Vài nhận xét về 12 điều lệ y đức của Việt Nam
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 320.01 KB
Lượt xem: 19
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Vài nhận xét về 12 điều lệ y đức của Việt Nam
Nguyễn Văn Tuấn Năm 1996, Bộ Y tế ban hành 12 điều y đức, được lồng kính và trịnh trọng treo ở các bệnh viện và trung tâm y tế. Nhưng ít người thuộc 12 điều này, và càng ít hơn số người thực hiện theo 12 điều y đức đó. Theo ý kiến của người viết bài này, 12 điều y đức Việt Nam cần phải sửa đổi, vì một số điều không thích hợp và có những trùng lập cũng như mâu thuẫn. Phần lớn các nguyên...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vài nhận xét về 12 điều lệ y đức của Việt Nam Vài nhận xét về 12 điều lệ y đức của Việt Nam Nguyễn Văn Tuấn Năm 1996, Bộ Y tế ban hành 12 điều y đức, được lồng kính và trịnh trọng treo ở các bệnh viện và trung tâm y tế. Nhưng ít người thuộc 12 điều này, và càng ít hơn số người thực hiện theo 12 điều y đức đó. Theo ý kiến của người viết bài này, 12 điều y đức Việt Nam cần phải sửa đổi, vì một số điều không thích hợp và có những trùng lập cũng như mâu thuẫn. Phần lớn các nguyên tắc y đức trên thế giới tập trung vào 4 khía cạnh chính: chuyên môn, bệnh nhân, luật pháp, và cộng đồng. Nhưng đọc qua 12 điều y đức của Việt Nam, tôi không thấy một bố cục logic như thế; thay vào đó là những câu văn dài, lượm thượm, thiếu tính liên tục, và thiếu tính khúc chiết. Chẳng hạn như Điều 1 viết “Chǎm sóc sức khoẻ cho mọi người là nghề cao quý. Khi đã tự nguyện đứng trong hàng ngũ y tế phải nghiêm túc thực hiện lời dạy của Bác Hồ.” Thật ra, câu văn này không thể xem là qui ước, điều lệ, hay nguyên tắc y đức, mà là phát biểu mang tính khẩu hiệu. Ngành nghề phục vụ nào cũng cao quí, chứ chẳng riêng gì ngành y tế. Người phu quét đường hay người thợ hớt tóc cũng là những nghề cao quí. Điều 1 còn nói đến “lời dạy của Bác Hồ” nhưng không một chỗ nào trong 12 điều y đức nói đến những lời dạy đó là gì! Theo tôi, đoạn này nên bỏ vì thừa và không cần thiết. Điều 1 còn yêu cầu người thầy thuốc chẳng những không ngừng học tập mà còn “tích cực nghiên cứu khoa học để nâng cao trình độ chuyên môn”. Thật ra, điều lệ này giống như một tiêu chuẩn hơn là qui ước, và cũng rất khó thực hiện, bởi vì không phải bác sĩ hay y sĩ nào cũng có điều kiện nghiên cứu khoa học. Không một trường y hay bệnh viện nào ở nước ta có đủ sách vở và tập san y khoa để sinh viên và thầy cô tham khảo, thì làm sao đòi hỏi người thầy thuốc học tập liên tục được. Ở nước ngoài mà tôi biết (như Mĩ và Úc), không có qui ước này trong các nguyên tắc y đức. Do đó, tôi đề nghị bỏ điều này và thay vào một điều khác thực tế hơn, chẳng hạn như “Người thầy thuốc phải liên tục học hỏi và trao dồi chuyên môn, và duy trì các chuẩn mực của chuyên ngành ở mức cao nhất”. Điều 10 yêu cầu người thầy thuốc phải “Thật thà, đoàn kết tôn trọng đồng nghiệp, kính trọng các bậc thầy, sẵn sàng truyền thụ kiến thức, học hỏi kinh nghiệm, giúp đỡ lẫn nhau” tuy không có gì quá đáng, nhưng mang màu sắc thời bao cấp. Truyền thống “tôn sư trọng đạo” đáng được duy trì, nhưng không ai có thể kính trọng thầy cô làm sai hay thầy cô bất tài hay thiếu y đức. Do đó, khái niệm “đoàn kết” ở đây có thể bị lạm dụng để bao che cho những đồng nghiệp và bậc thầy thiếu tư cách và vô y đức. Thật ra, về mối quan hệ với đồng nghiệp, các qui ước y đức quốc tế cho phép người thầy thuốc báo cáo cho nhà chức trách biết những thầy thuốc thiếu tư cách, hay bất tài, hay liên đới đến những vụ lừa đảo. Theo tôi, điều này cần phải sửa và viết lại theo các chuẩn mực quốc tế. Tham khảo qui ước y đức của Hiệp hội Y khoa Thế giới và Mĩ, và so sánh với 12 điều y đức của Việt Nam tôi thấy một số điều … không giống ai. Chẳng hạn như Điều 5 viết “Khi cấp cứu phải khẩn trương chẩn đoán, xử trí kịp thời không được đùn đẩy người bệnh,” nhưng tôi không thấy trên thế giới có điều lệ y đức này. Ngoài ra, Điều 7 (“Không được rời bỏ vị trí trong khi làm nhiệm vụ, theo dõi và xử trí kịp thời các diễn biến của ng ười bệnh”), Điều 8 (“Khi người bệnh ra viện phải dặn dò chu đáo, hướng dẫn họ tiếp tục điều trị, tự chǎm sóc và giữ gìn sức khỏe”) và Điều 9 (“Khi người bệnh tử vong, phải thông cảm sâu sắc, chia buồn và hướng dẫn, giúp đỡ gia đình họ làm các thủ tục cần thiết”) thật ra không phải là qui ước đạo đức, mà thực chất là những thủ tục hành chính. Đành rằng, chúng ta không bắt chước ai, nhưng vẫn có một số nguyên lí và nguyên tắc logic cần phải tuân thủ, và như phân tích trên, những điều này không phải là qui ước y đức, nên cần phải loại bỏ khỏi qui ước y đức. Trong trường y, người ta thường nói “hoặc là anh có đạo đức, hoặc là không”. Đạo đức, theo quan điểm này, là một tính bẩm sinh. Nhưng quan điểm mới trong các trường y ngoài này là y đức cũng cần được dạy, chứ không để mặt cho cảm tính chi phối (như thông cảm) được. Một nghiên cứu mới đây trên tập san Academic Medicine cho thấy khi bác sĩ được cho cơ hội học tập và thảo luận về y đức (bao gồm đạo đức, cách thể hiện cảm xúc với bệnh nhân, cách nói chuyện và cầm tay bệnh nhân, v.v…) mỗi tuần, chỉ sau 6 tháng họ có cải tiến rõ rệt về y đức so với nhóm bác sĩ không được dạy về y đức. Nếu kinh nghiệm từ nước ngoài là một bài học, có lẽ một cách thực tế nhất để nâng cao y đức là huấn luyện và thường xuyên thảo luận về qui ước y đức trong các trường y và bệnh viện. Nhưng để thực hiện việc này, chúng ta cần một qui ước hoàn chỉnh. Qui ước y đức nước ta đã trải qua 13 năm, và trong thời kì kinh tế hiện nay cùng với sự hội nhập của đất nước, đã ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vài nhận xét về 12 điều lệ y đức của Việt Nam Vài nhận xét về 12 điều lệ y đức của Việt Nam Nguyễn Văn Tuấn Năm 1996, Bộ Y tế ban hành 12 điều y đức, được lồng kính và trịnh trọng treo ở các bệnh viện và trung tâm y tế. Nhưng ít người thuộc 12 điều này, và càng ít hơn số người thực hiện theo 12 điều y đức đó. Theo ý kiến của người viết bài này, 12 điều y đức Việt Nam cần phải sửa đổi, vì một số điều không thích hợp và có những trùng lập cũng như mâu thuẫn. Phần lớn các nguyên tắc y đức trên thế giới tập trung vào 4 khía cạnh chính: chuyên môn, bệnh nhân, luật pháp, và cộng đồng. Nhưng đọc qua 12 điều y đức của Việt Nam, tôi không thấy một bố cục logic như thế; thay vào đó là những câu văn dài, lượm thượm, thiếu tính liên tục, và thiếu tính khúc chiết. Chẳng hạn như Điều 1 viết “Chǎm sóc sức khoẻ cho mọi người là nghề cao quý. Khi đã tự nguyện đứng trong hàng ngũ y tế phải nghiêm túc thực hiện lời dạy của Bác Hồ.” Thật ra, câu văn này không thể xem là qui ước, điều lệ, hay nguyên tắc y đức, mà là phát biểu mang tính khẩu hiệu. Ngành nghề phục vụ nào cũng cao quí, chứ chẳng riêng gì ngành y tế. Người phu quét đường hay người thợ hớt tóc cũng là những nghề cao quí. Điều 1 còn nói đến “lời dạy của Bác Hồ” nhưng không một chỗ nào trong 12 điều y đức nói đến những lời dạy đó là gì! Theo tôi, đoạn này nên bỏ vì thừa và không cần thiết. Điều 1 còn yêu cầu người thầy thuốc chẳng những không ngừng học tập mà còn “tích cực nghiên cứu khoa học để nâng cao trình độ chuyên môn”. Thật ra, điều lệ này giống như một tiêu chuẩn hơn là qui ước, và cũng rất khó thực hiện, bởi vì không phải bác sĩ hay y sĩ nào cũng có điều kiện nghiên cứu khoa học. Không một trường y hay bệnh viện nào ở nước ta có đủ sách vở và tập san y khoa để sinh viên và thầy cô tham khảo, thì làm sao đòi hỏi người thầy thuốc học tập liên tục được. Ở nước ngoài mà tôi biết (như Mĩ và