Vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay
Số trang: 6
Loại file: doc
Dung lượng: 58.50 KB
Lượt xem: 12
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một trong những vấn đề
căn bản của triết lý phát triển ở Việt Nam hiện nay. Không phải đến khi khủng hoảng tiền
tệ xuất phát từ Mỹ năm 2008 gây ảnh hưởng lan tỏa ra hầu khắp thế giới như hiện nay,
cùng những giải pháp cơ bản mà các nước đang sử dụng với hy vọng ngăn ngừa những kết
cục bi thảm về mặt kinh tế – xã hội do khủng hoảng đó gây ra, chúng ta mới thấy tính phi
lý của cái gọi là “thị...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay Phát huy vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay chính là cách thiết thực góp phần bảo đảm công bằng xã hội, vì sự phát triển dân chủ, văn minh của đất nước, song vẫn giữ được bản sắc chính trị – xã hội của dân tộc trong thời kỳ hội nhập toàn cầu. Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một trong những vấn đề căn bản của triết lý phát triển ở Việt Nam hiện nay. Không phải đến khi khủng hoảng tiền tệ xuất phát từ Mỹ năm 2008 gây ảnh hưởng lan tỏa ra hầu khắp thế giới như hiện nay, cùng những giải pháp cơ bản mà các nước đang sử dụng với hy vọng ngăn ngừa những kết cục bi thảm về mặt kinh tế – xã hội do khủng hoảng đó gây ra, chúng ta mới thấy tính phi lý của cái gọi là “thị trường tự do”, “bàn tay vô hình”. Từ rất sớm, chúng ta đã khẳng định, nền kinh tế mà chúng ta đang xây dựng phải có sự quản lý của Nhà nước. Kiên trì tư tưởng đó, tại Đại hội X, Đảng ta nhấn mạnh sự cần thiết phải “bảo đảm vai trò quản lý, điều tiết nền kinh tế của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa”(1). Ở Việt Nam hiện nay, vai trò của Nhà nước đối với kinh tế không chỉ xuất phát từ yêu cầu phổ biến của quá trình phát triển kinh tế thị trường, mà còn xuất phát từ tính đặc thù của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Bài viết này chỉ tập trung vào khía cạnh thứ hai vừa nêu. Thị trường, kinh tế thị trường là một kiểu quan hệ giữa người với người trong sản xuất, trao đổi và tiêu dùng, nên mang đậm dấu ấn của quan hệ xã hội, của thể chế chính trị mà nền kinh tế đó tồn tại. Với mức độ đáng kể, sự phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay bị chi phối và nhằm phục vụ cho định hướng xã hội chủ nghĩa. Đương nhiên, nhân tố sâu xa bảo đảm định hướng chính trị đối với kinh tế là đường lối, quan điểm, tư tưởng chỉ đạo của Đảng Cộng sản cầm quyền. Song, để đường lối, quan điểm, tư tưởng chỉ đạo của Đảng biến thành hiện thực vận động của nền kinh tế, chúng phải được thể chế hóa thành hệ thống pháp luật, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và được triển khai bằng Nhà nước, thông qua Nhà nước, dưới sự quản lý của Nhà nước do Đảng lãnh đạo. Xét từ giác độ đó, Nhà nước có tác động trực tiếp nhất tới việc định hướng sự vận động của kinh tế thị trường. Pháp luật, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của Nhà nước chỉ đúng, khi chúng phản ánh chính xác yêu cầu phát triển khách quan của thị trường, lấy quy luật thị trường làm cơ sở. Xét ở mặt này, chúng mang tính khách quan. Nhưng chúng lại là sự thể chế hóa, cụ thể hóa mục tiêu chính trị của Đảng, nên cũng có mặt chủ quan. Trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, định hướng chủ quan (ý chí của Đảng, của Nhà nước và nhân dân ta) là ở chỗ, cùng với việc bảo đảm lợi ích hợp lý của doanh nhân, thì việc ưu tiên bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động là một vấn đề có tính nguyên tắc. Nhà nước có cơ chế, chính sách để bảo đảm sự ưu tiên đó, thể hiện ở cả ba lĩnh vực kinh tế cơ bản sau: Trên lĩnh vực sở hữu: Sự tồn tại của ba chế độ sở hữu (sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân), ba hình thức sở hữu (hình thức sở hữu nhà nước, hình thức sở hữu tập thể, hình thức sở hữu tư nhân) là một đòi hỏi khách quan của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay. Nhà nước thông qua hệ thống chính sách, pháp luật, đòn bẩy kinh tế để định hướng, làm cho kinh tế nhà nước từng bước vươn lên nắm vai trò chủ đạo, kinh tế nhà nước cùng kinh tế tập thể tạo thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân. Trên lĩnh vực quản lý: Nhà nước xây dựng cơ chế, chính sách… tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động trực tiếp hay thông qua các khâu trung gian nhất định tham gia quá trình hoạch định, tổ chức, giám sát, kiểm tra việc thực hiện các kế hoạch phát triển của doanh nghiệp. Trên lĩnh vực phân phối: Nhà nước vừa thông qua hệ thống chính sách kinh tế do mình hoạch định, vừa sử dụng các nguồn lực – trực tiếp là bộ phận kinh tế nhà nước – để định hướng, can thiệp vào lĩnh vực phân phối và phân phối lại theo hướng ưu tiên phân phối theo lao động và qua phúc lợi xã hội; kết hợp tăng trưởng kinh tế với thực hiện công bằng xã hội; hoạch định các chính sách xóa đói, giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa… Đặc biệt, trong sự phát triển kinh tế thị trường ở nước ta, Nhà nước có vai trò to lớn trong việc bảo đảm sự ổn định vĩ mô cho phát triển và tăng trưởng kinh tế. “ổn định” ở đây thể hiện sự cân đối, hài hòa các quan hệ nhu cầu, lợi ích giữa người và người, tạo ra sự đồng thuận xã hội trong hành động vì mục tiêu phát triển của đất nước. Tính đúng đắn, hợp lý và kịp thời của việc hoạch định và năng lực tổ chức thực hiện các chính sách phát triển vĩ mô do Nhà nước đảm nhiệm là điều kiện tiên quyết nhất hình thành sự đồng thuận đó. Là những công cụ tạo ra sự đồng thuận xã hội, từ đó mà có ổn định xã hội cho phát triển và tăng trưởng kinh tế, các chính sách, pháp luật của Nhà nước, một mặt, phải phản ánh đúng những nhu cầu chung của xã hội, của mọi chủ thể kinh tế…; mặt khác, phải tôn trọng tính đa dạng về nhu cầu, lợi ích cụ thể của các chủ thể đó. Nhà nước ta cũng có vai trò to lớn trong việc bảo đảm gia tăng phúc lợi xã hội, bởi mục tiêu căn bản của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là góp phần thực hiện “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Có chính sách xã hội hợp lý; bảo đảm phúc lợi ngày một gia tăng nhờ hiệu quả tác động của chính sách kinh tế tiến bộ do Nhà nước hoạch định và tổ chức thực hiện bằng những nỗ lực của nhiều chủ thể kinh tế khác nhau… là nhân tố có vai trò quyết định trong vấn đề này. Công bằng xã hội là một động lực của sự phát triển xã hội nói chung, của sự phát triển và tăng trưởng kinh tế bền vững nói riêng. Một trong những mục tiêu của quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà Nhà nước hướng tới l ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay Phát huy vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay chính là cách thiết thực góp phần bảo đảm công bằng xã hội, vì sự phát triển dân chủ, văn minh của đất nước, song vẫn giữ được bản sắc chính trị – xã hội của dân tộc trong thời kỳ hội nhập toàn cầu. Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một trong những vấn đề căn bản của triết lý phát triển ở Việt Nam hiện nay. Không phải đến khi khủng hoảng tiền tệ xuất phát từ Mỹ năm 2008 gây ảnh hưởng lan tỏa ra hầu khắp thế giới như hiện nay, cùng những giải pháp cơ bản mà các nước đang sử dụng với hy vọng ngăn ngừa những kết cục bi thảm về mặt kinh tế – xã hội do khủng hoảng đó gây ra, chúng ta mới thấy tính phi lý của cái gọi là “thị trường tự do”, “bàn tay vô hình”. Từ rất sớm, chúng ta đã khẳng định, nền kinh tế mà chúng ta đang xây dựng phải có sự quản lý của Nhà nước. Kiên trì tư tưởng đó, tại Đại hội X, Đảng ta nhấn mạnh sự cần thiết phải “bảo đảm vai trò quản lý, điều tiết nền kinh tế của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa”(1). Ở Việt Nam hiện nay, vai trò của Nhà nước đối với kinh tế không chỉ xuất phát từ yêu cầu phổ biến của quá trình phát triển kinh tế thị trường, mà còn xuất phát từ tính đặc thù của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Bài viết này chỉ tập trung vào khía cạnh thứ hai vừa nêu. Thị trường, kinh tế thị trường là một kiểu quan hệ giữa người với người trong sản xuất, trao đổi và tiêu dùng, nên mang đậm dấu ấn của quan hệ xã hội, của thể chế chính trị mà nền kinh tế đó tồn tại. Với mức độ đáng kể, sự phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay bị chi phối và nhằm phục vụ cho định hướng xã hội chủ nghĩa. Đương nhiên, nhân tố sâu xa bảo đảm định hướng chính trị đối với kinh tế là đường lối, quan điểm, tư tưởng chỉ đạo của Đảng Cộng sản cầm quyền. Song, để đường lối, quan điểm, tư tưởng chỉ đạo của Đảng biến thành hiện thực vận động của nền kinh tế, chúng phải được thể chế hóa thành hệ thống pháp luật, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và được triển khai bằng Nhà nước, thông qua Nhà nước, dưới sự quản lý của Nhà nước do Đảng lãnh đạo. Xét từ giác độ đó, Nhà nước có tác động trực tiếp nhất tới việc định hướng sự vận động của kinh tế thị trường. Pháp luật, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của Nhà nước chỉ đúng, khi chúng phản ánh chính xác yêu cầu phát triển khách quan của thị trường, lấy quy luật thị trường làm cơ sở. Xét ở mặt này, chúng mang tính khách quan. Nhưng chúng lại là sự thể chế hóa, cụ thể hóa mục tiêu chính trị của Đảng, nên cũng có mặt chủ quan. Trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, định hướng chủ quan (ý chí của Đảng, của Nhà nước và nhân dân ta) là ở chỗ, cùng với việc bảo đảm lợi ích hợp lý của doanh nhân, thì việc ưu tiên bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động là một vấn đề có tính nguyên tắc. Nhà nước có cơ chế, chính sách để bảo đảm sự ưu tiên đó, thể hiện ở cả ba lĩnh vực kinh tế cơ bản sau: Trên lĩnh vực sở hữu: Sự tồn tại của ba chế độ sở hữu (sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân), ba hình thức sở hữu (hình thức sở hữu nhà nước, hình thức sở hữu tập thể, hình thức sở hữu tư nhân) là một đòi hỏi khách quan của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay. Nhà nước thông qua hệ thống chính sách, pháp luật, đòn bẩy kinh tế để định hướng, làm cho kinh tế nhà nước từng bước vươn lên nắm vai trò chủ đạo, kinh tế nhà nước cùng kinh tế tập thể tạo thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân. Trên lĩnh vực quản lý: Nhà nước xây dựng cơ chế, chính sách… tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động trực tiếp hay thông qua các khâu trung gian nhất định tham gia quá trình hoạch định, tổ chức, giám sát, kiểm tra việc thực hiện các kế hoạch phát triển của doanh nghiệp. Trên lĩnh vực phân phối: Nhà nước vừa thông qua hệ thống chính sách kinh tế do mình hoạch định, vừa sử dụng các nguồn lực – trực tiếp là bộ phận kinh tế nhà nước – để định hướng, can thiệp vào lĩnh vực phân phối và phân phối lại theo hướng ưu tiên phân phối theo lao động và qua phúc lợi xã hội; kết hợp tăng trưởng kinh tế với thực hiện công bằng xã hội; hoạch định các chính sách xóa đói, giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa… Đặc biệt, trong sự phát triển kinh tế thị trường ở nước ta, Nhà nước có vai trò to lớn trong việc bảo đảm sự ổn định vĩ mô cho phát triển và tăng trưởng kinh tế. “ổn định” ở đây thể hiện sự cân đối, hài hòa các quan hệ nhu cầu, lợi ích giữa người và người, tạo ra sự đồng thuận xã hội trong hành động vì mục tiêu phát triển của đất nước. Tính đúng đắn, hợp lý và kịp thời của việc hoạch định và năng lực tổ chức thực hiện các chính sách phát triển vĩ mô do Nhà nước đảm nhiệm là điều kiện tiên quyết nhất hình thành sự đồng thuận đó. Là những công cụ tạo ra sự đồng thuận xã hội, từ đó mà có ổn định xã hội cho phát triển và tăng trưởng kinh tế, các chính sách, pháp luật của Nhà nước, một mặt, phải phản ánh đúng những nhu cầu chung của xã hội, của mọi chủ thể kinh tế…; mặt khác, phải tôn trọng tính đa dạng về nhu cầu, lợi ích cụ thể của các chủ thể đó. Nhà nước ta cũng có vai trò to lớn trong việc bảo đảm gia tăng phúc lợi xã hội, bởi mục tiêu căn bản của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là góp phần thực hiện “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Có chính sách xã hội hợp lý; bảo đảm phúc lợi ngày một gia tăng nhờ hiệu quả tác động của chính sách kinh tế tiến bộ do Nhà nước hoạch định và tổ chức thực hiện bằng những nỗ lực của nhiều chủ thể kinh tế khác nhau… là nhân tố có vai trò quyết định trong vấn đề này. Công bằng xã hội là một động lực của sự phát triển xã hội nói chung, của sự phát triển và tăng trưởng kinh tế bền vững nói riêng. Một trong những mục tiêu của quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà Nhà nước hướng tới l ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
kinh tế thị trường kinh tế nhà nước quản lý kinh tế kinh tế việt nam tài liệu kinh tếGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo trình phân tích một số loại nghiệp vụ mới trong kinh doanh ngân hàng quản lý ngân quỹ p5
7 trang 469 0 0 -
MARKETING VÀ QUÁ TRÌNH KIỂM TRA THỰC HIỆN MARKETING
6 trang 283 0 0 -
197 trang 274 0 0
-
Vai trò ứng dụng dịch vụ công của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
4 trang 250 0 0 -
38 trang 239 0 0
-
7 trang 237 3 0
-
Tiểu luận triết học - Vận dụng quan điểm cơ sở lý luận về chuyển đổi nền kinh tế thị trường
17 trang 234 0 0 -
Tổng luận Giải pháp chính sách phát triển nền kinh tế số
46 trang 230 1 0 -
Một vài khía cạnh của phân tích dữ liệu lớn trong kinh tế
10 trang 222 0 0 -
Nghiên cứu lý thuyết kinh tế: Phần 1
81 trang 221 0 0