Vai trò của chương trình học và giảng viên đối với ý định khởi nghiệp của sinh viên đại học
Số trang: 26
Loại file: pdf
Dung lượng: 4.48 MB
Lượt xem: 9
Lượt tải: 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nghiên cứu này dựa trên bộ dữ liệu khảo sát 180 sinh viên năm cuối tại các trường đại học tỉnh Đồng Nai đã chứng minh mối quan hệ chặt chẽ giữa vai trò của giảng viên và chương trình học có ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vai trò của chương trình học và giảng viên đối với ý định khởi nghiệp của sinh viên đại học PHẦN II. TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ DOANH NGHIỆP VỚI KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO TẠI VIỆT NAM VAI TRÒ CỦA CHƯƠNG TRÌNH HỌC VÀ GIẢNG VIÊN ĐỐI VỚI Ý ĐỊNH KHỞI NGHIỆP CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC NCS. Huỳnh Thúc Hiếu NCS. Dương Thị Phương Hạnh Trường Đại học Lạc Hồng Tóm tắt Hệ sinh thái khởi nghiệp cho sinh viên đã được tạo lập tương đối đầy đủ tại các địa phương, trường đại học nhưng tỷ lệ sinh viên tham gia khởi nghiệp hạn chế, trong đó có vai trò quan trọng của chương trình học và giảng viên. Nghiên cứu này dựa trên bộ dữ liệu khảo sát 180 sinh viên năm cuối tại các trường đại học tỉnh Đồng Nai đã chứng minh mối quan hệ chặt chẽ giữa vai trò của giảng viên và chương trình học có ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên. Dựa trên kết quả nghiên cứu, các trường đại học phải tập trung các chính sách nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ giảng viên, đổi mới chương trình đào tạo đáp ứng nhu cầu khởi nghiệp trong bối cảnh hiện nay. Từ khóa: chương trình học khởi nghiệp; Đồng Nai; giảng viên; ý định khởi nghiệp 1. Giới thiệu Khởi sự kinh doanh qua việc tạo lập các doanh nghiệp mới là động lực cho phát triển kinh tế của các quốc gia. Một nền kinh tế phát triển được là nhờ sự phát triển về cả số lượng và chất lượng của các doanh nghiệp. Các nghiên cứu trên thế giới của chỉ ra rằng có mối quan hệ chặt chẽ giữa việc khởi sự kinh doanhvới tăng trưởng kinh tế vùng và địa phương (Reynolds, 1994). Ở Châu Âu và Mỹ, thúc đẩy tinh thần doanh nhân được coi là hạt nhân cho tăng trưởng kinh tế. Các trường đại học ở Mỹ luôn tiên phong trong thúc đẩy đào tạo khởi sự kinh doanh trong nhà trường. Kết quả là các trường đại học ở Mỹ như Học viện Công nghệ MIT hàng năm có khoảng 150 công ty mới được thành lập, hiện nay MIT có tổng số 5.000 doanh nghiệp đã được thành lập tuyển dụng 1,1 triệu nhân viên và có doanh thu trung bình năm lên tới 230 tỷ USD. Theo điều tra năm 2008 cho thấy 17,8% sinh viên MIT sau khi ra trường đã thành lập ít nhất một doanh nghiệp, trong đó 23% thành lập doanh nghiệp khi chưa đầy 30 tuổi. Trường Stanford hiện có 1.200 công ty do sinh viên trường sáng lập trong ngành công nghệ cao. Các quốc gia trên thế giới như Malaysia, Trung Quốc, Ấn Độ, Israel đều có kế hoạch quốc gia và các hỗ trợ chính sách thúc đẩy hình thành các doanh nghiệp nhỏ. Chính phủ Việt Nam 133 cũng đã nhận thức được tầm quan trọng của định hướng tinh thần doanh nhân cho sinh viên và giới trẻ Việt Nam - nhân tố chính trong công cuộc xây dựng nền kinh tế Việt Nam năng động và bền vững thông qua việc ban hành Quyết định quy định 1655/QĐ-TTg ngày 27/10/2017 nhằm thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp của học sinh, sinh viên và trang bị các kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên trong thời gian học tập tại các nhà trường; Tạo môi trường thuận lợi để hỗ trợ học sinh, sinh viên hình thành và hiện thực hóa các ý tưởng, dự án khởi nghiệp, góp phần tạo việc làm cho học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp. Tuy nhiên khởi sự kinh doanh ở sinh viên Việt Nam còn thấp, phần lớn sinh viên ra trường đều có xu hướng đi đăng ký tuyển dụng ở các doanh nghiệp đang hoạt động, rất ít người muốn khởi sự kinh doanh. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, nhiều trong số đó thuộc về vai trò của trường đại học, chương trình học, giảng viên chưa thực sự bám sát nhu cầu thực tiễn về kinh doanh, khởi nghiệp của sinh viên. Bài viết này nhằm phân tích tác động của yếu tố chương trình học và giảng viên đến ý định khởi nghiệp của sinh viên năm cuối tại các trường đại học ở Đồng Nai. Kết cấu bài viết gồm 05 phần: (i) Giới thiệu, (ii) Cơ sở lý thuyết, (iii) Phương pháp nghiên cứu, (iv) Kết quả nghiên cứu, và (v) Kết luận. 2. Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu Cole (1968) cho rằng khởi nghiệp là hoạt động có mục đích để khởi đầu, duy trì và phát triển một hoạt động kinh doanh nhằm thu được lợi ích về tài chính hay các lợi ích khác trong một thế giới kinh tế hay kinh doanh mà thế giới đó sẽ tạo ra một sự tự do cho chính người thực hiện hoạt động này. Shapero và Sokol (1982) thì tinh thần khởi nghiệp là quá trình mà cá nhân sẵn sàng tiên phong trong việc nắm bắt các cơ hội kinh doanh hấp dẫn và khả thi mà họ nhận biết được. Một quan điểm khác xuất phát từ các lý thuyết về nhận thức xã hội (Social Cognitive Theory) của Bandura (1986), lý thuyết về hành vi dự định của Ajzen (1991) và lý thuyết về sự kiện khởi nghiệp của Shapero và Sokol (1982) cho rằng trước khi đi đến thực hiện một hành vi, con người phải có ý định về hành vi đó. Trong nghiên cứu về tâm lí học hành vi, ý định là chỉ báo quan trọng ảnh hưởng các hành vi có kế hoạch đặc biệ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vai trò của chương trình học và giảng viên đối với ý định khởi nghiệp của sinh viên đại học PHẦN II. TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ DOANH NGHIỆP VỚI KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO TẠI VIỆT NAM VAI TRÒ CỦA CHƯƠNG TRÌNH HỌC VÀ GIẢNG VIÊN ĐỐI VỚI Ý ĐỊNH KHỞI NGHIỆP CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC NCS. Huỳnh Thúc Hiếu NCS. Dương Thị Phương Hạnh Trường Đại học Lạc Hồng Tóm tắt Hệ sinh thái khởi nghiệp cho sinh viên đã được tạo lập tương đối đầy đủ tại các địa phương, trường đại học nhưng tỷ lệ sinh viên tham gia khởi nghiệp hạn chế, trong đó có vai trò quan trọng của chương trình học và giảng viên. Nghiên cứu này dựa trên bộ dữ liệu khảo sát 180 sinh viên năm cuối tại các trường đại học tỉnh Đồng Nai đã chứng minh mối quan hệ chặt chẽ giữa vai trò của giảng viên và chương trình học có ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên. Dựa trên kết quả nghiên cứu, các trường đại học phải tập trung các chính sách nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ giảng viên, đổi mới chương trình đào tạo đáp ứng nhu cầu khởi nghiệp trong bối cảnh hiện nay. Từ khóa: chương trình học khởi nghiệp; Đồng Nai; giảng viên; ý định khởi nghiệp 1. Giới thiệu Khởi sự kinh doanh qua việc tạo lập các doanh nghiệp mới là động lực cho phát triển kinh tế của các quốc gia. Một nền kinh tế phát triển được là nhờ sự phát triển về cả số lượng và chất lượng của các doanh nghiệp. Các nghiên cứu trên thế giới của chỉ ra rằng có mối quan hệ chặt chẽ giữa việc khởi sự kinh doanhvới tăng trưởng kinh tế vùng và địa phương (Reynolds, 1994). Ở Châu Âu và Mỹ, thúc đẩy tinh thần doanh nhân được coi là hạt nhân cho tăng trưởng kinh tế. Các trường đại học ở Mỹ luôn tiên phong trong thúc đẩy đào tạo khởi sự kinh doanh trong nhà trường. Kết quả là các trường đại học ở Mỹ như Học viện Công nghệ MIT hàng năm có khoảng 150 công ty mới được thành lập, hiện nay MIT có tổng số 5.000 doanh nghiệp đã được thành lập tuyển dụng 1,1 triệu nhân viên và có doanh thu trung bình năm lên tới 230 tỷ USD. Theo điều tra năm 2008 cho thấy 17,8% sinh viên MIT sau khi ra trường đã thành lập ít nhất một doanh nghiệp, trong đó 23% thành lập doanh nghiệp khi chưa đầy 30 tuổi. Trường Stanford hiện có 1.200 công ty do sinh viên trường sáng lập trong ngành công nghệ cao. Các quốc gia trên thế giới như Malaysia, Trung Quốc, Ấn Độ, Israel đều có kế hoạch quốc gia và các hỗ trợ chính sách thúc đẩy hình thành các doanh nghiệp nhỏ. Chính phủ Việt Nam 133 cũng đã nhận thức được tầm quan trọng của định hướng tinh thần doanh nhân cho sinh viên và giới trẻ Việt Nam - nhân tố chính trong công cuộc xây dựng nền kinh tế Việt Nam năng động và bền vững thông qua việc ban hành Quyết định quy định 1655/QĐ-TTg ngày 27/10/2017 nhằm thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp của học sinh, sinh viên và trang bị các kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên trong thời gian học tập tại các nhà trường; Tạo môi trường thuận lợi để hỗ trợ học sinh, sinh viên hình thành và hiện thực hóa các ý tưởng, dự án khởi nghiệp, góp phần tạo việc làm cho học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp. Tuy nhiên khởi sự kinh doanh ở sinh viên Việt Nam còn thấp, phần lớn sinh viên ra trường đều có xu hướng đi đăng ký tuyển dụng ở các doanh nghiệp đang hoạt động, rất ít người muốn khởi sự kinh doanh. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, nhiều trong số đó thuộc về vai trò của trường đại học, chương trình học, giảng viên chưa thực sự bám sát nhu cầu thực tiễn về kinh doanh, khởi nghiệp của sinh viên. Bài viết này nhằm phân tích tác động của yếu tố chương trình học và giảng viên đến ý định khởi nghiệp của sinh viên năm cuối tại các trường đại học ở Đồng Nai. Kết cấu bài viết gồm 05 phần: (i) Giới thiệu, (ii) Cơ sở lý thuyết, (iii) Phương pháp nghiên cứu, (iv) Kết quả nghiên cứu, và (v) Kết luận. 2. Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu Cole (1968) cho rằng khởi nghiệp là hoạt động có mục đích để khởi đầu, duy trì và phát triển một hoạt động kinh doanh nhằm thu được lợi ích về tài chính hay các lợi ích khác trong một thế giới kinh tế hay kinh doanh mà thế giới đó sẽ tạo ra một sự tự do cho chính người thực hiện hoạt động này. Shapero và Sokol (1982) thì tinh thần khởi nghiệp là quá trình mà cá nhân sẵn sàng tiên phong trong việc nắm bắt các cơ hội kinh doanh hấp dẫn và khả thi mà họ nhận biết được. Một quan điểm khác xuất phát từ các lý thuyết về nhận thức xã hội (Social Cognitive Theory) của Bandura (1986), lý thuyết về hành vi dự định của Ajzen (1991) và lý thuyết về sự kiện khởi nghiệp của Shapero và Sokol (1982) cho rằng trước khi đi đến thực hiện một hành vi, con người phải có ý định về hành vi đó. Trong nghiên cứu về tâm lí học hành vi, ý định là chỉ báo quan trọng ảnh hưởng các hành vi có kế hoạch đặc biệ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Vai trò của chương trình học Chương trình học Giảng viên đối với ý định khởi nghiệp Sinh viên đại học Ý định khởi nghiệpGợi ý tài liệu liên quan:
-
10 trang 122 0 0
-
Khóa luận tốt nghiệp: Cảm nhận hạnh phúc của sinh viên Trường ĐHSP TP.HCM
107 trang 64 0 0 -
7 trang 58 0 0
-
12 trang 41 0 0
-
149 trang 36 0 0
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tự học của sinh viên trong học chế tín chỉ
13 trang 29 0 0 -
Một số giải pháp nâng cao năng lực thông tin cho sinh viện đại học ở Việt Nam
7 trang 26 0 0 -
Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên Khoa Kinh tế Trường Đại học Nam Cần Thơ
12 trang 24 0 0 -
Phương pháp học tập cho sinh viên đại học
12 trang 24 0 0 -
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên trường Đại học Quốc Tế
14 trang 22 0 0