Danh mục

Vài nét về thực trạng và xu hướng chuyển đổi cơ cấu lao động nghề nghiệp ở đồng bằng Bắc Bộ trong thời kỳ đổi mới - Lê Phượng

Số trang: 0      Loại file: pdf      Dung lượng: 234.04 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (0 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Phân loại các nhóm xã hội lao động, nghề nghiệp, mức độ phi nông nghiệp hóa và tư nhân hóa, xu hướng chuyển đổi tiếp tục về cơ cấu xã hội lao động nghề nghiệp là những nội dung chính trong bài viết "Vài nét về thực trạng và xu hướng chuyển đổi cơ cấu lao động nghề nghiệp ở đồng bằng Bắc Bộ trong thời kỳ đổi mới". Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vài nét về thực trạng và xu hướng chuyển đổi cơ cấu lao động nghề nghiệp ở đồng bằng Bắc Bộ trong thời kỳ đổi mới - Lê PhượngXã hội học thực nghiệm Xã hội học số 4 (56), 1996 19 Vài nét về thực trạng và xu hướng chuyển đổi cơ cấu xã hội lao động - nghề nghiệp ở đồng bằng Bắc Bộ trong thời kỳ đổi mới LÊ PHƯỢNG Chỉ thị 100 của Ban Bí thư và nhất là nghị quyết 10 của Bộ Chính trị đã tạo ra được động lực mới ở nôngthôn và tầng lớp dân cư sản xuất nông nghiệp. Sự đa dạng hóa về hình thức tổ chức sản xuất và sự phong phú vềcác hoạt động trên các lĩnh vực kinh tế đã làm nảy sinh những nhân tố mới cho sự phân công lao động xã hội ởnông thôn nói chung và đồng bằng Bắc Bộ nói riêng. Gia đình đã trở lại vị trí là đơn vị kinh tế tự chủ, trực tiếptổ chức, quản lý và sử dụng lao động. Với tư cách là đơn vị sản xuất kinh doanh tự quản, hộ gia đình phải trựctiếp tổ chức, sắp xếp, phân bố và sử dụng lao động của mình một cách có hiệu quả. Qua số liệu khảo sát xã hội ở đồng bằng Bắc Bộ những năm gần đây, chúng tôi lưu ý đến 3 khí cạnh sauđây: 1- Phân loại các nhóm xã hội lao động - nghề nghiệp ; 2- Mức độ phi nông nghiệp hóa và tư nhân hóa ; 3- Xu hướng chuyển đổi tiếp tục về cơ cấu xã hội lao động nghề nghiệp. I. Phân loại các nhóm xã hội lao động - nghề nghiệp. 1.1 Theo làng xã : Ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ đã hình thành 3 loại làng xã khác nhau: 1. Loại làng xã giảm mạnh hoạt động thuần nông, tăng cường lao động phi nông nghiệp, đặc biệt là tăngmạnh lao động kết hợp nghề chính với một hoặc nhiều việc làm thêm theo nhiều cách kết hợp khác nhau: tiểuthủ công nghiệp với buôn bán dịch vụ, nông nghiệp với buôn bán dịch vụ, nông nghiệp với tiểu thủ công nghiệp.Ở những làng xã này tỷ trọng nhóm hộ thuần nông giảm mạnh, nhóm hộ phi nông nghèo tăng nhanh, Song xuhướng áp đảo là tăng nhanh nhóm họ kết hợp nông nghiệp với các ngành phi nông nghiệp khác. Đây là loại làngxã nông nghiệp chỉ là nghề phụ, hoạt động chủ yếu là các ngành phi nông nghiệp. Thí dụ như xã Ninh Hiệp(huyện Gia Lâm, Hà Nội) theo số kiệu báo cáo của cán bộ xã năm 1994 nhóm hộ sản xuất kinh doanh tổng hợplên tới 77,6% nhóm hộ phi nông nghiệp chiếm 14,28% và nhóm hộ thuần nông nghiệp giảm xuống chỉ còn8,09%. Đặc biệt có một số nơi đã xóa bỏ được hoàn toàn nhóm hộ thuần nông chỉ còn lại 2 nhóm hộ : Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn20 Vài nét về thực trạng và xu hướng chuyển đổi ... - Phi nông nghiệp - Kết hợp nông nghiệp với phi nông nghiệp. Thí dụ như xã Bát Tràng (huyện Gia Lâm, Hà Nội) năm 1994 có nhóm hộ phi nông nghiệp chiếm 92%, chỉcòn 8% là nhóm kết hợp. Loại làng xã này thường là những làng xã đang chuyển mạnh sang kinh tế thị trường, và mức độ phân tầngmức sống phụ thuộc vào mức độ phi nông nghiệp hóa của mỗi hộ gia đình. Hiện thời, lợi thế vượt trội kinh tế thịtrường thuộc về nhóm kinh doanh tổng hợp. 2- Loại làng xã lấy nông nghiệp là chính, song đang định hướng mạnh sang sản xuất kinh doanh tổng hợp.Thí dụ xã Hải Vân (huyện Hải Hậu, Nam Hà) 1 theo số liệu điều tra xã hội học có tới 48,6% số hộ sản xuất kinhdoanh tổng hợp (nhóm kết hợp) và nhóm hộ phi nông nghiệp, 38% nhóm hộ thuần nông. Qua số liệu trên chothấy loại làng xã này đang định hướng mạnh sang nhóm kết hợp. Đó là dấu hiệu đa năng trong định hướng kinhdoanh và đa phương trong quan hệ thị trường. 3- Loại làng xã vốn tay nông nghiệp là chính, tuy có dịch chuyển ít nhiều lao động sang các dạng khác songnhóm hộ thuần nông vẫn còn rất lớn, trong khi đó các nhóm hộ phi nông nghiệp và nhóm kết hợp hãy còn nhỏbé năng lực yếu kém, hoặc chưa hình thành nhóm phi nông nghiệp. Thí dụ như xã Xuân Sơn (Đông Triều,Quảng Ninh) năm 1993 có tới 82,2% nhóm hộ thuần nông và chỉ có 17,8% nhóm kết hợp, không có nhóm phinông nghiệp. Mức độ chuyển dịch cơ cấu lao động xã hội ở các làng xã khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố, trong đóyếu tố truyền thông đóng vai trò quan trọng và địa bàn cư trú là yếu tố quyết định cho việc chuyển dịch hiệnnay: - Những làng xã xung quanh các đô thị lớn, thị xã, thị trấn, thị tứ. - Những làng xã nằm dọc theo các trục đường giao thông chính. Ngoài ra cũng có những làng xã nổi lên trong cơ chế mới do yếu tố năng động vi mô song những làng xãnày còn rất ít. Dễ có thể phân tích rõ ràng hơn các quy mô nói trên chúng tôi xem xét chúng dưới góc độ quy mô gia đìnhvới tư cách là đơn vị kinh tế tự chủ : * Các loại hộ : Phân chia theo nhóm lao động - nghề nghiệp xã hội Có thể phân chia thành 3 nhóm : Nhóm thứ nhất : gồm những hộ đã chuyển hẳn sang sản xuất thủ ...

Tài liệu được xem nhiều: