Vài suy nghĩ về việc đưa di sản “Không gian văn hóa Cồng Chiêng” vào trường phổ thông tại Đắk Lắk
Số trang: 5
Loại file: pdf
Dung lượng: 238.09 KB
Lượt xem: 10
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết "Vài suy nghĩ về việc đưa di sản “Không gian văn hóa Cồng Chiêng” vào trường phổ thông tại Đắk Lắk" bàn về việc đào tạo những người trẻ có thể chơi cồng chiêng và việc xây dựng thêm những không gian văn hóa để mở rộng ảnh hưởng của âm nhạc cồng chiêng, để văn hóa cồng chiêng thực sự là điểm tựa tinh thần không thể thiếu của cộng đồng Tây Nguyên là điều cần thiết cho sự bảo tồn và phát triển di sản quý giá này. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vài suy nghĩ về việc đưa di sản “Không gian văn hóa Cồng Chiêng” vào trường phổ thông tại Đắk Lắk VÀI SUY NGHĨ VỀ VIỆC ĐƯA DI SẢN “KHÔNG GIAN VĂN HÓA CỒNG CHIÊNG”VÀO TRƯỜNG PHỔ THÔNG TẠI ĐẮK LẮK TS.NSƯT. Nguyễn Thị Hải Phượng66 Tóm tắt Di sản Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là disản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào năm 2008. Kể từ đó đến nay, nhiều hoạtđộng đã được triển khai thực hiện nhằm làm cho di sản vẫn luôn được gìn giữ và lưu truyền. Tuy nhiên, với những tác động từ bên ngoài thông qua Internet, thông qua sự tiếp xúcvới các phương thức sinh hoạt khác với phương thức cổ truyền, môi trường sống của cư dânđã ít nhiều thay đổi. Tư duy thẩm mỹ và việc muốn bắt kịp xu hướng toàn cầu đã làm mất đimột số giá trị truyền thống trong đó có âm nhạc cồng chiêng nói riêng, không gian văn hóacồng chiêng nói chung. Do vậy, việc đào tạo những người trẻ có thể chơi cồng chiêng và việc xây dựng thêmnhững không gian văn hóa để mở rộng ảnh hưởng của âm nhạc cồng chiêng, để văn hóa cồngchiêng thực sự là điểm tựa tinh thần không thể thiếu của cộng đồng Tây Nguyên là điều cầnthiết cho sự bảo tồn và phát triển di sản quý giá này. 1. Mở đầu Di sản “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” được UNESCO công nhậnlà Kiệt tác truyền khẩu và di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại vào ngày 25 tháng11 năm 2005. Sau đó được chuyển sang danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện củanhân loại năm 2008. Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trải rộng suốt 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai,Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng. Chủ nhân của di sản văn hóa quý giá và đặc sắc này là 17dân tộc thiểu số thuộc nhóm ngôn ngữ Nam Á (Austro-Asian) và Nam đảo (Austronesian)sống trên khu vực cao nguyên trung bộ của Việt Nam [1]. Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên bao gồm các thành tố: cồng chiêng, cácbản nhạc tấu bằng cồng chiêng, những người chơi cồng chiêng, các lễ hội có sử dụng cồngchiêng, những địa điểm tổ chức các lễ hội đó (nhà dài, nhà rông, nhà gươl, rẫy, bến nước, nhàmồ, các khu rừng cạnh các buôn làng Tây Nguyên,...), v.v… Như vậy, chúng ta thấy rằngkhông gian văn hóa cồng chiêng bao gồm tất cả các hoạt động xảy ra ở mọi địa điểm củangười dân có bao gồm sự biểu diễn, sự vang lên của cồng chiêng.66 . Nhạc Viện Thành phố Hồ Chí Minh 288 2. Bảo tồn và phát triển Di sản “không gian văn hóa cồng chiêng” Như chúng tôi đã đề cập ở trên, di sản “không gian văn hóa cồng chiêng” đã đượcUNESCO công nhận từ năm 2005. Trải qua gần 20 năm, các cộng đồng dân cư cùng với sựgóp sức, hỗ trợ của các cấp chính quyền đã tổ chức bảo tồn, khai thác các giá trị di sản để giữgìn di sản trong môi trường sống. Dưới sự chỉ đạo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các tỉnh có di sản cồng chiêng đãlập những đề án cụ thể nhằm bảo tồn và phát huy giá trị của di sản như: tổ chức các sự kiệncó sự góp mặt của cồng chiêng nhằm tạo điều kiện cho các cộng đồng giao lưu học hỏi lẫnnhau, phát triển du lịch, xây dựng những đề án chăm lo cho các nghệ nhân và tìm cách truyềnnghề cho thế hệ kế thừa. Hiện tại, ở các vùng có cồng chiêng ở Tây Nguyên, các lễ hội cồng chiêng được tổ chứchàng năm là một hoạt động vừa có ý nghĩa bảo tồn bản sắc văn hóa vừa là một sản phẩm dulịch ăn khách. Những sản phẩm từ di sản này đang thu hút khách du lịch trong và ngoài nước,tạo thêm thu nhập cho cộng đồng để cộng đồng có thể yên tâm giữ gìn di sản. Tuy nhiên, sự ảnh hưởng văn hóa toàn cầu thông qua Internet, thông qua các mối quanhệ giữa người dân tộc (chủ nhân của văn hóa cồng chiêng) và cộng đồng người từ nơi khácđến đã làm thay đổi lối sống, môi trường sinh hoạt, phương thức sản xuất cũng như tư tưởngcủa những con người nơi đây, nhất là giới trẻ. Vì vậy, bên cạnh những hoạt động sôi nổi củamột số cộng đồng, vẫn còn đó những nỗi lo của những người quan tâm yêu mến di sản này. Theo ông Đặng Gia Duẩn (phó Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh ĐắkLắk): môi trường sống và các hoạt động sinh sống không còn nguyên vẹn như xưa nên cũngkhông thể bắt buộc các không gian văn hóa cồng chiêng phải hoàn toàn giữ gìn nguyên vẹnnhư trước đây. Ông cho rằng trong bối cảnh hiện nay, cần phải có những sự thay đổi cần thiếtđể không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên vừa giữ được bản sắc, giá trị, vừa phải theokịp nhịp sống của thời đại 4.0. “Quá trình chuyển biến về kinh tế, xã hội và tín ngưỡng đã vàđang làm thay đổi mạnh mẽ cuộc sống của các cộng đồng nơi đây. Không gian văn hóa cồngchiêng Tây Nguyên đang đứng trước nguy cơ mai một rất lớn. Việc gìn giữ và chuyển giaocác tri thức và bí quyết về cồng chiêng lại cho thế hệ tương lai gặp rất nhiều khó khăn”.[2] Một nhà nghiên cứu văn hóa nổi tiếng: GT.TS.Tô Ngọc Thanh đề cập đến việc phải chămlo đến thế hệ kế thừa. Bởi vì nếu không có những chính sách cụ thể để các nghệ nhân có thểtruyền nghề cho lớp trẻ thì khi những “báu vật nhân văn sống” của di sản ra đi, đồng nghĩavới việc di sản sẽ không còn giữ được nguyên vẹn giá trị của nó. Nhiều nhà nghiên cứu cũng có nhận xét rằng thế hệ trẻ ít hoặc không quan tâm đến cồngchiêng do sức hút mạnh mẽ của cuộc sống hiện đại và văn hóa du nhập từ nơi khác. Điều dễnhận thấy là các bạn trẻ thích ca hát theo những bản nhạc thời thượng được phát trên Youtube,trên các trang mạng xã hội, hơn là hát những bài dân ca, tham dự một lễ hội của cộng đồngmình. 289 3. Một vài suy nghĩ khi đưa âm nhạc cồng chiêng vào trong trường phổ thông Di sản không gian văn hóa cồng chiêng là tập hợp của những hoạt động cùng những thiếtchế văn hóa gắn liền với âm nhạc cồng chiêng. Đối với di sản văn hóa cồng chiêng, âm nhạcdi sản phải gắn liền với môi trường sản sinh và nuôi dưỡng chúng. Âm nhạc cồng chiêng gắn ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vài suy nghĩ về việc đưa di sản “Không gian văn hóa Cồng Chiêng” vào trường phổ thông tại Đắk Lắk VÀI SUY NGHĨ VỀ VIỆC ĐƯA DI SẢN “KHÔNG GIAN VĂN HÓA CỒNG CHIÊNG”VÀO TRƯỜNG PHỔ THÔNG TẠI ĐẮK LẮK TS.NSƯT. Nguyễn Thị Hải Phượng66 Tóm tắt Di sản Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là disản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào năm 2008. Kể từ đó đến nay, nhiều hoạtđộng đã được triển khai thực hiện nhằm làm cho di sản vẫn luôn được gìn giữ và lưu truyền. Tuy nhiên, với những tác động từ bên ngoài thông qua Internet, thông qua sự tiếp xúcvới các phương thức sinh hoạt khác với phương thức cổ truyền, môi trường sống của cư dânđã ít nhiều thay đổi. Tư duy thẩm mỹ và việc muốn bắt kịp xu hướng toàn cầu đã làm mất đimột số giá trị truyền thống trong đó có âm nhạc cồng chiêng nói riêng, không gian văn hóacồng chiêng nói chung. Do vậy, việc đào tạo những người trẻ có thể chơi cồng chiêng và việc xây dựng thêmnhững không gian văn hóa để mở rộng ảnh hưởng của âm nhạc cồng chiêng, để văn hóa cồngchiêng thực sự là điểm tựa tinh thần không thể thiếu của cộng đồng Tây Nguyên là điều cầnthiết cho sự bảo tồn và phát triển di sản quý giá này. 1. Mở đầu Di sản “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” được UNESCO công nhậnlà Kiệt tác truyền khẩu và di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại vào ngày 25 tháng11 năm 2005. Sau đó được chuyển sang danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện củanhân loại năm 2008. Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trải rộng suốt 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai,Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng. Chủ nhân của di sản văn hóa quý giá và đặc sắc này là 17dân tộc thiểu số thuộc nhóm ngôn ngữ Nam Á (Austro-Asian) và Nam đảo (Austronesian)sống trên khu vực cao nguyên trung bộ của Việt Nam [1]. Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên bao gồm các thành tố: cồng chiêng, cácbản nhạc tấu bằng cồng chiêng, những người chơi cồng chiêng, các lễ hội có sử dụng cồngchiêng, những địa điểm tổ chức các lễ hội đó (nhà dài, nhà rông, nhà gươl, rẫy, bến nước, nhàmồ, các khu rừng cạnh các buôn làng Tây Nguyên,...), v.v… Như vậy, chúng ta thấy rằngkhông gian văn hóa cồng chiêng bao gồm tất cả các hoạt động xảy ra ở mọi địa điểm củangười dân có bao gồm sự biểu diễn, sự vang lên của cồng chiêng.66 . Nhạc Viện Thành phố Hồ Chí Minh 288 2. Bảo tồn và phát triển Di sản “không gian văn hóa cồng chiêng” Như chúng tôi đã đề cập ở trên, di sản “không gian văn hóa cồng chiêng” đã đượcUNESCO công nhận từ năm 2005. Trải qua gần 20 năm, các cộng đồng dân cư cùng với sựgóp sức, hỗ trợ của các cấp chính quyền đã tổ chức bảo tồn, khai thác các giá trị di sản để giữgìn di sản trong môi trường sống. Dưới sự chỉ đạo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các tỉnh có di sản cồng chiêng đãlập những đề án cụ thể nhằm bảo tồn và phát huy giá trị của di sản như: tổ chức các sự kiệncó sự góp mặt của cồng chiêng nhằm tạo điều kiện cho các cộng đồng giao lưu học hỏi lẫnnhau, phát triển du lịch, xây dựng những đề án chăm lo cho các nghệ nhân và tìm cách truyềnnghề cho thế hệ kế thừa. Hiện tại, ở các vùng có cồng chiêng ở Tây Nguyên, các lễ hội cồng chiêng được tổ chứchàng năm là một hoạt động vừa có ý nghĩa bảo tồn bản sắc văn hóa vừa là một sản phẩm dulịch ăn khách. Những sản phẩm từ di sản này đang thu hút khách du lịch trong và ngoài nước,tạo thêm thu nhập cho cộng đồng để cộng đồng có thể yên tâm giữ gìn di sản. Tuy nhiên, sự ảnh hưởng văn hóa toàn cầu thông qua Internet, thông qua các mối quanhệ giữa người dân tộc (chủ nhân của văn hóa cồng chiêng) và cộng đồng người từ nơi khácđến đã làm thay đổi lối sống, môi trường sinh hoạt, phương thức sản xuất cũng như tư tưởngcủa những con người nơi đây, nhất là giới trẻ. Vì vậy, bên cạnh những hoạt động sôi nổi củamột số cộng đồng, vẫn còn đó những nỗi lo của những người quan tâm yêu mến di sản này. Theo ông Đặng Gia Duẩn (phó Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh ĐắkLắk): môi trường sống và các hoạt động sinh sống không còn nguyên vẹn như xưa nên cũngkhông thể bắt buộc các không gian văn hóa cồng chiêng phải hoàn toàn giữ gìn nguyên vẹnnhư trước đây. Ông cho rằng trong bối cảnh hiện nay, cần phải có những sự thay đổi cần thiếtđể không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên vừa giữ được bản sắc, giá trị, vừa phải theokịp nhịp sống của thời đại 4.0. “Quá trình chuyển biến về kinh tế, xã hội và tín ngưỡng đã vàđang làm thay đổi mạnh mẽ cuộc sống của các cộng đồng nơi đây. Không gian văn hóa cồngchiêng Tây Nguyên đang đứng trước nguy cơ mai một rất lớn. Việc gìn giữ và chuyển giaocác tri thức và bí quyết về cồng chiêng lại cho thế hệ tương lai gặp rất nhiều khó khăn”.[2] Một nhà nghiên cứu văn hóa nổi tiếng: GT.TS.Tô Ngọc Thanh đề cập đến việc phải chămlo đến thế hệ kế thừa. Bởi vì nếu không có những chính sách cụ thể để các nghệ nhân có thểtruyền nghề cho lớp trẻ thì khi những “báu vật nhân văn sống” của di sản ra đi, đồng nghĩavới việc di sản sẽ không còn giữ được nguyên vẹn giá trị của nó. Nhiều nhà nghiên cứu cũng có nhận xét rằng thế hệ trẻ ít hoặc không quan tâm đến cồngchiêng do sức hút mạnh mẽ của cuộc sống hiện đại và văn hóa du nhập từ nơi khác. Điều dễnhận thấy là các bạn trẻ thích ca hát theo những bản nhạc thời thượng được phát trên Youtube,trên các trang mạng xã hội, hơn là hát những bài dân ca, tham dự một lễ hội của cộng đồngmình. 289 3. Một vài suy nghĩ khi đưa âm nhạc cồng chiêng vào trong trường phổ thông Di sản không gian văn hóa cồng chiêng là tập hợp của những hoạt động cùng những thiếtchế văn hóa gắn liền với âm nhạc cồng chiêng. Đối với di sản văn hóa cồng chiêng, âm nhạcdi sản phải gắn liền với môi trường sản sinh và nuôi dưỡng chúng. Âm nhạc cồng chiêng gắn ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc gia Giáo dục văn hóa Giáo dục nghệ thuật dân tộc Không gian văn hóa Cồng Chiêng Di sản văn hóa phi vật thể Âm nhạc cồng chiêngGợi ý tài liệu liên quan:
-
15 trang 149 0 0
-
Tiểu luận: Giới thiệu chung về không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên
10 trang 135 0 0 -
10 trang 98 0 0
-
Định hướng phát triển ngành logistics Việt Nam trong bối cảnh hiện nay
10 trang 95 0 0 -
Quản lý và hỗ trợ người học trong bối cảnh chuyển đổi số - Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia: Phần 1
342 trang 84 1 0 -
Nghị quyết số 04/NQ-HĐND Thành Phố Hà Nội
16 trang 67 0 0 -
Kinh tế thủ đô Hà Nội năm 2023 và nhiệm vụ, giải pháp năm 2024
8 trang 67 0 0 -
5 trang 67 2 0
-
4 trang 63 0 0
-
Chuyển đổi số hoạt động quản lý và đào tạo cho các cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam
8 trang 62 0 0