Úc), không có qui ước này trong các nguyên tắc y đức. Do đó, tôi đề nghị bỏ điều này và thay vào một điều khác thực tế hơn, chẳng hạn như “Người thầy thuốc phải liên tục học hỏi và trao dồi chuyên môn, và duy trì các chuẩn mực của chuyên ngành ở mức cao nhất”. Điều 10 yêu cầu người thầy thuốc phải “Thật thà, đoàn kết tôn trọng đồng nghiệp, kính trọng các bậc thầy, sẵn sàng truyền thụ kiến thức, học hỏi kinh nghiệm, giúp đỡ lẫn nhau” tuy không có gì quá đáng, nhưng mang màu sắc thời bao cấp. Truyền thống “tôn sư trọng đạo” đáng được duy trì, nhưng không ai có thể kính trọng thầy cô làm sai hay thầy cô bất tài hay thiếu y đức. Do đó, khái niệm “đoàn kết” ở đây có thể bị lạm dụng để bao che cho những đồng nghiệp và bậc thầy thiếu tư cách và vô y đức. Thật ra, về mối quan hệ với đồng nghiệp, các qui ước y đức quốc tế cho phép người thầy thuốc báo cáo cho nhà chức trách biết những thầy thuốc thiếu tư cách, hay bất tài, hay liên đới đến những vụ lừa đảo. Theo tôi, điều này cần phải sửa và viết lại theo các chuẩn mực quốc tế. Tham khảo qui ước y đức của Hiệp hội Y khoa Thế giới và Mĩ, và so sánh với 12 điều y đức của Việt Nam tôi thấy một số điều … không giống ai. Chẳng hạn như Điều 5 viết “Khi cấp cứu phải khẩn trương chẩn đoán, xử trí kịp thời không được đùn đẩy người bệnh,” nhưng tôi không thấy trên thế giới có điều lệ y đức này. Ngoài ra, Điều 7 (“Không được rời bỏ vị trí trong khi làm nhiệm vụ, theo dõi và xử trí kịp thời các diễn biến của ng ười bệnh”), Điều 8 (“Khi người bệnh ra viện phải dặn dò chu đáo, hướng dẫn họ tiếp tục điều trị, tự chǎm sóc và giữ gìn sức khỏe”) và Điều 9 (“Khi người bệnh tử vong, phải thông cảm sâu sắc, chia buồn và hướng dẫn, giúp đỡ gia đình họ làm các thủ tục cần thiết”) thật ra không phải là qui ước đạo đức, mà thực chất là những thủ tục hành chính. Đành rằng, chúng ta không bắt chước ai, nhưng vẫn có một số nguyên lí và nguyên tắc logic cần phải tuân thủ, và như phân tích trên, những điều này không phải là qui ước y đức, nên cần phải loại bỏ khỏi qui ước y đức. Trong trường y, người ta thường nói “hoặc là anh có đạo đức, hoặc là không”. Đạo đức, theo quan điểm này, là một tính bẩm sinh. Nhưng quan điểm mới trong các trường y ngoài này là y đức cũng cần được dạy, chứ không để mặt cho cảm tính chi phối (như thông cảm) được. Một nghiên cứu mới đây trên tập san Academic Medicine cho thấy khi bác sĩ được cho cơ hội học tập và thảo luận về y đức (bao gồm đạo đức, cách thể hiện cảm xúc với bệnh nhân, cách nói chuyện và cầm tay bệnh nhân, v.v…) mỗi tuần, chỉ sau 6 tháng họ có cải tiến rõ rệt về y đức so với nhóm bác sĩ không được dạy về y đức. Nếu kinh nghiệm từ nước ngoài là một bài học, có lẽ một cách thực tế nhất để nâng cao y đức là huấn luyện và thường xuyên thảo luận về qui ước y đức trong các trường y và bệnh viện. Nhưng để thực hiện việc này, chúng ta cần một qui ước hoàn chỉnh. Qui ước y đức nước ta đã trải qua 13 năm, và trong thời kì kinh tế hiện nay cùng với sự hội nhập của đất nước, đã ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
12 điều lệ y đức Thành tựu khoa học nghiên cứu khoa học Nghiên cứu y khoa thành tựu y họcGợi ý tài liệu liên quan:
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội
80 trang 1552 4 0 -
Tiểu luận: Phương pháp Nghiên cứu Khoa học trong kinh doanh
27 trang 492 0 0 -
57 trang 339 0 0
-
33 trang 332 0 0
-
Tiểu luận môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Thiên văn vô tuyến
105 trang 270 0 0 -
95 trang 269 1 0
-
Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh
82 trang 267 0 0 -
29 trang 227 0 0
-
Tóm tắt luận án tiến sỹ Một số vấn đề tối ưu hóa và nâng cao hiệu quả trong xử lý thông tin hình ảnh
28 trang 221 0 0 -
LẬP KẾ HOẠCH GIÁO DỤC SỨC KHỎE
20 trang 220 0 0