Danh mục

Vài trò của luật sư trong tư vấn pháp luật

Số trang: 31      Loại file: pdf      Dung lượng: 291.69 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tư vấn pháp luật là một trong những yếu tố quan trọng góp phần tạo môi trường pháp lý an toàn, tin cậy cho hoạt động của đời sống – xã hội. Trong lĩnh vực tư vấn pháp luật, nghề luật sư thực hiện chức năng tư vấn trên tất cả các lĩnh vực của đời sống được pháp luật điều chỉnh, giúp khách hàng soạn thảo các văn bản pháp lý, hướng dẫn khách hàng những vấn đề liên quan đến quyền và nghĩa vụ của họ khi thực hiện các giao dịch và cách xử sự theo đúng pháp luật.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vài trò của luật sư trong tư vấn pháp luật Vài trò của luật sư trong tư vấn pháp luật Tư vấn pháp luật là một trong những yếu tố quan trọng góp phần tạo môi trường pháp lý an toàn, tin cậy cho hoạt động của đời sống – xã hội. Trong lĩnh vực tư vấn pháp luật, nghề luật sư thực hiện chức năng tư vấn trên tất cả các lĩnh vực của đời sống được pháp luật điều chỉnh, giúp khách hàng soạn thảo các văn bản pháp lý, hướng dẫn khách hàng những vấn đề liên quan đến quyền và nghĩa vụ của họ khi thực hiện các giao dịch và cách xử sự theo đúng pháp luật. Việc tư vấn pháp luật góp phần không nhỏ trong việc hạn chế những tranh chấp có thể xảy ra trong đời sống xã hội, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật và nâng cao sự hiểu biết pháp luật của người dân trong xã hội. Đặc biệt trong sự phát triển của nền kinh tế thị trường, hoạt động tư vấn pháp luật được coi là một loại hình dịch vụ nghề nghiệp được điều chỉnh bằng các quy định pháp luật về hành nghề luật sư và các luật lệ về kinh doanh. Tư vấn pháp luật cung cấp thông tin pháp luật, giải thích pháp luật cho doanh nghiệp và định hướng hành vi của doanh nghiệp trong những điều kiện, hoàn cảnh pháp luật đã dự liệu trước. Đây là khả năng của luật sư nhìn thấy sự khác biệt giữa pháp luật với đời sống kinh tế-xã hội và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó, luật sư đưa ra những lời khuyên pháp luật nhằm đem lại cho doanh nghiệp những lợi ích vượt chi phí tư vấn pháp luật, phòng ngừa những tranh chấp và những rủi ro pháp lý khác trong quá trình kinh doanh của họ. Trong kinh doanh, nhiều doanh nghiệp chưa coi trọng yếu tố pháp luật, kinh doanh cần hướng tới mục tiêu lợi nhuận, nhưng quan trọng hơn phải bảo đảm an toàn pháp lý. Vì nếu doanh nghiệp kinh doanh trái pháp luật thì lợi nhuận có được sẽ bị pháp luật tước bỏ. Dẫn dắt doanh nghiệp đi trong hành lang pháp lý an toàn là vai trò của tư vấn pháp luật và luật sư. Kinh tế phát triển, pháp luật sẽ ngày một hoàn thiện hơn, điều chỉnh chặt chẽ hơn các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, mặt khác trong bối cảnh hội nhập quốc tế đang ngày một sâu và rộng, các quốc gia thường xuyên ký kết các hiệp định thương mại song phương với nhau, tích cực tham gia vào các tổ chức kinh tế quốc tế … thì những quy định pháp luật về kinh doanh là vô cùng phức tạp. Hiện nay do sự phát triển của nền kinh tế và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đặc biệt là sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), tham gia vào một sân chơi với nhiều cơ hội cho sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước nhưng cũng nhiều thách thức rủi ro phát sinh từ các hoạt động đầu tư, kinh doanh thương mại, đặc biệt trong lĩnh vực pháp lý dẫn đến nhu cầu về tư vấn pháp luật trong xã hội tăng cao. Trong thời kỳ hội nhập, trước sự đa dạng của các kiến thức pháp luật trong và ngoài nước, tư vấn pháp luật là lĩnh vực hành nghề quan trọng của Luật sư, doanh nghiệp và các nhà đầu tư sẽ không khỏi lúng túng khi va chạm với hệ thống pháp luật vì vậy hoạt động tư vấn của luật sư là phương tiện hữu hiệu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trong hoạt động đầu tư, kinh doanh trong và ngoài nước, ngăn ngừa các hành vi lừa đảotạo sự yên tâm đầu tư, kinh doanh của các tổ chức, cá nhân trong nền kinh tế thị trường hội nhập phát triển năng động nhưng cũng không kém phần phức tạp. KỸ NĂNG CỦA LUẬT SƯ TRONG TƯ VẤN ĐÀM PHÁN,SOẠN THẢO, KÝ KẾT HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ. Hợp đồng thương mại quốc tế là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ thương mại quốc tế. Hợp đồng thương mại quốc tế có rất nhiều loại, chẳng hạn hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, hợp đồng cung ứng dịch vụ, hợp đồng chuyên giao công nghệ… Tư vấn đàm phán, soạn thảo hợp đồng nói chung và hợp đồng thương mại nói riêng yêu cầu rất nhiều kỹ năng cùng những hiểu biết chuyên sâu của các qui định pháp luật có liên quan. Luật sư khi tư vấn đàm phán, soạn thảo, ký kết hợp đồng không những đảm bảo lợi ích của các bên trong hợp đồng mà còn phải dự kiến được những rủi ro sẽ xảy ra trong tương lai để có thể điều chỉnh các điều khoản hợp đồng phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn và qui định của pháp luật. Hơn vậy, vai trò của hợp đồng trong các giao dịch của doanh nghiệp ngày càng quan trọng bởi các đối tác trong hợp đồng của doanh nghiệp hầu hết là các doanh nhân chuyên nghiệp, rất am hiểu luật về các vấn đề liên quan đến nội dung của hợp đồng cũng như các qui định liên quan đến hợp đồng vô hiệu, giải quyết tranh chấp. Vì vậy, việc nắm vững các các kiến thức cần thiết trong nội dung hợp đồng thương mại sẽ giúp các bên tham gia đàm phán có được những điều kiện cần thiết đảm bảo lợi ích cần thiết của mình khi ký kết hợp đồng. Khi khách hàng, thân chủ có yêu cầu tư vấn pháp luật Luật sư phải hỏi rõ yêu cầu tư vấn về pháp luật Việt Nam hay pháp luật quốc tế. Nếu được nhờ xem xét lại một bản hợp đồng giao dịch thương mại quốc tế, trước tiên Luật sư phải xem các quy định của luật và kiểm tra xem hợp đồng có được soạn thảo theo luật Việt Nam hay không. Nhiều hợp đồng thương mại được soạn thảo theo luật Anh hoặc Mỹ. Trong trường hợp một trong những bên tham gia hợp đồng là một công ty Việt Nam thì phải xác định xem luật Việt Nam có áp dụng hay không và chỉ nên tư vấn những vấn đề liên quan đến luật Việt Nam mà thôi. Điều này có nghĩa là Luật sư chỉ tư vấn xem luật Anh hay luật Mỹ có phải là luật được sử dụng theo quy định của pháp luật Việt Nam hay không? Các Tòa án Việt Nam có quyền giải thích và thi hành một văn bản pháp luật nước ngoài? Nội dung của văn bản đó có trái với chính sách của nhà nước Việt Nam? hoặc các vấn đề khác liên quan đến việc bên Việt Nam đã có giấy phép, sự chấp thuận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để họ có thể ký kết hợp đồng hay chưa? Qua thực tiễn hoạt động tư vấn pháp luật cho thấy hình thức tư vấn bằng miệng là hình thức phổ biến. Với các vụ việc có tính chất đơn giản, các khách hàng Việt Nam thường gặp gỡ luật sư để tìm hiểu bản chất pháp lý của vụ việc trên cơ sở đó ...

Tài liệu được xem nhiều: