Danh mục

Vai trò của chính phủ Thái Lan, Trung Quốc trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp vào Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào - bài học cho Việt Nam

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 241.84 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong những năm gần đây, Thái Lan và Trung Quốc là hai nước luôn nằm trong tốp dẫn đầu về đầu tư trực tiếp vào Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Có được vị trí đó là nhờ họ đã xây dựng một chiến lược tổng thể nhằm hỗ trợ, thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Nghiên cứu kinh nghiệm hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp vào Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào của chính phủ Thái Lan và Trung Quốc để vận dụng vào quá trình thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư trực tiếp vào Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào là hết sức cần thiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vai trò của chính phủ Thái Lan, Trung Quốc trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp vào Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào - bài học cho Việt NamTẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 62A, 2010VAI TRÒ CỦA CHÍNH PHỦ THÁI LAN, TRUNG QUỐCTRONG VIỆC HỖ TRỢ CÁC DOANH NGHIỆP ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP VÀOCỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO - BÀI HỌC CHO VIỆT NAMNguyễn Văn ThắngTrường Đại học Sư phạm, Đại học HuếTÓM TẮTTrong những năm gần đây, Thái Lan và Trung Quốc là hai nước luôn nằm trong tốp dẫnđầu về đầu tư trực tiếp vào Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Có được vị trí đó là nhờ họ đãxây dựng một chiến lược tổng thể nhằm hỗ trợ, thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước đầu tưtrực tiếp ra nước ngoài. Nghiên cứu kinh nghiệm hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp vàoCộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào của chính phủ Thái Lan và Trung Quốc để vận dụng vào quátrình thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư trực tiếp vào Cộng hòa Dân chủ Nhân dânLào là hết sức cần thiết.Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment: FBI) là một xu hướngtất yếu khách quan trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Hoạt động FDIkhông chỉ có các nước phát triển đóng vai trò là chủ đầu tư mà trong những giai đoạngần đây đã có sự tham gia tích cực của các nước đang phát triển vào hoạt động này. Thếgiới đã, đang và sẽ phát triển theo xu thế mở cửa, hội nhập sâu hơn vào quan hệ kinh tếquốc tế, điều này đã biến nền kinh tế thế giới trở thành một mạng lưới rộng lớn, trongđó mỗi quốc gia đóng vai trò là một mắt lưới không thể thiếu. Vì vậy, các quốc gia pháttriển cũng như các quốc gia đang phát triển tất yếu phải tham gia đầu tư trực tiếp ranước ngoài.Trong khu vực ASEAN, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân (CHDCND) Lào nổi lênnhư là một trong những nơi thu hút FDI một cách đáng kể của các nước ASEAN và trênthế giới. Đặc biệt, Thái Lan và Trung Quốc đang là những quốc gia hàng đầu đầu tư trựctiếp vào CHDCND Lào. Đây là những quốc gia có một số đặc điểm tương đồng với ViệtNam. Vì vậy, nghiên cứu kinh nghiệm đầu tư trực tiếp vào CHDCND Lào của hai quốcgia này, Việt Nam có thể rút ra những bài học bổ ích để từ đó vận dụng vào hoạt độngFDI của mình vào CHDCND Lào một cách có hiệu quả nhất.1. Vai trò của chính phủ Thái Lan và Trung Quốc trong việc hỗ trợ các doanhnghiệp đầu tư trực tiếp vào CHDCND Lào1.1. Thái LanThái Lan là một quốc gia đã rất thành công trong việc thu hút FDI, vì vậy, họ có135nhiều kinh nghiệm để tổ chức bộ máy điều hành, thúc đẩy và hỗ trợ doanh nghiệp TháiLan đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, đặc biệt là CHDCND Lào. Đầu tư trực tiếp của TháiLan vào CHDCND Lào được đẩy mạnh với hai ngành quan trọng là ngành năng lượngvà khai thác khoáng sản.Ở Thái Lan, chính phủ luôn khuyến khích, ưu đãi (ưu đãi về vốn) tạo điều kiệnthuận lợi cho các công ty, tập đoàn, các doanh nghiệp đẩy mạnh đầu tư trực tiếp vàoCHDCND Lào. Chính phủ Thái Lan thực hiện nới lỏng các hạn chế về vốn đầu tư trựctiếp vào CHDCND Lào đối với các công ty, xí nghiệp. Các biện pháp, chính sách củaNhà nước đều tập trung mở rộng khả năng đầu tư vào CHDCND Lào, bãi bỏ các điềuluật và điều lệ gây hạn chế đầu tư vào CHDCND Lào trước đây. Chính phủ Thái Lanthành lập cơ quan quản lý vốn đầu tư ra nước ngoài nói chung, đầu tư vào CHDCNDLào nói riêng, đồng thời xây dựng một hệ thống các chính sách quản lý vốn đầu tư trựctiếp vào CHDCND Lào và thực hiện có hiệu quả. Các hoạt động đầu tư vào CHDCNDLào với giá trị vốn lớn đều do Ngân hàng Thái Lan phê chuẩn. Cùng với chính sách đốingoại đa dạng hóa, đa phương hóa, hợp tác khu vực, các hoạt động đầu tư trực tiếp củaThái Lan vào CHDCND Lào ngày càng tăng.Từ năm 1997, do các công ty, doanh nghiệp Thái Lan bận rộn với việc cải tổ lạicơ cấu kinh tế sau khủng hoảng nên đầu tư trực tiếp của Thái Lan vào CHDCND Lào cógiảm nhưng nhờ các chính sách khuyến khích đầu tư ra nước ngoài của nhà nước, đầutư trực tiếp của Thái Lan vào CHDCND Lào dần dần tăng lên. Đứng đầu danh sách cácnước đầu tư vào Lào là Thái Lan, có tổng vốn đầu tư là 2,649 triệu USD với 241 dự án;tiếp theo là Trung Quốc với tổng vốn đầu tư 2,585 triệu USD với 340 dự án; Việt Namđứng thứ 3 với 2,163 triệu USD vốn đầu tư cho 211 dự án. Các nước đứng kế tiếp làPháp với 454 triệu USD (68 dự án); Nhật Bản: 433 triệu USD (42 dự án); Hàn Quốc445 triệu USD (142 dự án); Ấn Độ: 352 triệu USD (6 dự án); Australia: 334 triệu USD(32 dự án); Malaixia: 151 triệu USD (43 dự án); Singapore: 113 triệu USD (29 dự án);Canada: 58 triệu USD (14 dự án). Các nước và vùng lãnh thổ khác như: Anh, Nga, ĐàiLoan, Mỹ Đức, Ba Lan cũng có nhiều dự án đầu tư với tổng vốn đầu tư từ 4 triệu USDđến trên 17 triệu USD [10 - 115].Chính phủ Thái Lan rất chú trọng đảm bảo phát triển mạng lưới thông tin liênlạc phục vụ lợi ích của các công ty hoạt động trong và ngoài nước. Ngoài ra, chính phủcòn chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ và công nhân cho các tập đoàn, đây là yếu tố thiếtthực cho các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp ở CHDCND ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: