Danh mục

Vai trò của các doanh nghiệp sản xuất, chế tạo đối với sự phát triển bền vững ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ở Quảng Ninh

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.05 MB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Thông qua bài viết, đưa ra cái nhìn tổng quan về ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, phân tích lợi thế của tỉnh Quảng Ninh, vai trò của doanh nghiệp và các chính sách phát triển bền vững ngành công nghiệp chế biến chế tạo của tỉnh Quảng Ninh. Mời các bạn tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vai trò của các doanh nghiệp sản xuất, chế tạo đối với sự phát triển bền vững ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ở Quảng Ninh Đào tạo nguồn nhân lực và nghiên cứu khoa học phục vụ phát triển ngành công nghiệp chế biến, chế tạo Vai trò của các doanh nghiệp sản xuất, chế tạo đối với sự phát triển bền vững ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ở Quảng Ninh  Nguyễn Thanh Hằng1,*, Trần Thị Mây1 1 Khoa Kinh tế, Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh * Email: nguyenthanhhang.qn@gmail.com Tel: +840382780089 Tóm tắt: Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo Việt Nam hiện nay đang là một trong những lĩnh vực quan trọng, đóng góp lớn cho ngân sách nhà nước và là ngành xuất khẩu chủ đạo. Ngành công nghiệp chế biến chế tạo phát triển tích cực phù hợp với định hướng tái cơ cấu ngành, là ngành công nghiệp chủ lực, tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội và nâng thứ hạng về năng lực cạnh tranh của công nghiệp Việt Nam. Quảng Ninh với nhiều lợi thế về tài nguyên, mặt bằng, cảng biển, cửa khẩu và giao thông thuận tiện để phát triển mở rộng ngành công nghiệp chế, biến chế tạo. Thông qua bài viết, tác giả đưa ra cái nhìn tổng quan về ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, phân tích lợi thế của tỉnh Quảng Ninh, vai trò của doanh nghiệp và các chính sách phát triển bền vững ngành công nghiệp chế biến chế tạo của tỉnh Quảng Ninh. Từ khóa: Công nghiệp chế biến, chế tạo; Bền vững; Doanh nghiệp; Phát triển nguồn nhân lực. 1. Đặt vấn đề Công nghiệp chế biến, chế tạo đã chứng minh được tầm quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa và phát triển kinh tế. Công nghiệp chế biến, chế tạo đã thực sự trỗi dậy và thành công tại Anh trong thế kỷ XIX, tại Mỹ, Đức, Nhật Bản vào giữa thế kỷ XX, tại Trung Quốc và các nước công nghiệp mới vào cuối thế kỷ XX. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển công nghiệp chế biến chế tạo đã đưa các quốc gia này trở thành các nước có thu nhập cao cho thấy công nghiệp chế biến chế tạo là chìa khóa cho sự phát triển của mỗi quốc gia. Việt Nam trong những năm gần đây, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đã trở thành động lực tăng trưởng chính của toàn ngành công nghiệp, tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội, bình quân mỗi năm tạo thêm khoảng 300.000 việc làm, nâng thứ hạng về năng lực cạnh tranh của công nghiệp Việt Nam. Nhận thức được tầm quan trọng của phát triển ngành công nghiệp chế biến chế tạo trong phát triển kinh tế - xã hội, những năm gần đây, tỉnh Quảng Ninh đã thực hiện nhiều cơ chế, chính sách thúc đẩy đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng, giao thông, tạo điều kiện phát triển ngành công nghiệp chế biến, chế tạo. 2. Tổng quan về ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tại Việt Nam Ngành công nghiệp chế biến bao gồm tất cả các xí nghiệp công nghiệp, các cơ sở sản xuất thủ công nghiệp chuyên chế biến những sản phẩm của công nghiệp khai thác và sản phẩm của nông nghiệp, ngoài ra công nghiệp chế biến còn bao gồm cả việc sửa chữa máy móc thiết bị và sửa chữa vật phẩm tiêu dùng. Công nghiệp chế biến bao gồm: Công nghiệp nhiệt điện, công nghiệp chế biến nhiên liệu, công nghiệp luyện kim, công nghiệp chế tạo thiết bị máy móc, công nghiệp hóa chất, công nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến gỗ, tre, nứa, lá, mây, song, cói…; Công nghiệp sành, sứ, thủy tinh, đồ gốm, công nghiệp dệt, da, may, nhuộm, công nghiệp chế biến thực phẩm, công nghiệp sản xuất sản phẩm phục vụ ngành y tế, văn hóa, giáo dục, và các ngành công nghiệp chế biến khác. Trong những năm gần đây, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo Việt Nam có sự thay đổi phát triển rõ rệt, là một trong những lĩnh vực quan trọng, đóng góp lớn nhất cho ngân sách nhà nước và trở thành ngành xuất khẩu chủ đạo. Theo số liệu Tổng cục Thông kê, GDP năm 2020 tăng 2,91%. Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông - lâm nghiệp và Kỷ yếu Hội thảo Khoa học - 2021 41 Đào tạo nguồn nhân lực và nghiên cứu khoa học phục vụ phát triển ngành công nghiệp chế biến, chế tạo thủy sản tăng 2,68%, đóng góp 13,5% vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 3,98%, đóng góp 53%; khu vực dịch vụ tăng 2,34%, đóng góp 33,5%. Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp năm 2020 tăng 3,36% so với năm trước, đóng góp 1,12 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế, công nghiệp chế biến chế tạo đóng vai trò chủ chốt dẫn dắt tăng trưởng của nền kinh tế với mức tăng 5,82%, đóng góp 1,25 điểm phần trăm; sản xuất và phân phối điện tăng 3,92%, đóng góp 0,19 điểm phần trăm; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 5,51%, đóng góp 0,04 điểm phần trăm; khai khoáng giảm 5,62% làm giảm 0,36 điểm phần trăm trong mức tăng chung [1] Biểu đồ tăng trưởng ngành công nghiệp, xây dựng Việt Nam năm 2020 Sau 35 năm đổi mới, lĩnh vực công nghiệp của Việt Nam đã tạo được nhiều đột phá. Từ nền công nghiệp không đầy đủ, đến nay Việt Nam đã có nền công nghiệp đáp ứng nhu cầu tiêu dùng gần 100 triệu dân nội địa. Đặc biệt, hàng hóa “Made in Vietnam” đã phủ sóng khắp các thị trường trong và ngoài nước, điều này nhờ cả một quá trình tái cơ cấu, tập trung phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn. Các ngành sản xuất được coi là chủ lực, có sức mạnh cạnh tranh quốc tế và tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu tại Việt Nam hiện nay bao gồm: Dệt may, da giày, điện tử, công nghiệp chế biến nông sản. Các ngành công nghiệp nền tảng như cơ khí, năng lượng, hóa chất, thép, thi ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: