Danh mục

Vai trò của gia đình trong việc giáo dục đạo đức cho sinh viên hiện nay

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 182.37 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày vai trò của gia đình trong việc giáo dục đạo đức cho sinh viên hiện nay. Trước thực trạng đó, bên cạnh vai trò của giáo dục tại nhà trường được xem là quyết định, môi trường xã hội là môi trường khách quan có ảnh hưởng lớn thì phải nhìn nhận lại vai trò cốt lõi của gia đình trong việc giáo dục đạo đức cho các em từ khi các em đang còn nhỏ đến khi các em ở lứa tuổi là sinh viên.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vai trò của gia đình trong việc giáo dục đạo đức cho sinh viên hiện nay VAI TRÕ CỦA GIA ĐÌNH TRONG VIỆC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO SINH VIÊN HIỆN NAY Thái Thu Hoài11. Đặt vấn đề Bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập vào cộng đồng thế giới đã và đang đặt ranhiều cơ hội và thách thức mới mẻ cho gia đình Việt Nam, nhất là trong khía cạnhgiáo dục nhân cách, đạo đức cho con em mình khi các em đang ở độ tuổi là sinh viên.Được định vị trong bối cảnh phát triển đặc biệt của Việt Nam ta, trong đó sự gặp gỡ,hội tụ những giá trị và vai trò truyền thống lâu đời với hệ giá trị mới mang tính quốctế, đã tạo ra nhiều thách thức hơn là cơ hội cho mỗi một gia đình Việt Nam. Điều nàykhẳng định vai trò ngày càng quan trọng của các bậc cha mẹ và các thế hệ khác trongviệc giáo dưỡng con em mình cùng với nhà trường và xã hội. Vấn đề giáo dục đạo đức truyền thống cho sinh viên ở nước ta trong những nămqua trở thành những vấn đề đặc biệt quan tâm không chỉ ở trong ngành giáo dục mà làmối quan tâm của toàn xã hội. Hiện nay, vấn đề giá trị đạo đức truyền thống của sinhviên trong điều kiện nền kinh tế thị trường cũng như trong điều kiện hội nhập với thếgiới đang bị xâm hại và mai một dần, một số các hành vi lệch chuẩn trong sinh viênđang ngày càng gia tăng là một thực tế đáng báo động. Trước thực trạng đó, bên cạnhvai trò của giáo dục tại nhà trường được xem là quyết định, môi trường xã hội là môitrường khách quan có ảnh hưởng lớn thì phải nhìn nhận lại vai trò cốt lõi của gia đìnhtrong việc giáo dục đạo đức cho các em từ khi các em đang còn nhỏ đến khi các em ởlứa tuổi là sinh viên.2. Bàn về vai trò của gia đình Việc nhìn nhận lại vị trí quan trọng của gia đình phải tính đến sự biến đổi củacác bậc cha mẹ trong bối cảnh đặc thù của họ hiện nay. Đó nên được xem là yếu tốđầu tiên nhằm đánh giá thực trạng “chất lượng” làm cha làm mẹ của họ. Tuy chưa cóđánh giá tương đối về chủ đề này, nhưng nói chung, chúng ta có thể thấy rằng các bậccha mẹ hiện nay phải được nâng cao ý thức và năng lực phù hợp để thể hiện nhữngvai trò đa dạng của mình trong bối cảnh phát triển phức tạp như môi trường xã hội,nhằm không ngừng đồng hành với những bước phát triển nhiều mặt của con em mình.Thực tế, nhiều gia đình đã buông lỏng việc giáo dục đạo đức của con em cho nhàtrường và xã hội khi các em ở trong một môi trường mới.1 ThS – Khoa Xuất bản, trường Đại học Văn hóa TP. HCM 28 Tất nhiên thứ tự vai trò của cha mẹ tùy theo lứa tuổi phát triển của con em từgiai đoạn chuyển từ học sinh phổ thông sang đời sống sinh viên. Trước đây cha mẹthường đóng vai trò là người áp đặt. Đây là vai trò thể hiện sự thụ động, một chiềucủa cha mẹ nên khó phát huy được những đức tính cần thiết cho con em phát triển vàtrưởng thành về tính cách đạo đức sau này. Trong thời đại phát triển khoa học và công nghệ như vũ bão như hiện nay, cùngvới sự giao lưu thông tin và văn hóa quốc tế ngày càng tăng đến chóng mặt thì thế hệtrẻ học sinh và sinh viên Việt Nam càng tiếp cận dễ hơn về các hệ thống luân lý vàtính cách khác nhau. Vì thế, các bậc cha mẹ phải đóng nhiều vai trò hơn nữa để nhằmtheo kịp với sự biến đổi của các giá trị trong môi trường mới. Theo tôi, có thể kể ra vàbàn thêm một số vai trò của gia đình, cụ thể là của cha mẹ trong việc giáo dục đạo đứccho các em từ khi các em còn là học sinh phổ thông đến khi các em đã trưởng thành làsinh viên như hiện nay. Giáo huấn: các bậc cha mẹ có chức năng đảm nhận việc hỗ trợ dạy dỗ thêm chocon cái mình. Khi còn là học sinh, việc này có thể dựa vào tài liệu giáo dục công dântừ nhà trường và cộng đồng địa phương. Cha mẹ có thể giải thích thêm những điểmmà con mình chưa hiểu kỹ, đồng thời cha mẹ phải đưa bản thân mình ra làm ví dụminh họa từ những hành vi gương mẫu của mình và phần nhiều con cái phải thấyđược tận mắt những biểu hiện nêu gương này. Ngoài ra, cha mẹ có thể kết hợp nhữngchuẩn mực và kết hợp với những giá trị dạy dỗ riêng của mình theo nền học vấn đạođức và nhân cách cùng những trải nghiệm mà cha mẹ có được trong quá trình sinhsống. Qua đó, cha mẹ nên dạy con cái biết cách đối nhân xử thế, biết tôn trọng mìnhvà tôn trọng người khác, dạy con lòng khoan dung, sự độ lượng vị tha và những chuẩnmực, giá trị đạo đức mà con người phải sống theo, dạy con những điều hay lẽ phải.Nhưng để làm được điều đó, trước hết cha mẹ phải là tấm gương cho con cái noi theo,phải khơi dậy ý thức về cái tốt và cái xấu, về cái đáng làm và không nên làm, nhưngnếu các bậc cha mẹ đã không đóng đúng vai trò của mình thì khó có thể đòi hỏi nhữngđứa con của mình sẽ trở thành những công dân tốt. Tư vấn: giáo dục đạo đức, tính cách và giá trị nhân phẩm là một nhiệm vụ nhạycảm, tinh tế và có thể mang tính tranh cãi, vì nhiều khi ranh giới đạo đức của nhiềuvấn đề rất khó phân định. Cho nên cha mẹ có thể thực hiện vai trò tư vấn đạo đức vànhân cách cho con em trong nhiều vấn đề. Theo đó, cha mẹ có thể đưa ra nhiềuphương án ứng xử trong phần lớn các trường hợp mà cha mẹ chứng kiến hành vi các 29em hoặc nghe các em kể lại. Cha mẹ không nhất thiết phải ra lệnh cho con em mìnhnhất nhất theo một lối ứng xử đối với một hiện tượng giao tiếp nào đó. Đây là côngviệc đầy khó khăn, nhưng để có thể đảm nhiệm thành công, cha mẹ cũng nên cho conem mình biết đạo đức cũng mang tính linh hoạt nhưng đều dựa trên những hệ chuẩnmực ứng xử của con người. Như vậy các em có thể có được định hướng rõ hơn. Saukhi tư vấn, cha mẹ còn phải theo dõi con em mình để xem các em có thực hiện cáchành vi ứng xử phù hợp với chuẩn mực đạo đức không, để xử lý những vấn đề có thểphát sinh. Đó là công việc hậu tư vấn mà cha mẹ cần nhất quán thực hiện. Ở đây, chamẹ có thể cho con em mình biết sự đánh giá cụ thể của mình để góp phần cho các embiết các em đã nỗ l ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: