Danh mục

Vai trò của giáo dục văn hóa và nghệ thuật dân tộc trong việc phát triển du lịch cộng đồng của người Khmer ở tỉnh An Giang

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 257.44 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Vai trò của giáo dục văn hóa và nghệ thuật dân tộc trong việc phát triển du lịch cộng đồng của người Khmer ở tỉnh An Giang" trình bày về hoạt động giáo dục văn hóa và nghệ thuật dân tộc là những thành phần không thể thiếu trong du lịch cộng đồng người Khmer, góp phần bảo tồn văn hóa, nâng cao năng lực kinh tế, bảo tồn môi trường và thúc đẩy phát triển bền vững. Bằng cách khai thác sự phong phú của di sản văn hóa Khmer, cộng đồng có thể tạo ra những trải nghiệm du lịch đích thực và có ý nghĩa, mang lại lợi ích cho cả du khách và người dân địa phương. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vai trò của giáo dục văn hóa và nghệ thuật dân tộc trong việc phát triển du lịch cộng đồng của người Khmer ở tỉnh An Giang VAI TRÒ CỦA GIÁO DỤC VĂN HOÁ VÀ NGHỆ THUẬT DÂN TỘC TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG CỦA NGƯỜI KHMER Ở TỈNH AN GIANG ThS. Nguyễn Viết Phan51 Người Khmer là tộc người sinh sống lâu năm ở tỉnh An Giang bên cạnh các tộc ngườiViệt, Hoa, Chăm. Tại tỉnh An Giang, người Khmer chủ yếu phân bố ở Bảy Núi thuộc Thị xãTịnh Biên và huyện Tri Tôn. Người Khmer ở Bảy Núi có nhiều loại hình văn hoá nghệ thuậtbiểu diễn đặc sắc như: các điệu múa, ca hát, âm nhạc dân gian, nghệ thuật sân khấu. Trongnhững năm gần đây, với việc phát triển mạnh mẽ du lịch ở địa phương trong đó có hoạt độngdu lịch cộng đồng thì các loại hình văn hoá nghệ thuật này trở thành những phẩm du lịch đặcthù thu hút nhiều nhiều du khách. Để phát triển bền vững du lịch tại địa phương, Nhà nướccần có những chính sách, giải pháp phù hợp trong việc sử dụng, khai thác hợp lý các nguồntài nguyên du lịch văn hóa đồng thời phát huy được các giá trị văn hóa truyền thống của tộcngười Khmer nơi đây.Từ khóa: văn hoá, nghệ thuật, người Khmer, du lịch.Abstract THE ROLE OF ETHNIC ARTS AND CULTURAL EDUCATION IN THE DEVELOPMENT OF KHMER COMMUNITY TOURISM IN AN GIANG PROVINCE Khmer people as well as the Vietnamese, Chinese, and Cham ethnic groups is a long-lived resident in An Giang province. Khmer people are mainly distributed in Seven Mountainin Tinh Bien Town and Tri Ton district in An Giang province. Khmer people living here havemany unique forms of performing arts and culture such as dancing, singing, folk music,theater art. In recent years, with the strong development of local tourism, includingcommunity tourism, these forms of culture and art have become unique tourism productsattracting many tourists. In order to sustainably develop tourism in the locality, the Stateneeds to adopt appropriate policies and solutions in the rational use and exploitation ofcultural tourism resources while promoting the traditional cultural values of the Khmerethnic group here.Keywords: culture, art, Khmer, tourism. Mở đầu Người Khmer sống rải rác ở các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) như:An Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh, Kiên Giang… Ở tỉnh An Giang, người Khmer tập trung chủyếu sống ở vùng Bảy Núi thuộc Thị xã Tịnh Biên và huyện Tri Tôn. Trong cuộc tổng điều tra51 . Đại học Nguyễn Tất Thành. 229dân số năm 2019, thì người Khmer có 18.512 hộ, 86.592 người, chiếm tỷ lệ 75,54% so tổngsố người dân tộc thiểu số và chiếm 3,9% so tổng dân số toàn tỉnh An Giang. Riêng khu vựcBảy Núi trong đó có 16.838 hộ với dân số khoảng 80.000 người (chiếm gần 94% tổng số dântộc Khmer toàn tỉnh) 52. Bảy Núi là một địa danh nổi tiếng nổi tiếng còn có một vị trí quantrọng trong sự phát triển của ngành du lịch tỉnh An Giang. Người Khmer ở đây đã từng bướchòa nhập vào các hoạt động du lịch. Trước sự phát triển mạnh mẽ của du lịch địa phương cưdân Khmer vùng Bảy Núi đã dần tham gia tích cực vào lĩnh vực kinh tế trọng điểm này. Đếnvới khu vực Bảy Núi, du khách không chỉ được thưởng ngoạn cảnh đẹp hùng vĩ của núi rừng,ngắm những nét kiến trúc độc đáo của các ngôi chùa Khmer mà còn được tìm hiểu về cuộcsống, không gian sống của người dân Khmer và thưởng thức những đặc sản đặc trưng của nơiđây. Ngoài ra, du khách còn được phục vụ hoạt động biểu diễn nghệ thuật truyền thống củangười Khmer. Các công ty du lịch sẽ thuê câu lạc bộ biểu diễn nghệ thuật truyền thống chodu khách, họ trình diễn nhạc ngũ âm, nghệ thuật sân khấu Dù kê và múa hát dân gian. Trongnhững năm gần đây, tỉnh An Giang đã có những chính sách nhằm đẩy mạnh công tác giáodục văn hoá và nghệ thuật dân tộc trong phát triển du lịch coi đây là một trong những nhiệmvụ quan trọng hàng đầu, tạo nền tảng để “ngành công nghiệp không khói” phát triển mạnh mẽvà bền vững, mang lại nhiều lợi ích về thu nhập, việc làm và phát triển kinh tế - xã hội địaphương. 1. Loại hình nghệ thuật tiêu biểu của người Khmer ở Bảy Núi, An Giang Người Khmer ở Bảy Núi có nhiều loại hình văn hoá nghệ thuật biểu diễn đặc sắc như:các điệu múa, ca hát, âm nhạc dân gian, nghệ thuật sân khấu. Âm nhạc Khmer thường khôngtách rời sinh hoạt ca múa và sân khấu. Dân ca, lễ nhạc người Khmer rất đa dạng và phongphú: từ lối độc diễn truyện thơ dân gian gọi là chim riêng cho này - đến các loại hát ru con,hát trong lao động, hát huê tình, hát trong lễ nghi - phong tục. Những bài hát trong các loạihình sân khấu rôbăm, lkhôn, dù kê cũng rất phong phú Người Khmer có nhiều dàn nhạc đượcsử dụng cho những mục đích khác nhau như: dàn nhạc dây trong sinh hoạt ca múa, hội hè,dàn nhạc Arak trong các dịp cúng thần, dàn nhạc đám cưới, dàn nhạc đám ma, dàn ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: