Danh mục

Vai trò chuyển đổi số trong thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu ở Việt Nam

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 620.99 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này sẽ bàn về vấn đề chuyển đổi số, vai trò chuyển đổi số trong thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu, từ đó đề xuất một số giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số ở cả khu vực công và khu vực tư trong nền kinh tế nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và quản lý ở các đơn vị thực hiện chuyển đổi, hướng tới thúc đẩy hơn hoạt động xuất nhập khẩu ở Việt Nam thời gian tới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vai trò chuyển đổi số trong thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu ở Việt NamKỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI” VAI TRÒ CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU Ở VIỆT NAM TS. Phạm Nữ Mai Anh Khoa Thuế và Hải quan, Học viện Tài chính TÓM TẮT: Hoạt động xuất nhập khẩu có vai trò quan trọng trong sự phát triển nềnkinh tế quốc gia, là động lực cho tăng trưởng kinh tế. Trong bối cảnh có nhiều tác độngcủa các nhân tố khách quan và chủ quan ở trong và ngoài nước đã ảnh hưởng không nhỏđến hoạt động xuất nhập khẩu ở Việt Nam. Với mục tiêu thúc đẩy hoạt động xuất nhậpkhẩu thời gian tới, nhà nước có thể sử dụng linh hoạt nhiều công cụ khác nhau để tác độngvào hoạt động xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, trong xu hướng chuyển đổi số mạnh mẽ hiệnnay, việc thực hiện chuyển đổi số trong các tổ chức, các doanh nghiệp là một vấn đề mangtính tất yếu- điều này đã được Đảng và Nhà nước nhận định và khuyến khích, tạo thuậnlợi để thực hiện. Việc phát huy vai trò của chuyển đổi số, mở ra cánh cửa mới thúc đẩyhoạt động xuất nhập khẩu ở Việt Nam thời gian tới là hướng đi đúng đắn cần được khuyếnkhích thực hiện. Bài viết này sẽ bàn về vấn đề chuyển đổi số, vai trò chuyển đổi số trongthúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu, từ đó đề xuất một số giải pháp thúc đẩy chuyển đổi sốở cả khu vực công và khu vực tư trong nền kinh tế nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động vàquản lý ở các đơn vị thực hiện chuyển đổi, hướng tới thúc đẩy hơn hoạt động xuất nhậpkhẩu ở Việt Nam thời gian tới. TỪ KHÓA: Chuyển đổi số, xuất khẩu, nhập khẩu, quản lý 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong bối cảnh bùng nổ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, chuyển đổi số đặc biệtcó đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động của các chủ thể khác nhau trong nền kinhtế. Vấn đề chuyển đổi số được nhiều tác giả đề cập trên các khía cạnh khác nhau. Theo Mark Baker (2014) cho rằng chuyển đổi số có nghĩa là tái cấu trúc một tổ chứcđể có thể sử dụng bất kỳ cũng như tất cả các thông tin và sự kết nối dựa trên nền tảng côngnghệ, điều đó sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh của tổ chức theo cách mà trong một khoảngthời gian nhất định có thể lấn át và vượt lên được trên các tổ chức chưa thực hiện hoạt độngchuyển đổi số. Theo nghĩa rộng hơn, chuyển đổi số đề cập đến một lộ trình bao gồm toànbộ quá trình để tạo một hoạt động kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ sao cho mọi bộ phậncó thể truy cập tự do ở mọi cấp độ với các giới hạn được đặt bởi các mô hình quản lý rõràng, không phải bởi các ràng buộc vật lý. Điều đó có nghĩa là tất cả các hoạt động đều dẫn 429Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI”đến việc sẽ đưa ra quyết định phù hợp cho hoạt động kinh doanh hoặc cách thức sử dụngnhất định chứ không đơn thuần chỉ là một công cụ kỹ thuật. [5] Theo trang Tech Republic - Tạp chí trực tuyến, cộng đồng xã hội dành cho các chuyêngia công nghệ thông tin, khái niệm chuyển đổi số là “cách sử dụng công nghệ để thực hiệnlại quy trình sao cho hiệu quả hoặc hiệu quả hơn.” [3] Microsoft lại cho rằng: “Chuyển đổi số là việc tư duy lại cách thức các tổ chức tậphợp mọi người, dữ liệu và quy trình để tạo những giá trị mới.” [3] Như vậy, có thể hiểu chuyển đổi số là sự thay đổi về tư duy và cách thức tổ chức, hoạtđộng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, tạo ra những giá trị mới cho hoạt động của tổchức, đơn vị thực hiện hoạt động chuyển đổi số. Chuyển đổi số là vấn đề mang tính toàn cầu trong giai đoạn hiện nay và trong thờigian tới. Chuyển đổi số giúp các tổ chức trong nền kinh tế có thể nhanh chóng bắt kịp, phùhợp với xu thế phát triển tất yếu hiện nay, không bị tụt hậu lại phía sau trong sự vận động,biến đổi không ngừng của các hoạt động trong nền kinh tế- xã hội. Đây là một vấn đề quantrọng được đề nghị áp dụng cho các chính phủ, các doanh nghiệp ở tất cả các bộ phận bởiđiều này có thể tác động đến sự thay đổi trong quản lý các chu trình hoạt động trong nộibộ các tổ chức, đơn vị có chuyển đổi số, thậm chí cũng sẽ tác động đến mối quan hệ với cảcác đối tác bên ngoài tổ chức như khách hàng, cá nhân, tổ chức khác đang và sẽ có phátsinh giao dịch hợp tác, và đặc biệt chuyển đổi số sẽ góp phần gia tăng giá trị và hình ảnhcho đơn vị, tổ chức thực hiện chuyển đổi, góp phần hòa mình vào xu hướng chung của thờiđại. Hoạt động chuyển đổi số cần được thực hiện trên cả khu vực công và khu vực tư trongnền kinh tế. Trên khía cạnh khu vực công, thực hiện chuyển đổi số giúp cho các cơ quanquản lý nhà nước có thể đẩy mạnh quá trình hiện đại hóa công tác quản lý, nâng cao chấtlượng phục vụ người dân, tạo thuận lợi cho người dân trong các ...

Tài liệu được xem nhiều: