Vai trò của giáo dục và đào tạo trong phát triển kinh tế tri thức ở nước ta hiện nay
Số trang: 5
Loại file: pdf
Dung lượng: 2.60 MB
Lượt xem: 13
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Trong kinh tế tri thức, tri thức là yếu tố chủ yếu sản xuất, lợi thế của cạnh tranh và là chất lượng nguồn nhân lực, song tri thức con người chỉ thông qua giáo dục - đào tạo mới có được. Do vậy, phát triển giáo dục - đào tạo là một động lực, nguồn lực của phát triển kinh tế tri thức, là vấn đề có ý nghĩa sống còn trước xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay. Bài viết nghiên cứu và đề cập đến vấn đề này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vai trò của giáo dục và đào tạo trong phát triển kinh tế tri thức ở nước ta hiện nay VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 6/2018, tr 110-114 VAI TRÒ CỦA GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC Ở NƯỚC TA HIỆN NAY Nguyễn Thị Hiền, Trường Đại học Kinh tế - Kĩ thuật Công nghiệp Ngày nhận bài: 25/05/2018; ngày sửa chữa: 16/06/2018; ngày duyệt đăng: 25/06/2018. Abstract: After three decades of reform, Vietnam is catching up with the explosion of the industrial revolution 4.0 and implementing industrialization in parallel with developing knowledge-based economy. It is also an essential trend that promotes the development of productive forces in our country. In the knowledge-based economy, knowledge is the key factor of production, the advantage of competition and the quality of human resources and knowledge of human is acquired through education and training. Therefore, education and training development is a driving force, the resource of knowledge-based economy development, and is a vital issue in the current trend of globalization and international integration. Keywords: Education and training, knowledge-based economy, education and training role. 1. Mở đầu Thực tiễn đã chứng minh, kinh tế tri thức (KTTT) là giai đoạn phát triển mới của lực lượng sản xuất xã hội; phát triển KTTT là xu thế tất yếu trong quá trình sản xuất vật chất của xã hội. Đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước phải gắn với phát triển KTTT. Phát triển KTTT tạo nên bước đột phá trong sự phát triển của lực lượng sản xuất và đó cũng chính là cách thức để “rút ngắn” quá trình CNH, HĐH. Trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0, để tạo động lực cho sự phát triển KTTT, phải chú trọng đến phát triển GD-ĐT là vấn đề sống còn ở nước ta hiện nay. Vai trò của GD-ĐT được thể hiện rõ trong quan điểm của Đảng ở các kì đại hội. Tại Nghị quyết Trung ương 2 (khoá VIII) đã khẳng định: “Phát triển GD-ĐT là nền tảng, động lực thúc đẩy sự phát triển KT-XH trong giai đoạn đẩy mạnh CNH, HĐH hiện nay” [1]. Tiếp đó, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X cũng nhấn mạnh: GD-ĐT là một trong những động lực thúc đẩy sự nghiệp CNH, HĐH, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Cương lĩnh xây dựng và phát triển đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) tiếp tục khẳng định: GD-ĐT có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất nước, xây dựng nền văn hoá và con người Việt Nam. Trong chiến lược phát triển KT-XH giai đoạn 2011-2020 được thông qua tại Đại hội XI, vai trò của GD-ĐT lại được làm rõ: GD-ĐT cần tập trung vào việc phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao. Đến Nghị quyết Trung ương 8 (khoá XI) tiếp tục khẳng định: GD-ĐT là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển KT-XH. Xuyên suốt các kì Đại hội, Đảng ta luôn coi GD-ĐT là yếu tố quyết định sự phát triển của đất nước, là phương tiện chủ yếu để quyết định chất lượng con người, là nền tảng của chiến lược con người. Từ thực tiễn phát triển của các nền kinh tế tiên tiến trên thế giới đang trong quá trình thực hiện bước chuyển tiếp trình độ phát triển từ kinh tế công nghiệp sang hậu công nghiệp và KTTT. Những thành tựu của cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại đã biến tri thức thành yếu tố quan trọng bên trong quá trình sản xuất và quyết định sự phát triển của nền kinh tế. Trong bối cảnh đó, giáo dục đã trở thành nhân tố quyết định nhất đối với sự phát triển KT-XH. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Khái niệm và đặc trưng của kinh tế tri thức Trong Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc khóa IX của Đảng Cộng sản Việt Nam, thuật ngữ “KTTT” được chính thức sử dụng và trở thành một nội dung quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của nước ta. KTTT là nền kinh tế, trong đó khoa học - công nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, là yếu tố quyết định hàng đầu việc sản xuất ra của cải, sức cạnh tranh và triển vọng phát triển. Theo OECD, KTTT là nền kinh tế trong đó sự sản sinh ra, phổ cập và sử dụng tri thức giữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển kinh tế, tạo ra của cải, nâng cao chất lượng cuộc sống. Cho đến nay, khái niệm “KTTT” vẫn còn nhiều bàn luận, do đó có thể khái quát nội hàm của khái niệm này trên cơ sở nhận dạng các đặc trưng của KTTT, gồm: 2.1.1. Nền kinh tế dựa chủ yếu vào tri thức mà căn bản là tri thức khoa học - công nghệ hiện đại 110 Email: hien062008@gmail.com VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 6/2018, tr 110-114 Công nghệ cao chủ yếu bao gồm công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ năng lượng mới và năng lượng tái sinh, khoa học kĩ thuật không gian, khoa học kĩ thuật hải dương. Trong đó, khoa học - công nghệ cao đóng vai trò là nền tảng của KTTT [2]. Nếu trong giai ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vai trò của giáo dục và đào tạo trong phát triển kinh tế tri thức ở nước ta hiện nay VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 6/2018, tr 110-114 VAI TRÒ CỦA GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC Ở NƯỚC TA HIỆN NAY Nguyễn Thị Hiền, Trường Đại học Kinh tế - Kĩ thuật Công nghiệp Ngày nhận bài: 25/05/2018; ngày sửa chữa: 16/06/2018; ngày duyệt đăng: 25/06/2018. Abstract: After three decades of reform, Vietnam is catching up with the explosion of the industrial revolution 4.0 and implementing industrialization in parallel with developing knowledge-based economy. It is also an essential trend that promotes the development of productive forces in our country. In the knowledge-based economy, knowledge is the key factor of production, the advantage of competition and the quality of human resources and knowledge of human is acquired through education and training. Therefore, education and training development is a driving force, the resource of knowledge-based economy development, and is a vital issue in the current trend of globalization and international integration. Keywords: Education and training, knowledge-based economy, education and training role. 1. Mở đầu Thực tiễn đã chứng minh, kinh tế tri thức (KTTT) là giai đoạn phát triển mới của lực lượng sản xuất xã hội; phát triển KTTT là xu thế tất yếu trong quá trình sản xuất vật chất của xã hội. Đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước phải gắn với phát triển KTTT. Phát triển KTTT tạo nên bước đột phá trong sự phát triển của lực lượng sản xuất và đó cũng chính là cách thức để “rút ngắn” quá trình CNH, HĐH. Trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0, để tạo động lực cho sự phát triển KTTT, phải chú trọng đến phát triển GD-ĐT là vấn đề sống còn ở nước ta hiện nay. Vai trò của GD-ĐT được thể hiện rõ trong quan điểm của Đảng ở các kì đại hội. Tại Nghị quyết Trung ương 2 (khoá VIII) đã khẳng định: “Phát triển GD-ĐT là nền tảng, động lực thúc đẩy sự phát triển KT-XH trong giai đoạn đẩy mạnh CNH, HĐH hiện nay” [1]. Tiếp đó, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X cũng nhấn mạnh: GD-ĐT là một trong những động lực thúc đẩy sự nghiệp CNH, HĐH, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Cương lĩnh xây dựng và phát triển đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) tiếp tục khẳng định: GD-ĐT có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất nước, xây dựng nền văn hoá và con người Việt Nam. Trong chiến lược phát triển KT-XH giai đoạn 2011-2020 được thông qua tại Đại hội XI, vai trò của GD-ĐT lại được làm rõ: GD-ĐT cần tập trung vào việc phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao. Đến Nghị quyết Trung ương 8 (khoá XI) tiếp tục khẳng định: GD-ĐT là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển KT-XH. Xuyên suốt các kì Đại hội, Đảng ta luôn coi GD-ĐT là yếu tố quyết định sự phát triển của đất nước, là phương tiện chủ yếu để quyết định chất lượng con người, là nền tảng của chiến lược con người. Từ thực tiễn phát triển của các nền kinh tế tiên tiến trên thế giới đang trong quá trình thực hiện bước chuyển tiếp trình độ phát triển từ kinh tế công nghiệp sang hậu công nghiệp và KTTT. Những thành tựu của cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại đã biến tri thức thành yếu tố quan trọng bên trong quá trình sản xuất và quyết định sự phát triển của nền kinh tế. Trong bối cảnh đó, giáo dục đã trở thành nhân tố quyết định nhất đối với sự phát triển KT-XH. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Khái niệm và đặc trưng của kinh tế tri thức Trong Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc khóa IX của Đảng Cộng sản Việt Nam, thuật ngữ “KTTT” được chính thức sử dụng và trở thành một nội dung quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của nước ta. KTTT là nền kinh tế, trong đó khoa học - công nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, là yếu tố quyết định hàng đầu việc sản xuất ra của cải, sức cạnh tranh và triển vọng phát triển. Theo OECD, KTTT là nền kinh tế trong đó sự sản sinh ra, phổ cập và sử dụng tri thức giữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển kinh tế, tạo ra của cải, nâng cao chất lượng cuộc sống. Cho đến nay, khái niệm “KTTT” vẫn còn nhiều bàn luận, do đó có thể khái quát nội hàm của khái niệm này trên cơ sở nhận dạng các đặc trưng của KTTT, gồm: 2.1.1. Nền kinh tế dựa chủ yếu vào tri thức mà căn bản là tri thức khoa học - công nghệ hiện đại 110 Email: hien062008@gmail.com VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 6/2018, tr 110-114 Công nghệ cao chủ yếu bao gồm công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ năng lượng mới và năng lượng tái sinh, khoa học kĩ thuật không gian, khoa học kĩ thuật hải dương. Trong đó, khoa học - công nghệ cao đóng vai trò là nền tảng của KTTT [2]. Nếu trong giai ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Vai trò của giáo dục và đào tạo Phát triển kinh tế tri thức Chất lượng nguồn nhân lực Phát triển giáo dục và đào tạo Nguồn lực phát triển kinh tế tri thứcTài liệu cùng danh mục:
-
9 trang 574 5 0
-
4 trang 489 10 0
-
14 trang 435 0 0
-
Một số vấn đề tự chủ của trường Cao đẳng Cộng đồng
6 trang 366 0 0 -
13 trang 350 1 0
-
Nghiên cứu hệ thống tự động chấm điểm bài thi trắc nghiệm ứng dụng xử lý ảnh
3 trang 304 0 0 -
Những phẩm chất hiệu quả của người giáo viên: Phần 1
52 trang 297 0 0 -
6 trang 293 1 0
-
3 trang 293 0 0
-
2 trang 284 2 0
Tài liệu mới:
-
130 trang 0 0 0
-
DN có vốn đầu tư nước ngoài, nên chốt theo tỷ lệ sở hữu nào?
3 trang 0 0 0 -
Thu hút đầu tư trở lại quê hương của các đồng bào đang làm ăn sinh sống xa tổ quốc
20 trang 0 0 0 -
17 trang 0 0 0
-
26 trang 0 0 0
-
16 trang 0 0 0
-
57 trang 0 0 0
-
uảng cáo trên radio – Kênh truyền thông bạn đã bỏ qua?.Khi chiếc radio nghe
7 trang 0 0 0 -
Đề tài “Hoàn thiện kế toán bán hàng tại Công ty Cổ Phần Thiết Bị Tân Phát”
57 trang 0 0 0 -
96 trang 0 0 0