Danh mục

Vai trò của đạo đức nghề nghiệp trong vấn đề đào tạo nguồn nhân lực hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 325.84 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Vai trò của đạo đức nghề nghiệp trong vấn đề đào tạo nguồn nhân lực hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay" nêu quan điểm cá nhân về phương án đào tạo trong tình hình hội nhập quốc tế hiện nay và đề xuất phương pháp quản lý, hoạch định, tổ chức, điều khiển, kiểm tra các vấn đề thuộc về chiến lược đào tạo theo phương pháp “tam giác đều đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực”. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vai trò của đạo đức nghề nghiệp trong vấn đề đào tạo nguồn nhân lực hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay VAI TRÒ CỦA ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP TRONG VẤN ĐỀ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC HỘI NHẬP QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Huỳnh Lê Minh Thiện, Lê Chi Lan, Hồ Văn Cừu*, 1 Đỗ Đăng Trình**, Đặng Thị Hải Bình*** 2 3 Tóm tắt: Để phát triển đội ngũ kỹ thuật tay nghề cao ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế hiện nay, chúng tôi khẳng định rằng đạo đức nghề nghiệp là một vấn đề cần được xem xét một cách nghiêm túc hơn nữa bên cạnh sự nỗ lực để đào tạo những công nhân, kỹ sư lành nghề, có tầm nhìn và văn hóa có thể hội nhập quốc tế. Vấn đề về đạo đức nghề nghiệp nên được xem xét tới như là văn hóa chung để hội nhập bao gồm các khía cạnh liên quan đến kỹ năng mềm như làm việc theo nhóm, tính hợp tác, tinh thần chia sẻ kinh nghiệm, tinh thần gánh vác trách nhiệm, tính kế thừa, tính nhân đạo trong lao động sản xuất, sự nỗ lực cải thiện môi trường làm việc chung, trách nhiệm đối với cộng đồng, tính trung thực và nhiều vấn đề đạo đức khác. Bài tham luận này đứng ở góc nhìn của giảng viên giảng dạy về ngành nghề kỹ thuật, nhóm tác giả cũng là người đã từng ở vị trí của một nhân viên kỹ thuật và quản lý kỹ thuật, nêu lên các vấn đề phát sinh từ đạo đức nghề nghiệp hoặc bị chi phối do vấn đề đạo đức nghề nghiệp. Nhóm tác giả cũng nêu quan điểm cá nhân về phương án đào tạo trong tình hình hội nhập quốc tế hiện nay và đề xuất phương pháp quản lý, hoạch định, tổ chức, điều khiển, kiểm tra các vấn đề thuộc về chiến lược đào tạo theo phương pháp “tam giác đều đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực”. Từ khóa: Phát triển giáo dục, giáo dục chuyên nghiệp, thái độ làm việc, đạo đức nghề nghiệp, đào tạo nguồn nhân lực hội nhập quốc tế; cách mạng công nghiệp 4.0. 1. NHÌN NHẬN CHUNG VỀ KHÍA CẠNH ĐẠO ĐỨC CÒN TỒN TẠI TRONG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO Đạo đức nghề nghiệp là một yếu tố quan trọng để phát triển sự nghiệp. Đạo đức nghề nghiệp thể hiện ngay trong cách bạn phản ứng trước những tình huống trong cuộc sống công sở hàng ngày (Trịnh Duy Huy, 2007). Trong bất kỳ thời đại nào, nguồn nhân lực bao giờ cũng là yếu tố quan trọng trong chiến lược xây dựng và phát triển của mỗi quốc gia, bởi mọi của cải vật chất đều được tạo ra từ bàn tay và trí óc của con người. Đặc biệt là trong nền kinh tế tri thức hiện nay thì trí huệ của con người được coi là tài nguyên vô giá. Thực tế cho thấy, hiện nay nguồn nhân lực của Việt Nam rất dồi dào, đây là một lợi thế cạnh tranh trong quá trình hội nhập của đất nước, bên * Trường Đại học Sài Gòn. ** Trường Đại học Tây Đô. *** Trường Cao đẳng Nghề số 7/QK7. 172 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC GIA: XÂY DỰNG NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT - ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP cạnh tri thức cần có của đội ngũ nhân lực thì vấn đề đạo đức rất đáng được quan tâm. Chính vì vậy, nhóm tác giả đã chọn chủ đề “Vai trò của đạo đức nghề nghiệp trong vấn đề đào tạo nguồn nhân lực hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay”. 2. NHỮNG QUAN ĐIỂM VỀ KHÍA CẠNH ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CÒN TỒN TẠI TRONG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO Đạo đức nghề nghiệp là một hệ thống những chuẩn mực giá trị đạo đức xã hội nhưng phù hợp với đặc điểm của mỗi loại nghề, phản ánh nhân cách của người lao động trong nghề đó. Đạo đức nghề nghiệp trở thành động lực phát triển nhân cách, phát triển các năng lực chung và năng lực nghề nghiệp làm tăng năng xuất và hiệu quả hoạt động nghề nghiệp và hoạt động xã hội của mỗi người (Nguyễn Đắc Hưng, 2011). Với những yêu cầu đặt ra trong tiến trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế, đòi hỏi Việt Nam phải có đội ngũ lao động kỹ thuật đủ về số lượng, có kiến thức, kỹ năng nghề thành thạo với cơ cấu và trình độ phù hợp, đáp ứng nhu cầu xã hội. Lực lượng lao động kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, kinh doanh đòi hỏi trình độ ngày càng cao và kỹ năng ngày càng giỏi. Những người qua đào tạo trong thời kỳ mới phải có phẩm chất, nhân cách tốt, tinh thông nghề nghiệp, có đủ sức khỏe phục vụ cho các ngành kinh tế, vùng kinh tế, đặc biệt là các ngành kinh tế mũi nhọn, vùng kinh tế trọng điểm và xuất khẩu lao động. Đặc biệt, người lao động phải có đạo đức nghề nghiệp tốt (Nguyễn Bá Hùng, 2010). Thực tế cho thấy từ nền sản xuất nông nghiệp tự cung, tự cấp chuyển sang nền sản xuất hàng hoá và công nghiệp hiện đại, người lao động còn bị ảnh hưởng nặng nề tư tưởng, thói quen của nền sản xuất tiểu nông manh mún, thiếu tính toán hiệu quả kinh tế, lãng phí... Tác phong công nghiệp chưa trở thành phổ biến, nên tính tự do, ý thức chấp hành luật pháp, kỷ luật trong lao động còn yếu... Khả năng làm việc theo nhóm, l ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: