. Phùng Khắc Khoan để lại 4 tập thơ chữ Hán gồm: Ngônchí thi tập, Mai Lĩnh sứ hoa thi tập, Huấn đồng thi tập và Đa thức tập trong đó Ngôn chíthi tập được xem là thành công nhất về cả phương diện nội dung và nghệ thuật. Khảo sát toàn bộ ngôn ngữ của thi tập chúng tôi nhận thấy: Một số nhóm chữ đượcsử dụng lặp đi lặp lại với tần suất dày đặc tạo nên những điểm nhấn về mặt nội dung cũngnhư thể hiện đặc điểm phong cách sử dụng từ ngữ của tác giả. Bài viết sẽ trình bày chitiết, cụ thể kết quả khảo sát đồng thời bước đầu đưa ra những kiến giải của mình về hiệntượng này.2. Nội dung nghiên cứu Bản Ngôn chí thi tập kí hiệu Vhv.1951 tại thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm chép231 bài thơ của Phùng Khắc Khoan và khoảng vài chục bài của bạn hữu. Đây là bản NgônNgày nhận bài: 20/6/2013. Ngày nhận đăng: 28/9/2013Liên hệ: Phùng Diệu Linh, e-mail: phungdieulinh@gmail.com 43 Phùng Diệu Linhchí thi tập đầy đủ nhất hiện còn vì thế bài viết này chúng tôi lấy văn bản Ngôn chí thitập kí hiệu Vhv.1951 làm đối tượng khảo sát. Trong 231 đơn vị tác phẩm, tác giả sử dụng1893 chữ Hán, sử dụng 11300 lượt (độ dài văn bản). Chúng tôi tính tần số xuất hiện trungbình của các đơn vị văn tự bằng công thức: T= L/N=11300/1893 (xấp xỉ) ∼ 6 (lần). Trongđó qui ước: T là tần số xuất hiện trung bình của các chữ trong tác phẩm (TSTB). L: tổnglượt dùng các chữ (độ dài văn bản). N: Số lượng văn tự xuất hiện trong toàn văn bản Ngônchí thi tập. Tuy nhiên trong thực tế số lượng các chữ được sử dụng trong văn bản xuất hiệnkhông đồng đều, nhiều nhóm chữ có số lần xuất hiện cao hơn rất nhiều so với tần số sửdụng trung bình. Bảng 1. Thống kê tần số xuất hiện của các chữ Hán trong Ngôn chí thi tập I II III Tần số Số chữ Tần số Số chữ Tần số Số chữ (lượt) (Văn tự) (lượt) (Văn tự) (lượt) (Văn tự) 1. 706 24 7 50 2 2. 320 25 2 51 1 3. 193 26 4 52 1 4. 120 27 4 55 2 5. 86 28 4 56 2 6. 70 29 9 57 1 7. 64 30 4 63 1 8. 40 31 5 67 1 9. 22 32 3 76 1 10. 27 33 3 86 1 11. 39 34 1 89 1 12. 26 35 4 90 2 13. 18 36 4 95 1 14. 12 38 1 98 1 15. 24 40 4 114 1 16. 17 41 2 115 1 17. 16 42 2 18. 7 43 2 19. 14 44 1 20. 10 45 2 21. 5 46 3 22. 9 ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: