Danh mục

Vai trò của gia đình đối với việc thực hiện bình đẳng giới vì mục tiêu phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 403.93 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Vai trò của gia đình đối với việc thực hiện bình đẳng giới vì mục tiêu phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay" sơ lược một vài nét về phát triển bền vững và bình đẳng giới, về tiến trình thực hiện bình đẳng giới ở Việt Nam. Từ việc chỉ ra vai trò của gia đình đối với việc thực hiện bình đẳng giới, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy vai trò của gia đình đối với việc thực hiện bình đẳng giới vì mục tiêu phát triển bền vững ở nước ta hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vai trò của gia đình đối với việc thực hiện bình đẳng giới vì mục tiêu phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay Trường Đại học Mỏ - Địa chất VAI TRÒ CỦA GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI VIỆC THỰC HIỆN BÌNH ĐẲNG GIỚI VÌ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Hoàng Thị Giang Tóm tắt: Trong 17 mục tiêu phát triển bền vững đã được các nhà lãnh đạo thế giới chính thức thôngqua tại Hội nghị Thượng đỉnh của Liên Hợp quốc về chương trình nghị sự phát triển sau năm 2015, bìnhđẳng và bình đẳng giới được đặt ra như một ưu tiên hàng đầu. Để thực hiện bình đẳng giới vì mục tiêuphát triển bền vững cần có sự tác động của rất nhiều yếu tố, trong đó, gia đình là một yếu tố giữ vai tròquan trọng. Trong khuôn khổ bài viết này, tác giả sơ lược một vài nét về phát triển bền vững và bình đẳnggiới, về tiến trình thực hiện bình đẳng giới ở Việt Nam. Từ việc chỉ ra vai trò của gia đình đối với việcthực hiện bình đẳng giới, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy vai trò của gia đình đối với việcthực hiện bình đẳng giới vì mục tiêu phát triển bền vững ở nước ta hiện nay. Từ khóa: Vai trò, gia đình, bình đẳng giới, phát triển bền vững… 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Có thể nói, chưa bao giờ, nhân loại chứng kiến sự thay đổi nhanh chóng và toàn diện trên tất cảcác lĩnh vực của đời sống xã hội như thời gian qua. Sự phát triển với tốc độ vũ bão trên tất cả các lĩnhvực bên cạnh việc mang đến cho chúng ta những cú hích, những bước nhảy đột phá thì nó cũng đedọa không ít đến triển vọng phát triển của nhân loại như: xu hướng gia tăng sự bất bình đẳng xã hội,sự chênh lệch giàu nghèo, vấn đề suy thoái văn hóa, cạn kiệt nguồn tài nguyên hay ô nhiễm môitrường…Tất cả điều đó khiến chúng ta phải hướng đến một tư duy mới, tư duy về sự phát triển bềnvững. Ở Việt Nam, phát triển bền vững cũng là xu hướng được Đảng, nhà nước và các lực lượng tiếnbộ xã hội quan tâm. Để đảm bảo cho sự phát triển đất nước theo xu hướng bền vững, một trong nhữngvấn đề nổi cộm cần phải giải quyết đó là tăng cường thực hiện bình đẳng giới trong xã hội. Trong xuhướng đó, vai trò của gia đình đối với việc thực hiện bình đẳng giới vì mục tiêu phát triển bền vững ởnước ta hiện nay là một vấn đề có tầm trọng quan trọng chiến lược. 2. NỘI DUNG 2.1.Vài nét sơ lược về phát triển bền vững và bình đẳng giới Ngày nay, với xu thế phát triển mới của thời đại, các quốc gia luôn hướng tới một sự phát triểnmang hai hàm nghĩa: phát triển toàn diện và phát triển bền vững. Nếu như, phát triển toàn diện đòi hỏimỗi quốc gia có sự phát triển trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa… thì “phát triển bềnvững là một sự phát triển về mọi mặt trong hiện tại mà vẫn phải đảm bảo sự tiếp tục phát triển trongtương lai”1. Điều đó cho thấy, sự phát triển bền vững tự nó đã mang trong mình hàm nghĩa phát triển ThS. Khoa Lý luận chính trị, Học viện Kỹ thuật mật mã.1 PGS.TS. Phạm Thị Thanh Bình, Phát triển bền vững ở Việt Nam, tiêu trí đánh giá và định hướng phát triểnhttp://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu--trao-doi/trao-doi-binh-luan/phat-trien-ben-vung-o-viet-nam-tieu-chi-danh-gia-va-dinh-huong-phat-trien-113392.html282Khoa học xã hội với sự phát triển bền vữngtoàn diện. Hơn thế nữa, nó còn là sự phát triển đòi hỏi có sự liên hệ mật thiết giữa quá khứ, hiện tạivà xuyên suốt trong tương lai; là sự phát triển luôn theo xu hướng liên kết toàn diện giữa các lĩnh vựckhác nhau của đời sống xã hội như kinh tế, chính trị, văn hóa… trong mỗi một thời kỳ khác nhau; làsự phát triển luôn có sự kết hợp chặt chẽ giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, thực hiệntiến bộ, công bằng xã hội, đồng thời góp phần bảo vệ môi trường... Lần đầu tiên, khái niệm phát triển bền vững được Ủy ban môi trường và Phát triển thế giới(WCED) chính thức sử dụng trong báo cáo có tựa đề Tương lai của chúng ta năm 1987. Trước đây,phát triển bền vững được hiểu là sự phát triển không chỉ chú trọng đến lĩnh vực kinh tế mà còn phảitôn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường sinh thái. Ngày nay, kháiniệm này được hiểu theo nghĩa rộng hơn với nội dung bao quát: phát triển bền vững là một sự pháttriển bảo đảm tăng trưởng kinh tế trên cơ sở sử dụng một cách hợp lý tài nguyên thiên nhiên kết hợpvới bảo vệ môi trường sống, đồng thời phát huy các nền tảng văn hóa truyền thống làm nên đặc trưngcủa mỗi quốc gia, mỗi khu vực trong tiến trình phát triển chung của nhân loại để có thể vừa thỏa mãnđược nhu cầu của thế hệ hôm nay, vừa không làm ảnh hưởng đến điều kiện thỏa mãn nhu cầu và môitrường sống của các thế hệ mai sau. Như vậy, để thúc đẩy sự phát triển của đất nước theo xu hướng bền vững, chúng ta phải tạo rasự phát triển toàn diện mà ở đó, sự phát triển của hiện tại khô ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: