Danh mục

Vai trò của giáo dục đối với nhận thức và ý định khởi nghiệp của sinh viên trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Bình Dương

Số trang: 15      Loại file: pdf      Dung lượng: 523.48 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu này kiểm định vai trò của yếu tố giáo dục đối với nhận thức và ý định khởi nghiệp của sinh viên trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Bình Dương. Mối quan hệ này được kiểm định qua mẫu 1375 sinh viên. Kết quả nghiên cứu cho thấy hoạt động đào tạo và hoạt động kiến tạo tác động dương rất lớn đến nhận thức khởi nghiệp. Trong khi đó nhận thức khởi nghiệp cũng có tác động dương khá mạnh đến ý định khởi nghiệp.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vai trò của giáo dục đối với nhận thức và ý định khởi nghiệp của sinh viên trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Bình DươngHội thảo Khoa học Quốc tế ...VAI TRÒ CỦA GIÁO DỤC ĐỐI VỚI NHẬN THỨC VÀ Ý ĐỊNHKHỞI NGHIỆP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾKỸ THUẬT BÌNH DƯƠNGHà Kiên Tân1, Nguyễn Ngọc Diễm2, Nguyễn Trọng Minh3TÓM TẮTNghiên cứu này kiểm định vai trò của yếu tố giáo dục đối với nhận thức và ý định khởi nghiệpcủa sinh viên trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Bình Dương. Mối quan hệ này được kiểm định quamẫu 1375 sinh viên. Kết quả nghiên cứu cho thấy hoạt động đào tạo và hoạt động kiến tạo tác độngdương rất lớn đến nhận thức khởi nghiệp. Trong khi đó nhận thức khởi nghiệp cũng có tác độngdương khá mạnh đến ý định khởi nghiệp. Có thể nói, yếu tố giáo dục trong khởi nghiệp có vai tròquan trọng trong mối quan hệ giữa nhận thức dẫn đếný địnhkhởi nghiệp.Cuối cùng, nghiên cứu đưara kết luận và hàm ý chính sách cho trường Đại học Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Bình Dương, cũngnhư làm cơ sở cho các trường đại học khác nghiên cứu tiếp theo.Từ khóa: Khởi nghiệp, ý định khởi nghiệp, nhận thức mong muốn khởi nghiệp, nhận thứckhả năng khởi nghiệp, giáo dục khởi nghiệp, đào tạo khởi nghiệp, kiến tạo khởi nghiệp, sinhviên đại học.THE ROLE OF EDUCATION IN AWARENESS AND INTENTIONTO START A BUSINESS OF STUDENTS OF BINH DUONGECONOMICS – TECHNICAL UNIVERSITYABSTRACTThis study examines the roles of educational factors in entrepreneurial perceivedandentrepreneurial intention of students at Binh Duong Economics and Technology University. Thisrelationship is tested through a sample of 1375 students. The results show that training and tectonicactivity are very positive for entrepreneurial perceived. Meanwhile, entrepreneurial perceived hasa strong positive effect on entrepreneurial intention. The educational factors in entrepreneurialplays an important role in the relationship between entrepreneurial perceived and entrepreneurialintention. Finally, the study draws conclusions and policy implications for Binh Duong Economicsand Technology University, as well as the basis for subsequent research universities.Keyword: Entrepreneurship, Entrepreneurial intention, Entrepreneurial educational,Entrepreneurial perceived desirability, Entrepreneurial perceived feasibility, Entrepreneurialtraining,Entrepreneurialtectonic, University student.1. GIỚI THIỆUKhởi nghiệp là một lĩnh vực luôn được các nhà nghiên cứu quan tâm hàng đầu vì sự phát triểnkinh tế quốc gia. Việc gia tăng được số lượng các doanh nghiệp trong nền kinh tế luôn là mối bậntâm chính của chính phủ, các nhà hoạch định chính sách và các học giả vì hai lý do. Một là, làm1 Thạc sĩ, Giảng viên trường Đại học Kinh tế-Kỹ thuật Bình Dương – hktan@ktkt.edu.vn2 Sinh viên trường Đại học Kinh tế-Kỹ thuật Bình Dương - diemn3408@gmail.com3 Sinh viên trường Đại học Kinh tế-Kỹ thuật Bình Dương - trongminh07@gmail.com5Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuậttăng tốc độ tăng trưởng kinh tế (Audretsch, 2007); hai là, giảm thất nghiệp (Santarelli, Carree, &Verheul, 2009), đặc biệt với sinh viên mới ra trường (Fayolle & cộng sự, 2006) tại các nước đangphát triển. Lứa tuổi thanh niên từ 18 đến 36 thường mạo hiểm, ít sợ rủi ro, mong muốn làm giàu,nhạy bén với các cơ hội kinh doanh, có ý định khởi nghiệp và thực hiện khởi nghiệp ở mức cao(GEM, 2016).Tuy nhiên, nhận thức khởi nghiệp của sinh viên Việt Nam có một số khác biệt nhất định. Tạinhiều quốc gia phát triển, khởi nghiệp dựa trên nền tảng của sự sáng tạo. Trong khi đó, nhận thứctại Việt Nam lại có phần nghiêng về tạo việc làm, tăng thu nhập và xem như là một lựa chọn nghềnghiệp (GEM, 2016). Vì không đặt nền tảng là một ngành kinh tế dựa trên sự sáng tạo, nên chỉ sốsáng tạo đổi mới của khởi nghiệp tại Việt Nam là khá thấp so với quốc tế. Theo đó, chỉ số sángtạo đổi mới của doanh nghiệp khởi nghiệp trong năm 2015 chỉ đạt 11,4%, xếp hạng 50 trong số 60nước tham gia khảo sát. Trong đó, đổi mới về sản phẩm chỉ đạt mức 4,8%, đổi mới về thị trườnglà 2,2%, đổi mới về công nghệ là 4,4%. Đa phần khởi nghiệp ở Việt Nam là vì nhu cầu thiết yếuvà mưu sinh hàng ngày hơn là sử dụng khả năng sáng tạo. Mặc dù nhận thức về khởi nghiệp ở độtuổi 18-36 là khá cao, nhưng ý định khởi nghiệp lại không tương xứng (GEM, 2016). Vậy, nhậnthức khởi nghiệp của sinh viên có ảnh hưởng như thế nào đến ý định khởi nghiệp? Trong khi đó,một nghiên cứu của Souitaris & cộng sự (2007) đã chỉ ra chưa có đủ thông tin về tác động của cácchương trình giáo dục khởi nghiệp đối với hành vi khởi nghiệp của sinh viên, nhưng có thể làm tăngý định khởi nghiệp của họ. Một nghiên cứu khác của Frank & Luthje (2004) cho thấy rằng sự hỗ trợcủa môi trường đại học có một ảnh hưởng tích cực đến ý định khởi nghiệp và nó có liên quan đếnnhận thức cá nhân về giáo dục khởi nghiệp. Một số nghiên cứu khác như Smith (2008) về giáo dụckhởi nghiệp trong các trường Đại học cho thấy có tương quan tuyến tính giữa giáo dục khởi nghiệpvà ý định khởi nghiệp. Điều này cho thấy, mối quan hệ giữa giáo dục khởi nghiệp và ý định khởinghiệp là chưa thống nhất. Sự gia tăng về giáo dục khởi nghiệp như là một cách thức để hội nhậpvới kinh tế thế giới (Zeithaml & Rice 1987). Giáo dục khởi nghiệp đã trải qua một chặng đường dàivà tập trung vào giới trẻ và thanh thiếu niên. Tuy nhiên lại thiếu những mô hình nghiên cứu hoặc líthuyết trong giáo dục khởi nghiệp, ngoài ra các nghiên cứu trước đây đều xem khái niệm giáo dụclà khái niệm đơn hướng (Adam & Fayolle, 2015). Chính vì lý do này nghiên cứu vai trò của giáodục đối với nhận thức và ý định khởi nghiệp tại Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Bình Dươngvới 2 đóng góp mới:- Kiểm định lại khái niệm giáo dục trên cở sở là một khái niệm đa hướng (khái niệm bậc 3)- Kiểm định tác động của yếu tố giáo dục đối với nhận thức và từ nhận thức đến ý định khởi nghiệp.Các phần tiếp theo của bài viết này sau phần giới thiệu gồm: (1) Cơ sở lý thuyết và lược khảocác công trình nghiên cứ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: