Danh mục

Vai trò bảo tồn và truyền bá văn chương của người đọc (từ lí thuyết hiện đại nghĩ về lời bàn xưa của cổ nhân)

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 241.05 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bảo tồn và truyền bá văn chương là việc làm cần thiết để lưu giữ và phát huy những giá trị thẩm mỹ đích thực đối với công chúng. Không phải đến khi có lý thuyết tiếp nhận hiện đại mới ý thức được điều này, mà từ trong lịch sử ông cha ta đã quan tâm và có những lời bàn thể hiện được quan niệm thực sự đúng đắn và sâu sắc. Trong đó, không ít ý kiến cho đến nay vẫn giữ nguyên những giá trị rất đáng học tập và kế thừa.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vai trò bảo tồn và truyền bá văn chương của người đọc (từ lí thuyết hiện đại nghĩ về lời bàn xưa của cổ nhân)VAI TRÒ BẢO TỒN VÀ TRUYỀN BÁ VĂN CHƯƠNG CỦA NGƯỜI ĐỌC(TỪ LÍ THUYẾT HIỆN ĐẠI NGHĨ VỀ LỜI BÀN XƯA CỦA CỔ NHÂN)TRẦN THÁI HỌCTrường Đại học Sư phạm - Đại học HuếNGUYỄN THỊ THANH BÌNHTrường Đại học Sài GònTóm tắt: Bảo tồn và truyền bá văn chương là việc làm cần thiết để lưu giữvà phát huy những giá trị thẩm mỹ đích thực đối với công chúng. Khôngphải đến khi có lý thuyết tiếp nhận hiện đại mới ý thức được điều này, mà từtrong lịch sử ông cha ta đã quan tâm và có những lời bàn thể hiện được quanniệm thực sự đúng đắn và sâu sắc. Trong đó, không ít ý kiến cho đến nayvẫn giữ nguyên những giá trị rất đáng học tập và kế thừa.Từ khoá: người đọc, bảo tồn và truyền bá.1. MỞ ĐẦUVăn học bao gồm nhiều hoạt động, nhưng nhìn chung được tập trung ở hai hoạt độngchủ yếu là sáng tác và tiếp nhận. Cũng như hoạt động sáng tác, hoạt động tiếp nhậnđược triển khai trên nhiều phương diện. Ngoài việc đọc để giải mã văn bản và nhằm thụhưởng những giá trị thẩm mỹ là khâu đầu tiên có ý nghĩa quyết định thì khâu tiếp theokhông kém phần quan trọng là bảo tồn và truyền bá các giá trị thẩm mỹ đó. Đây là việclàm tự phát lại vừa tự giác; vừa mang tính cá nhân vừa mang tính xã hội trong hoạtđộng tiếp nhận.Sáng tác mà không có tiếp nhận thì trở nên vô nghĩa đã đành, mà ngay cả sản phẩm củanó cũng không có lí do để tồn tại. Vai trò của tiếp nhận được thể hiện tập trung ở chủthể của nó là người đọc đã được chỉ rõ từ những năm 60 của thế kỷ XX. Khi lý thuyếtMỹ học tiếp nhận ra đời, và cùng với quá trình lịch sử văn học, càng ngày vai trò củangười đọc càng được thừa nhận và khẳng định. Hiển nhiên trong thực tiễn, người đọcxuất hiện và ảnh của nó vốn có từ lâu. Tuy không được xác định một cách cụ thể, nhưngchắc chắn rằng, khi đã có nhà văn thì đồng thời cũng có người đọc. Mối quan hệ đượctạo nên từ nhu cầu giao tiếp thẩm mỹ đã làm cho hai loại chủ thể là nhà văn và ngườiđọc cùng xuất hiện và ảnh hưởng lẫn nhau, cùng nhau đồng hành trong sáng tạo, bảotồn và truyền bá các giá trị văn chương, mà từ xưa ông cha ta đã nhận thức được thôngqua những lời bàn về văn chương.2. NGƯỜI ĐỌC LÀ NHÂN TỐ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN CHƯƠNGBảo tồn giá trị, dù là giá trị vật chất hay giá trị tinh thần, thuộc về văn hóa hay vănchương nghệ thuật đều là việc làm cần thiết, phải được quan tâm đúng mức cả trong nhậnthức và trong hoạt động thực tiễn. Giá trị là tài sản quý báu, nếu không được bảo tồn thìdần dần sẽ mất đi, và như vậy sẽ không giữ được gì cho các thế hệ mai sau. Mọi giá trịđều được thể hiện ở sản phẩm và thông qua sản phẩm, nhưng không phải sản phẩm nàocũng mang giá trị, nhất là sản phẩm thuộc lĩnh vực tinh thần như văn chương nghệ thuật.Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm, Đại học HuếISSN 1859-1612, Số 01(37)/2016: tr. 70-79NGƯỜI ĐỌC LÀ NHÂN TỐ BẢO TỒN VÀ TRUYỀN BÁ VĂN CHƯƠNG…71Không phải ngẫu nhiên, tác phẩm do nhà văn tạo ra trải qua thời gian phần nhiều bị ngườiđọc ít quan tâm, thậm chí lãng quên. Phải chăng, do quy luật sinh tồn của văn chươngnghệ thuật là luôn coi trọng chất lượng thẩm mỹ, lấy chất lượng làm chỗ dựa để phánquyết số phận của tác phẩm và vị thế của chủ thể sáng tạo ra nó. Chất lượng tạo ra giá trị,vì vậy nếu không có chất lượng hoặc chất lượng thấp thì sớm muộn tác phẩm sẽ bị đàothải. Nhà xã hội học văn học nổi tiếng người Pháp Êxcacpi cho rằng: “Những tác giả, tácphẩm được nhắc đến trong tài liệu giảng dạy, sách nghiên cứu, từ điển văn học… chỉchiếm nhiều nhất là 1% những nhà văn và tác phẩm vốn có. Cũng theo báo cáo điều tracủa Trung tâm xã hội học văn học Boócđô ở Pháp, thì những tác phẩm xuất bản sau mộtnăm sẽ có 90% bị người đọc lãng quên, và sau hai mươi năm tỷ lệ đó đến 99%” [1, tr.339]. Như vậy, gắn liền với việc bảo tồn là sự đào thải văn chương mà không ai khác,chính do người đọc và người đọc đóng vai trò quyết định. Điều này diễn ra một cách tựnhiên, theo “quy luật của tình cảm”, nằm ngoài sự kiểm soát của nhà văn và vượt qua mọithiết chế xã hội. Mọi giá trị văn chương còn lại đến hôm nay, dù chúng thuộc thể loại nào,được sáng tác do ai và ra đời từ bao giờ, là văn học truyền miệng hay văn học viết đềunhư vậy. Nhất là những tác phẩm ưu tú, mỗi khi đã đi vào tâm trí của người đọc thì chúngsẽ trở thành những thực thể tinh thần được người đọc lưu giữ từ thế hệ này sang thế hệkhác, từ không gian văn hóa này sang không gian văn hóa khác một cách tươi nguyên vàbền vững. Bàn về Lĩnh Nam chích quái, Vũ Quỳnh và Kiều Phú viết: “Than ôi! Lĩnh Namliệt truyện sao không khắc vào đá, viết vào tre mà chỉ sáng trong lòng người truyền tụng ởbia miệng? Từ đứa trẻ đầu xanh đến cụ già tóc bạc, đều truyền tụng và yêu dấu” [3, tr.31]. Được như vậy là vì Lĩnh Nam chích quái tuy là tác phẩm sưu tập văn học dân gian,bao gồm những truyện quái dị ở Lĩnh Nam, nhưng là tấm gương phản ánh một cách sinhđộng về đời sống vật chất cũng ...

Tài liệu được xem nhiều: