Danh mục

Vai trò của độ thanh thải lactate trong tiên lượng tử vong ở bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 894.05 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày xác định giá trị tiên lượng tử vong của độ thanh thải lactate máu ở bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu trên 130 bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang từ tháng 4/2021 đến tháng 6/2022.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vai trò của độ thanh thải lactate trong tiên lượng tử vong ở bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC CẦN THƠ – SỐ 69/2023 VAI TRÒ CỦA ĐỘ THANH THẢI LACTATE TRONG TIÊN LƯỢNG TỬ VONG Ở BỆNH NHÂN SỐC NHIỄM KHUẨN Đoàn Đức Nhân1*, Danh Minh Sung2, Võ Minh Phương1 Nguyễn Việt Thu Trang1, Danh Thái Châu2 1. Trường Đại học Y Dược Cần Thơ 2. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang *Email: ddnhan@ctump.edu.vn Ngày nhận bài: 31/7/2023 Ngày phản biện: 28/11/2023 Ngày duyệt đăng: 25/12/2023TÓM TẮT Đặt vấn đề: Sốc nhiễm khuẩn là một bệnh lý phổ biến tại các khoa hồi sức tích cực với tỉ lệtử vong cao khoảng 40-60%. Việc điều trị bệnh lý này là một thách thức lớn đòi hỏi nhiều biện phápkhác nhau. Nồng độ lactate máu là một chỉ số phản ánh gián tiếp tình trạng tưới máu của các cơquan trong nhiễm khuẩn huyết và sốc nhiễm khuẩn. Độ thanh thải lactate là một phương pháp giúptheo dõi sự phục hồi tưới máu mô và kết quả của hồi sức chống sốc, góp phần cải thiện hiệu quảđiều trị. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định giá trị tiên lượng tử vong của độ thanh thải lactate máu ởbệnh nhân sốc nhiễm khuẩn. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu trên 130bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang từ tháng 4/2021 đến tháng6/2022. Kết quả: Tỉ lệ tử vong là 60,8%. Nồng độ lactate máu có trung vị là 5,48mmol/L. Có sựkhác biệt rõ về độ thanh thải lactate giữa nhóm sống và nhóm tử vong khi nhóm sống có độ thanhthải lactate cao hơn so với nhóm tử vong. Độ thanh thải lactate ở thời điểm 6 giờ và 12 giờ sau nhậpviện có diện tích dưới đường cong lần lượt là 0,809 và 0,847 với p TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC CẦN THƠ – SỐ 69/2023of lactate clearance after 6 hours of admission was -1.76% (with sensitivity of 82.3% and specificityof 78.4%) and at 12 hours of admission was -10.56% (with sensitivity of 86.1% and specificity of86.3%). Conclusions: Lactate clearance at 6 hours and 12 hours after admission is a worthymeasure in predicting mortality in patients with septic shock. Keywords: Septic shock, blood lactate, lactate clearance.I. ĐẶT VẤN ĐỀ Sốc nhiễm khuẩn (SNK) được xem là một phân nhóm của nhiễm khuẩn huyết đặctrưng bởi các rối loạn chức năng cơ quan kèm theo bất thường về tuần hoàn và chuyển hóatế bào đủ nặng khiến làm tăng đáng kể tỉ lệ tử vong (từ 40-60% tại Việt Nam) [1], [2]. TrongSNK, tình trạng thiếu oxy mô là nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng rối loạn chứcnăng tế bào. Nếu tình trạng thiếu oxy mô kéo dài sẽ dẫn đến suy chức năng cơ quan và tửvong. Việc đánh giá, theo dõi và điều trị tình trạng này có ý nghĩa rất quan trọng trong điềutrị SNK. Độ thanh thải (ĐTT) lactate hiện nay được xem là một phương pháp hiệu quả trongviệc đánh giá hiệu quả hồi sức chống sốc và tiên lượng ở bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn.Nghiên cứu này được thực hiện với mục tiêu: Xác định giá trị tiên lượng tử vong của độthanh thải lactate máu ở bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn.II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Tất cả các bệnh nhân được chẩn đoán sốc nhiễm khuẩn được điều trị tại Khoa Hồisức tích cực – Chống độc, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang. - Tiêu chuẩn chọn mẫu: Bệnh nhân ≥18 tuổi được chẩn đoán SNK theo SEPSIS-3(2016) với các tiêu chuẩn như sau [2]: Nhiễm khuẩn huyết gồm 2 yếu tố: + Có rối loạn chức năng cơ quan (điểm SOFA ≥ 2 điểm) + Có dấu hiệu nhiễm khuẩn. Sốc nhiễm khuẩn: + Có nhiễm khuẩn huyết kèm theo, + Tụt huyết áp dai dẳng cần phải sử dụng thuốc vận mạch để duy trì huyết áp độngmạch trung bình ≥ 65 mmHg. + Lactate máu > 2mmol/L dù đã được bồi hoàn thể tích đầy đủ. - Tiêu chuẩn loại trừ: + Bệnh nhân hoặc thân nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu. + Bệnh nhân mắc bệnh lý mạn tính giai đoạn cuối. + Bệnh nhân mắc bệnh lý ác tính. + Bệnh nhân chuyển viện tuyến trên. + Bệnh nhân tử vong sớm trước 12 giờ kể từ thời điểm vào viện. 2.2. Phương pháp nghiên cứu - Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu. 2 p(1  p) - Cỡ mẫu: n  Z 1  2 d2 n: Là số đối tượng nghiên cứu tối thiểu. α: Là xác suất sai lầm loại 1, α = 1 – độ tin cậy = 1 – 0,95 = 0,05. Z: Trị số lấy từ phân phối chuẩn. 107 TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC CẦN THƠ – SỐ 69/2023 d: Sai số cho ph ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: