Vài nét về văn hóa nông thôn hiện nay
Số trang: 6
Loại file: pdf
Dung lượng: 240.13 KB
Lượt xem: 19
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Với hành trang văn hóa ấy người nông dân đang tự nâng mình để xây dựng nông thôn mới theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, ngày càng giàu đẹp, công bằng, dân chủ, văn minh, có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất phù hợp, kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội phát triển ngày càng hiện đại, có mặt bằng dân trí và văn hóa cao.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vài nét về văn hóa nông thôn hiện nayVÀI NÉT VỀ VĂN HÓA NÔNG THÔN HIỆN NAY Ngày nay, thực trạng đời sống văn hóa nông thôn thể hiện hết sức đa dạng và phong phú, rõ nhất ở nhu cầu văn hóa và hoạt động văn hóa của người nông dân. Nhu cầu văn hóa là một vấn đề quan trọng trong đời sống tinh thần của con người nói chung, của người nông dân nói riêng. Sự hiểu biết về nhu cầu văn hóa của người nông dân là hết sức khác nhau, phụ thuộc vào vị trí, điều kiện xã hội, giới tính, nghề nghiệp, tuổi tác, thậm chí cả sở thích của từng nhóm, từng cá thể. Quan điểm chung của người nông dân về nhu cầu văn hóa là: coi mọi nhu cầu của con người trong xã hội, kể cả nhu cầu kinh tế đều thuộc phạm trù nhu cầu văn hóa và việc thỏa mãn những nhu cầu xã hội cũng chính là thỏa mãn nhu cầu văn hóa. Trong hệ thống nhu cầu ấy, không thể đáp ứng như nhau toàn bộ những nhu cầu của con người bởi có nhu cầu hợp lý và nhu cầu bất hợp lý; có nhu cầu nổi trội, cấp thiết và có những nhu cầu chưa thực sự cần thiết đối với người nông dân trong bối cảnh hiện nay hoặc tương lai. Rõ ràng, ngay trong việc đánh giá cũng như trong quan niệm về nhu cầu, đại đa số người dân nông thôn đã xác định được rất rõ có loại nhu cầu cần thiết, hợp lý (tức phù hợp với tiêu chí tiến bộ, hoàn cảnh, điều kiện cụ thể của nông thôn cũng như từng tầng lớp, nhóm người hay cá nhân người nông dân), bên cạnh đó cũng tồn tại những loại nhu cầu có khi cần thiết nhưng chưa phù hợp hoàn cảnh, cũng có khi không cần thiết hoặc thậm chí có những nhu cầu không có lợi với cộng đồng, nhóm, cá nhân. Cũng có thể có những nhu cầu có ích với nhóm người nhưng lại không có ích với cá nhân hoặc ngược lại... Vì thế, việc tìm hiểu kỹ, phân loại và định hướng nhu cầu văn hóa của người nông dân là vấn đề hết sức cần thiết. Không đề ra được một hệ thống tiêu chí phân loại nhu cầu của cộng đồng, gia đình, người dân, cá nhân ở nông thôn... thì rất dễ sa vào việc đáp ứng tràn lan mọi nhu cầu khi nó xuất hiện và không đạt được hiệu quả cao về văn hóa xã hội cũng như phát triển kinh tế. Đặc biệt, nhu cầu cao về một đời sống văn hóa lành mạnh, an toàn về đầu tư phát triển kinh tế hộ, về cập nhật thông tin, công nghệ, khoa học kỹ thuật nhằm áp dụng vào sản xuất và vào sinh hoạt văn hóa... là vấn đề hết sức quan trọng. Nó đặt ra cho các nhà lãnh đạo, quản lý văn hóa xã hội ở nông thôn hàng loạt vấn đề cần giải quyết để đáp ứng nhu cầu ấy. Chẳng hạn: quy hoạch thiết chế văn hóa ra sao, quản lý hoạt động văn hóa thế nào; môi trường, môi sinh văn hóa làm sao... để đáp ứng được những nhu cầu thiết yếu này. Đó là 1You created this PDF from an application that is not licensed to print to novaPDF printer (http://www.novapdf.com) những điều phải suy nghĩ, tìm tòi, hoạch định từ trước nếu muốn có một tương lai tốt đẹp của đời sống văn hóa lành mạnh ở nông thôn. Để đáp ứng được nhu cầu văn hóa, cần có hoạt động văn hóa phong phú, phát triển. Hoạt động văn hóa ở nông thôn có một số điều đáng chú ý. Người dân nông thôn đánh giá rất cao hoạt động của truyền hình (và một phần phát thanh), cho rằng đây là hoạt động nổi trội, cập nhật, bổ ích. Kế đó là hoạt động thông tin báo chí. Rõ ràng, trong thời đại giao lưu, mở cửa và kinh tế thị trường, các phương tiện truyền thông đại chúng có vai trò lớn trong đời sống cũng như việc hưởng thụ văn hóa của người dân nói chung và người nông dân nói riêng, mặc dù hiện nay phương tiện truyền thông ở làng xã còn ít. Bên cạnh đó, hoạt động lễ hội truyền thống, văn nghệ quần chúng và các phong trào văn hóa như phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, phong trào xây dựng làng văn hóa và nhiều phong trào xã hội khác... cũng được đánh giá ở mức trung bình và có khả năng phát triển. Các hoạt động thư viện, bảo tàng, hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp chưa thực sự có chất lượng, chưa gắn bó được với đời sống quần chúng nhân dân nên chưa được ưa thích và ít phát huy tác dụng. Trong tương lai, các hoạt động này cần gắn chặt chẽ với truyền thông đại chúng để tạo cơ hội phát ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vài nét về văn hóa nông thôn hiện nayVÀI NÉT VỀ VĂN HÓA NÔNG THÔN HIỆN NAY Ngày nay, thực trạng đời sống văn hóa nông thôn thể hiện hết sức đa dạng và phong phú, rõ nhất ở nhu cầu văn hóa và hoạt động văn hóa của người nông dân. Nhu cầu văn hóa là một vấn đề quan trọng trong đời sống tinh thần của con người nói chung, của người nông dân nói riêng. Sự hiểu biết về nhu cầu văn hóa của người nông dân là hết sức khác nhau, phụ thuộc vào vị trí, điều kiện xã hội, giới tính, nghề nghiệp, tuổi tác, thậm chí cả sở thích của từng nhóm, từng cá thể. Quan điểm chung của người nông dân về nhu cầu văn hóa là: coi mọi nhu cầu của con người trong xã hội, kể cả nhu cầu kinh tế đều thuộc phạm trù nhu cầu văn hóa và việc thỏa mãn những nhu cầu xã hội cũng chính là thỏa mãn nhu cầu văn hóa. Trong hệ thống nhu cầu ấy, không thể đáp ứng như nhau toàn bộ những nhu cầu của con người bởi có nhu cầu hợp lý và nhu cầu bất hợp lý; có nhu cầu nổi trội, cấp thiết và có những nhu cầu chưa thực sự cần thiết đối với người nông dân trong bối cảnh hiện nay hoặc tương lai. Rõ ràng, ngay trong việc đánh giá cũng như trong quan niệm về nhu cầu, đại đa số người dân nông thôn đã xác định được rất rõ có loại nhu cầu cần thiết, hợp lý (tức phù hợp với tiêu chí tiến bộ, hoàn cảnh, điều kiện cụ thể của nông thôn cũng như từng tầng lớp, nhóm người hay cá nhân người nông dân), bên cạnh đó cũng tồn tại những loại nhu cầu có khi cần thiết nhưng chưa phù hợp hoàn cảnh, cũng có khi không cần thiết hoặc thậm chí có những nhu cầu không có lợi với cộng đồng, nhóm, cá nhân. Cũng có thể có những nhu cầu có ích với nhóm người nhưng lại không có ích với cá nhân hoặc ngược lại... Vì thế, việc tìm hiểu kỹ, phân loại và định hướng nhu cầu văn hóa của người nông dân là vấn đề hết sức cần thiết. Không đề ra được một hệ thống tiêu chí phân loại nhu cầu của cộng đồng, gia đình, người dân, cá nhân ở nông thôn... thì rất dễ sa vào việc đáp ứng tràn lan mọi nhu cầu khi nó xuất hiện và không đạt được hiệu quả cao về văn hóa xã hội cũng như phát triển kinh tế. Đặc biệt, nhu cầu cao về một đời sống văn hóa lành mạnh, an toàn về đầu tư phát triển kinh tế hộ, về cập nhật thông tin, công nghệ, khoa học kỹ thuật nhằm áp dụng vào sản xuất và vào sinh hoạt văn hóa... là vấn đề hết sức quan trọng. Nó đặt ra cho các nhà lãnh đạo, quản lý văn hóa xã hội ở nông thôn hàng loạt vấn đề cần giải quyết để đáp ứng nhu cầu ấy. Chẳng hạn: quy hoạch thiết chế văn hóa ra sao, quản lý hoạt động văn hóa thế nào; môi trường, môi sinh văn hóa làm sao... để đáp ứng được những nhu cầu thiết yếu này. Đó là 1You created this PDF from an application that is not licensed to print to novaPDF printer (http://www.novapdf.com) những điều phải suy nghĩ, tìm tòi, hoạch định từ trước nếu muốn có một tương lai tốt đẹp của đời sống văn hóa lành mạnh ở nông thôn. Để đáp ứng được nhu cầu văn hóa, cần có hoạt động văn hóa phong phú, phát triển. Hoạt động văn hóa ở nông thôn có một số điều đáng chú ý. Người dân nông thôn đánh giá rất cao hoạt động của truyền hình (và một phần phát thanh), cho rằng đây là hoạt động nổi trội, cập nhật, bổ ích. Kế đó là hoạt động thông tin báo chí. Rõ ràng, trong thời đại giao lưu, mở cửa và kinh tế thị trường, các phương tiện truyền thông đại chúng có vai trò lớn trong đời sống cũng như việc hưởng thụ văn hóa của người dân nói chung và người nông dân nói riêng, mặc dù hiện nay phương tiện truyền thông ở làng xã còn ít. Bên cạnh đó, hoạt động lễ hội truyền thống, văn nghệ quần chúng và các phong trào văn hóa như phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, phong trào xây dựng làng văn hóa và nhiều phong trào xã hội khác... cũng được đánh giá ở mức trung bình và có khả năng phát triển. Các hoạt động thư viện, bảo tàng, hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp chưa thực sự có chất lượng, chưa gắn bó được với đời sống quần chúng nhân dân nên chưa được ưa thích và ít phát huy tác dụng. Trong tương lai, các hoạt động này cần gắn chặt chẽ với truyền thông đại chúng để tạo cơ hội phát ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Văn hóa nông thôn Mặt bằng dân trí Hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian Sinh hoạt văn hóa ở nông thôn Hoạt động lễ hội ở nông thônGợi ý tài liệu liên quan:
-
Tấm gương xây dựng nông thôn mới (Tập 1): Phần 2
88 trang 28 0 0 -
Phát triển văn hóa nông thôn: Phần 1
140 trang 21 0 0 -
14 trang 21 0 0
-
Văn hóa nông nghiệp, nông thôn và nông dân Việt Nam: Phần 2
143 trang 20 0 0 -
Phát triển văn hóa nông thôn: Phần 2
116 trang 19 0 0 -
Tìm hiểu Thời luận: Phần 2 - GS.TS Vũ Văn Hiền
183 trang 19 0 0 -
Văn hóa nông nghiệp, nông thôn và nông dân Việt Nam: Phần 1
117 trang 17 0 0 -
Thảo luận: Sự biến đổi của nông thôn Việt Nam hiện nay
24 trang 16 0 0 -
Giáo trình Xã hội học nông thôn: Phần 2
68 trang 15 0 0 -
Thực trạng và xu hướng biến đổi cơ cấu xã hội nông thôn trong thời kỳ đổi mới hiện nay - Tô Duy Hợp
6 trang 15 0 0