Danh mục

Vai trò của công tác xã hội trong sức khỏe tâm thần và những gợi ý cho Việt Nam

Số trang: 17      Loại file: pdf      Dung lượng: 154.70 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nội dung bài viết miêu tả những vai trò của các nhân viên công tác xã hội trong cung cấp các dịch vụ sức khỏe tâm thần, giải thích định nghĩa “các rối nhiễu tâm thần”, những yếu tố được xem là nguyên nhân gây ra chúng, những gợi ý dành cho đào tạo công tác xã hội và những gợi ý đối với công tác xã hội và chăm sóc sức khỏe tâm thần ở Việt Nam với việc thực hiện Đề án 1215.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vai trò của công tác xã hội trong sức khỏe tâm thần và những gợi ý cho Việt NamVai trò của Công tác xã hội trong Sức khỏe Tâm thầnVà Những gợi ý cho Việt NamTS. Edward CohenTh.S CTXH. Trần Đình TuấnChương trình Thăng tiến Giáo dục Công tác xã hội (SWEEP)Một dự án hợp tác giữa Đại học Bang San Jose, Cơ quan hỗ trợ phát triển quốc tếHoa Kỳ và Tám trường đại học ở Việt NamTrường Đại học bang San JoséSan José, California1Tóm tắtTóm tắt này miêu tả những vai trò của các nhân viên công tác xã hội trong cungcấp các dịch vụ sức khỏe tâm thần. Chúng tôi cũng sẽ giải thích định nghĩa “các rối nhiễutâm thần”, những yếu tố được xem là nguyên nhân gây ra chúng, những gợi ý dành chođào tạo công tác xã hội và những gợi ý đối với công tác xã hội và chăm sóc sức khỏe tâmthần ở Việt Nam với việc thực hiện Đề án 1215. Các nhân viên công tác xã hội đóng vaitrò quan trọng trong việc thực thi đề án này.2Giới thiệuBài viết tóm tắt này sẽ miêu tả những vai trò của các nhân viên công tác xã hộitrong cung cấp các dịch vụ sức khỏe tâm thần. Chúng tôi cũng sẽ giải thích định nghĩa“các rối loạn tâm thần”, những yếu tố được xem là nguyên nhân gây ra chúng, những gợiý dành cho đào tạo công tác xã hội và những gợi ý đối với công tác xã hội và chăm sócsức khỏe tâm thần ở Việt Nam với việc thực hiện Đề án 1215 (Văn phòng Thủ tướng ViệtNam, 2011).Với mục tiêu của bài viết này, chúng tôi định nghĩa một rối loạn tâm thần là mộtrối loạn trong đó một người (ở bất kỳ độ tuổi nào) trải qua một hay nhiều các triệu chứngsau: a) lo âu chủ quan; b) một mức độ suy giảm hoạt động chức năng tâm lý và/hoặc xãhội nhất định; c) hoạt động bất thường hay suy giảm trong các chứng năng cảm giác xungđột với môi trường chung; và/ hoặc d) chức năng tư duy hay nhận thức bất thường xungđột với văn hóa của cá nhân (Sands & Gelis, 2012). Nghề công tác xã hội, được địnhhướng bởi những bằng chứng khoa học và y tế, nhìn nhận nguyên nhân của các rối loạntâm thần là một tập hợp các yếu tố phức tạp trong khuôn khổ “sinh học – tâm lý – xã hội”đã được xây dựng từ mô hình thống nhất về y tế và bệnh tật (Weiner, 1984). Khuôn khổnày tính đến yếu tố di truyền, tính dễ bị tổn thương và khí chất của cá nhân, các yêu tốnguy cơ về mặt sinh học và môi trường, và các nguyên nhân gây căng thẳng về sinh họcvà môi trường thúc đẩy “sự biểu đạt” của tính dễ bị tổn thương mắc phải, hay yếu tố cóthể gây cản trở hoạt động chức năng lành mạnh của cá nhân (như trường hợp những tácđộng của sang chấn nghiêm trọng). Tầm quan trọng nhất định đối với những yếu tốnguyên nhân được xác định theo văn hóa – các nền văn hóa khác nhau đặt trọng tâm ởnhững yếu tố khác nhau (và các kiểu triệu chứng thể hiện) để xác định “không bình3thường” hay sức khỏe yếu. Ví dụ, trầm cảm có nhiều khả năng thể hiện ở các triệu chứngthể chất (ví dụ như đau đầu hay đau bụng) ở những nền văn hóa châu Á hơn là những nềnvăn hóa khác nơi mà các triệu chứng rõ ràng nhất thay vì đó lien quan đến cảm xúc vàkhí sắc (Eshun & Caldwell-Colbert, 2009). Những triệu chứng và hành vi được xác địnhvà giải thích như thế nào bị ảnh hưởng bởi những diễn giải mang tính văn hóa về nguyênnhân của các rối loạn. Điều này quan trọng đối với các nhà thực hành trong lĩnh vực sứckhỏe tâm thần làm việc cùng với các nhóm dân cư đa dạng, vì thiếu hiểu biết về nhữngbối cảnh văn hóa có thể dẫn đến chấn đoán sai và việc ứng dụng những can thiệp trị liệukhông phù hợp (Adeponle, Thombs, Groleau, Jarvis, & Kirmayer). Tuy vậy, một số yếutố gây bệnh có thể phổ biến chung. Các nhà nghiên cứu tiếp tục khám phá những yếu tốgây bệnh, như là các quá trình sinh học và hóa học thần kinh phổ biến chung đi kèm vớicác cảm xúc và những hành vi không bình thường.Mức độ phổ biến của các rối nhiễu tâm thầnGánh nặng gây ra bởi các rối nhiễu tâm thần đối với xã hội rất lớn. Ước tính trêntoàn thế giới các rối loạn tâm thần chiếm tới 13% gánh nặng bệnh tật toàn cầu (WorldHealth Organization, 2013). Trầm cảm nằm trong số các nguyên nhân gây khuyết tậthàng đầu trên toàn thế giới (trong số các bệnh mãn tính khác). Ở Việt Nam, các rối loạntâm thần được ước tính lên đến trên 16% gánh nặng bệnh tật của cả nước (World HealthOrganization, 2011). Những chi phí con người đối với những người rối loạn tâm thần, giađình họ và cộng đồng không thể tính toán được.Tại Hoa Kỳ, một nghiên cứu quốc gia lớn đã ước tình rằng 46% dân số có một rốiloạn tâm thần tại một thời điểm nào đó trong đời như được xác định bằng Sách hướngdẫn chấn đoán và thống kê các rối loạn tâm thần DSM trong nghiên cứu khảo sát các hộ4gia đình (Kessler, và các cộng sự., 2005). Trên thế giới, tỷ lệ mắc phải ước tính có thểdao động từ 12% đến 36% ở các quốc gia đã được Tổ chức Y tế thế giới khảo sát cho tớinay (Kessler, và các cộng sự, 2013). Ở Việt Nam, số lượng thống kê dịch tế học đượccông bố gần đây nhất về các rối loạn tâm thần là từ năm 2003 (Vuong, Ginneken,Morris, Ha, & Busse, 2010). Tại thời điểm đó, ...

Tài liệu được xem nhiều: