Vai trò của luật sư và vấn đề tranh tụng trong hoạt động tư pháp
Số trang: 12
Loại file: pdf
Dung lượng: 143.43 KB
Lượt xem: 13
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Cải cách tư pháp luôn được coi là một bộ phận quan trọng gắn liền với nhiệm vụ xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt nam. Mục tiêu của cải cách tư pháp là xây dựng một hệ thống cơ quan tư pháp trong sạch, vững mạnh có phương thức tổ chức, hoạt động khoa học, hiện đại góp phần quan trọng vào việc giữ gìn trật tự kỷ cương phép nước.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vai trò của luật sư và vấn đề tranh tụng trong hoạt động tư pháp Vai trò của luật sư và vấn đề tranh tụng trong hoạt động tư pháp Cải cách tư pháp luôn được coi là một bộ phận quan trọng gắn liền với nhiệm vụ xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt nam. Mục tiêu của cải cách tư pháp là xây dựng một hệ thống cơ quan tư pháp trong sạch, vững mạnh có phương thức tổ chức, hoạt động khoa học, hiện đại góp phần quan trọng vào việc giữ gìn trật tự kỷ cương phép nước. Nội dung chủ yếu của cải cách tư pháp là củng cố, kiện toàn bộ máy các cơ quan tư pháp, phân định lại thẩm quyền của Toà án, đổi mới tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát, cơ quan điều tra, cơ quan thi hành án và cơ quan, tổ chức bổ trợ tư pháp. Trong hoạt động tư pháp, hoạt động xét xử được coi là khâu trọng tâm vì ở đây biểu hiện sự tập trung và thể hiện đầy đủ quyền tư pháp, là nơi trên cơ sở kết quả điều tra, truy tố và bào chữa, Toà án nhân danh Nhà nước đưa ra phán xét một người có tội hay không có tội. Do vậy một phán xét chính xác, khách quan và đúng pháp luật hay không, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân có được bảo đảm hay không phụ thuộc vào quá trình điều tra, truy tố và xét xử từ phía cơ quan tiến hành tố tụng, mặt khác từ phía hoạt động tích cực của luật sư với vai trò là người bào chữa cho bị can, bị cáo và góp phần bảo vệ công lý. Hoạt động của luật sư không phải là hoạt động tư pháp nhưng lại có mối liên hệ gắn chặt với hoạt động tư pháp, hỗ trợ cho hoạt động tư pháp.Nghiên cứu các văn kiện của Đảng ta về cải cách tư pháp cho thấy trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt nam Đảng ta rất chú trọng đến cải cách tổ chức và hoạt động luật sư. Nghị quyết 08- NQ/TW ngày 2-1-2002 của Bộ Chính trị về “ Một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp trong thời gian tới” đã đặc biệt quan tâm đến vai trò của luật sư và đặt nhiệm vụ cho cơ quan tư pháp trong việc bảo đảm hoạt động của luật sư trong tố tụng. Để thực hiện những nhiệm vụ mà Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị đòi hỏi phải bổ sung, hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của cơ quan tư pháp và luật sư theo hướng phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan đồng thời xác định rõ vị trí của luật sư trong hoạt động tư pháp. Nghị quyết 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về “ Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020” nêu rõ : “ Đào tạo, phát triển đội ngũ luật sư đủ về số lượng, có phẩm chất chính trị, đạo đức, có trình độ chuyên môn. Hoàn thiện cơ chế để luật sư thực hiện tốt tranh tụng tại phiên toà, đồng thời xác định rõ chế độ trách nhiệm đối với luật sư. Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý để phát huy chế độ tự quản của luật sư đối với các tổ chức thành viên của mình”. Trong việc đổi mới cơ quan, tổ chức bổ trợ tư pháp cần chú ý đến vai trò của luật sư trong việc góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động tư pháp. Trong điều kiện cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay, cần chú trọng đến việc phát triển đội ngũ luật sư chuyên nghiệp có phẩm chất đạo đức tốt , trình độ chuyên môn cao, phát huy vai trò của luật sư trong hoạt động tư pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xử. Chế định luật sư đã được quy định tương đối cụ thể trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003. Tuy nhiên do nhận thức chưa thật đầy đủ và do chưa có sự hướng dẫn cụ thể , đồng bộ, thống nhất dẫn đến việc luật sư tham gia vào hoạt động tố tụng chưa hiệu quả. Một số quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự còn mang tính hình thức hoặc khó thực hiện hoặc có nhiều cách hiểu khác nhau dẫn đến việc áp dụng thiếu thống nhất. Đã đến lúc phải tiến hành sửa đổi , bổ sung Bộ luật Tố tụng hình sự một cách toàn diện theo hướng dân chủ hoá hoạt động tố tụng, phải xem việc tham gia của luật sư vào quá trình tố tụng hình sự là sự giám sát tốt nhất đối với các hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự. Bên cạnh việc làm rõ chức năng buộc tội, chức năng xét xử thì cần phải chú ý đến chức năng bào chữa, trong đó có vai trò của luật sư. Sự tham gia của luật sư trong tố tụng không chỉ giúp bị can, bị cáo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, mà còn góp phần trong việc xác định sự thật khách quan của vụ án, giúp việc điều tra, truy tố và xét xử được nhanh chóng, chính xác, tránh làm oan người vô tội, để lọt tội phạm. Tuy nhiên vị trí, vai trò của luật sư chưa được nhìn nhận đúng và chưa thực sự bảo đảm theo yêu cầu của pháp luật. Theo quy định của pháp luật, luật sư có thể tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can, thậm chí còn sớm hơn là từ khi có quyết định tạm giữ. Nhưng trên thực tế tỉ lệ các vụ án luật sư được tham gia từ giai đoạn điều tra còn quá thấp so với tổng số vụ án hình sự bị khởi tố, trong đó có cả những vụ án theo quy định của pháp luật sự tham gia của luật sư là bắt buộc theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng. Về vấn đề này có nhiều nguyên nhân, là do bị can không biết mình có quyền mời luật sư hoặc biết nhưng vì có khó khăn về tài chính nên không thể thuê luật sư. Bên cạnh đó còn có một nguyên nhân là do cơ quan tố tụng chưa tạo điều kiện để luật sư thực hiện đầy đủ chức năng tố tụng của mình, một số điều tra viên chưa ủng hộ việc luật sư được tham gia từ giai đoạn điều tra. Trong một số trường hợp sự không ủng hộ này được thể hiện bằng cách khuyên bị can không nên mời luật sư mà tốt nhất là khai báo trung thực để được hưởng khoan hồng. Đối với bị can kém hiểu biết pháp luật, lại ở trong tình trạng tạm giam, do vậy tâm lý bất ổn, lo lắng, vì vậy thường nghe theo lời khuyên nói trên là điều thường có thể xảy ra. Trong trường hợp bị can từ chối luật sư, nhưng khi luật sư đề nghị được xem văn bản từ chối luật sư của bị can thì điều tra viên lấy lý do là luật sư chưa được cấp giấy chứng nhận là người bào chữa cho nên không được xem văn bản từ chối luật sư của bị can. Rất khó xác định được việc từ chối luật sư của bị can có phải xuất phát từ ý chí của bị can hay từ sức ép nào đó. Trong trường hợp này cơ quan điều tra phải tạo điều kiện để bị can được tiếp xúc với luật sư, còn quyền từ chối luật sư của bị can có thể thực hiện ở bất cứ giai đoạn ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vai trò của luật sư và vấn đề tranh tụng trong hoạt động tư pháp Vai trò của luật sư và vấn đề tranh tụng trong hoạt động tư pháp Cải cách tư pháp luôn được coi là một bộ phận quan trọng gắn liền với nhiệm vụ xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt nam. Mục tiêu của cải cách tư pháp là xây dựng một hệ thống cơ quan tư pháp trong sạch, vững mạnh có phương thức tổ chức, hoạt động khoa học, hiện đại góp phần quan trọng vào việc giữ gìn trật tự kỷ cương phép nước. Nội dung chủ yếu của cải cách tư pháp là củng cố, kiện toàn bộ máy các cơ quan tư pháp, phân định lại thẩm quyền của Toà án, đổi mới tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát, cơ quan điều tra, cơ quan thi hành án và cơ quan, tổ chức bổ trợ tư pháp. Trong hoạt động tư pháp, hoạt động xét xử được coi là khâu trọng tâm vì ở đây biểu hiện sự tập trung và thể hiện đầy đủ quyền tư pháp, là nơi trên cơ sở kết quả điều tra, truy tố và bào chữa, Toà án nhân danh Nhà nước đưa ra phán xét một người có tội hay không có tội. Do vậy một phán xét chính xác, khách quan và đúng pháp luật hay không, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân có được bảo đảm hay không phụ thuộc vào quá trình điều tra, truy tố và xét xử từ phía cơ quan tiến hành tố tụng, mặt khác từ phía hoạt động tích cực của luật sư với vai trò là người bào chữa cho bị can, bị cáo và góp phần bảo vệ công lý. Hoạt động của luật sư không phải là hoạt động tư pháp nhưng lại có mối liên hệ gắn chặt với hoạt động tư pháp, hỗ trợ cho hoạt động tư pháp.Nghiên cứu các văn kiện của Đảng ta về cải cách tư pháp cho thấy trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt nam Đảng ta rất chú trọng đến cải cách tổ chức và hoạt động luật sư. Nghị quyết 08- NQ/TW ngày 2-1-2002 của Bộ Chính trị về “ Một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp trong thời gian tới” đã đặc biệt quan tâm đến vai trò của luật sư và đặt nhiệm vụ cho cơ quan tư pháp trong việc bảo đảm hoạt động của luật sư trong tố tụng. Để thực hiện những nhiệm vụ mà Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị đòi hỏi phải bổ sung, hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của cơ quan tư pháp và luật sư theo hướng phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan đồng thời xác định rõ vị trí của luật sư trong hoạt động tư pháp. Nghị quyết 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về “ Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020” nêu rõ : “ Đào tạo, phát triển đội ngũ luật sư đủ về số lượng, có phẩm chất chính trị, đạo đức, có trình độ chuyên môn. Hoàn thiện cơ chế để luật sư thực hiện tốt tranh tụng tại phiên toà, đồng thời xác định rõ chế độ trách nhiệm đối với luật sư. Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý để phát huy chế độ tự quản của luật sư đối với các tổ chức thành viên của mình”. Trong việc đổi mới cơ quan, tổ chức bổ trợ tư pháp cần chú ý đến vai trò của luật sư trong việc góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động tư pháp. Trong điều kiện cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay, cần chú trọng đến việc phát triển đội ngũ luật sư chuyên nghiệp có phẩm chất đạo đức tốt , trình độ chuyên môn cao, phát huy vai trò của luật sư trong hoạt động tư pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xử. Chế định luật sư đã được quy định tương đối cụ thể trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003. Tuy nhiên do nhận thức chưa thật đầy đủ và do chưa có sự hướng dẫn cụ thể , đồng bộ, thống nhất dẫn đến việc luật sư tham gia vào hoạt động tố tụng chưa hiệu quả. Một số quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự còn mang tính hình thức hoặc khó thực hiện hoặc có nhiều cách hiểu khác nhau dẫn đến việc áp dụng thiếu thống nhất. Đã đến lúc phải tiến hành sửa đổi , bổ sung Bộ luật Tố tụng hình sự một cách toàn diện theo hướng dân chủ hoá hoạt động tố tụng, phải xem việc tham gia của luật sư vào quá trình tố tụng hình sự là sự giám sát tốt nhất đối với các hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự. Bên cạnh việc làm rõ chức năng buộc tội, chức năng xét xử thì cần phải chú ý đến chức năng bào chữa, trong đó có vai trò của luật sư. Sự tham gia của luật sư trong tố tụng không chỉ giúp bị can, bị cáo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, mà còn góp phần trong việc xác định sự thật khách quan của vụ án, giúp việc điều tra, truy tố và xét xử được nhanh chóng, chính xác, tránh làm oan người vô tội, để lọt tội phạm. Tuy nhiên vị trí, vai trò của luật sư chưa được nhìn nhận đúng và chưa thực sự bảo đảm theo yêu cầu của pháp luật. Theo quy định của pháp luật, luật sư có thể tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can, thậm chí còn sớm hơn là từ khi có quyết định tạm giữ. Nhưng trên thực tế tỉ lệ các vụ án luật sư được tham gia từ giai đoạn điều tra còn quá thấp so với tổng số vụ án hình sự bị khởi tố, trong đó có cả những vụ án theo quy định của pháp luật sự tham gia của luật sư là bắt buộc theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng. Về vấn đề này có nhiều nguyên nhân, là do bị can không biết mình có quyền mời luật sư hoặc biết nhưng vì có khó khăn về tài chính nên không thể thuê luật sư. Bên cạnh đó còn có một nguyên nhân là do cơ quan tố tụng chưa tạo điều kiện để luật sư thực hiện đầy đủ chức năng tố tụng của mình, một số điều tra viên chưa ủng hộ việc luật sư được tham gia từ giai đoạn điều tra. Trong một số trường hợp sự không ủng hộ này được thể hiện bằng cách khuyên bị can không nên mời luật sư mà tốt nhất là khai báo trung thực để được hưởng khoan hồng. Đối với bị can kém hiểu biết pháp luật, lại ở trong tình trạng tạm giam, do vậy tâm lý bất ổn, lo lắng, vì vậy thường nghe theo lời khuyên nói trên là điều thường có thể xảy ra. Trong trường hợp bị can từ chối luật sư, nhưng khi luật sư đề nghị được xem văn bản từ chối luật sư của bị can thì điều tra viên lấy lý do là luật sư chưa được cấp giấy chứng nhận là người bào chữa cho nên không được xem văn bản từ chối luật sư của bị can. Rất khó xác định được việc từ chối luật sư của bị can có phải xuất phát từ ý chí của bị can hay từ sức ép nào đó. Trong trường hợp này cơ quan điều tra phải tạo điều kiện để bị can được tiếp xúc với luật sư, còn quyền từ chối luật sư của bị can có thể thực hiện ở bất cứ giai đoạn ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Cải cách tư pháp Vai trò của luật sư bản luận cứ luật sư kỹ năng hành nghề luật kỹ năng luật sư cẩm nang cho luật sưGợi ý tài liệu liên quan:
-
Kỹ năng của luật sư trong vụ án tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
16 trang 179 0 0 -
6 trang 178 0 0
-
CẢI CÁCH TÒA ÁN–TRỌNG TÂM CỦA CẢI CÁCH TƯ PHÁP
4 trang 123 0 0 -
Cải cách tòa án ở Việt Nam: Kết quả và những vấn đề đặt ra
7 trang 118 0 0 -
Bài giảng Kỹ năng lập luận và tranh luận - Học viện tư pháp
22 trang 38 0 0 -
Trao đổi một số vấn đề về kỹ năng của luật sư khi tham gia giải quyết vụ án hình sự
5 trang 33 0 0 -
31 trang 29 0 0
-
12 trang 29 0 0
-
Luật sư – Nghề được xã hội trọng vọng
3 trang 29 0 0 -
Bài giảng Kỹ năng đàm phán ký kết và giải quyết tranh chấp hợp đồng
104 trang 28 0 0