Danh mục

Vai trò của nhà nước trong việc phát triển cách mạng công nghệ 4.0 để phát triển kinh tế Việt Nam bền vững

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 307.92 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết chỉ đi sâu vào phân tích một trong số các giải pháp để khai thác có hiệu quả các thành tựu của cách mạng khoa học công nghệ đó là vai trò của Nhà nước trong việc phát triển thị trường khoa học công nghệ ở Việt Nam nhằm khai thác có hiệu quả những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học công nghệ 4.0 để phát triển nền kinh tế Việt Nam một cách bền vững.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vai trò của nhà nước trong việc phát triển cách mạng công nghệ 4.0 để phát triển kinh tế Việt Nam bền vững HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA 475 VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN CÁCH MẠNG CÔNG NGHỆ 4.0 ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM BỀN VỮNG Nguyễn Tiến Thuận* TÓM TẮT: Muốn phát triển nền kinh tế thị trường ở nước ta bền vững thì nhất thiết phải phát triển cách mạng công nghệ 4.0 phù hợp với điều kiện của Việt Nam. Thực tế đã chỉ rõ, vai trò của các cuộc cách mạng KHCN đối với sự phát triển kinh tế toàn cầu cũng như kinh tế mỗi quốc gia, tuy nhiên mỗi quốc gia với điều kiện cụ thể khác nhau thì việc áp dụng các biện pháp để khai thác triệt để và có hiệu quả những thành tựu của cuộc cách mạng KHCN sẽ khác nhau. Bài viết dưới đây tác giả chỉ đi sâu vào phân tích một trong số các giải pháp để khai thác có hiệu quả các thành tựu của cách mạng KHCN đó là vai trò của Nhà nước trong việc phát triển thị trường KHCN ở Việt Nam nhằm khai thác có hiệu quả những thành tựu của cuộc cách mạng KHCN 4.0 để phát triển nền kinh tế Việt Nam một cách bền vững. Từ khóa: Vai trò của nhà nước, thị trường KHCN, phát triển thị trường KHCN 1. NHỮNG NHẬN THỨC CƠ BẢN VỀ CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHỆ 4.0 Cho đến nay loài người đã trải qua 3 cuộc cách mạng KHCN: cuộc cách mạng KHCN lần thứ nhất (TK XIX) gắn liền với đặc trưng cơ bản là cơ giới hóa, sử dụng năng lượng hơi nước, cuộc cách mạng KHCN lần thứ 2 (đầu TK XX) gắn liền với đặc trưng sự phát triển của công nghiệp điện năng, sản xuất theo phương pháp công nghiệp, cuộc cách mạng KHCN lần thứ 3 (cuối TK XX) với đặc trưng gắn liền vơi công nghệ thông tin, điện tử, tự động hóa. Những năm đầu TK XXI (cụ thể từ năm 2011) đã bắt đầu xuất hiện thuật ngữ “cuộc cách mạng công nghệ 4.0). Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 với các đặc trưng cơ bản là: Một là, Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 được xây dựng trên cơ sở nền tảng của cuộc cách mạng KHCN lần thứ 3 là sự hợp nhất các công nghệ và làm mờ đi ranh giới giữa các lĩnh vực vật lý, kĩ thuật số, sinh học. Đặc trưng này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng và vận hành các nhà máy thông minh, trong đó các hệ thống vật lý không gian ảo sẽ giám sát các quá trình vật lý tạo ra một bản sao ảo của thế giới vật lý. Cùng với sự phát triển của internet vạn vật thì các hệ thống vật lý không gian ảo này sẽ tương tác với nhau, với con người theo thời gian thực, phục vụ cho người thông qua mạng internet và bởi vậy hiện tại thuật ngữ “trí tuệ nhân tạo” (còn gọi là AI) đã được nói đến cũng như ứng dụng nhiều. * Học viện Tài chính, Đức Thắng, Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam. 476 HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA Hai là, Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 sẽ mở ra một kỉ nguyên mới của sử dụng vốn đầu tư có hiệu quả, năng suất lao động tăng nhanh và cải thiện mức sống cho con người. Sự áp dụng những thành tựu KHCN như: robot, internet vạn vật, công nghệ in 3D … sẽ là những yếu tố thúc đẩy tăng năng suất lao động và mang lại lợi nhuận lớn trong sản xuất kinh doanh từ đó tạo điều kiện nâng cao thu nhập cho con người, cải thiện đời sống của con người. Ba là, Tốc độ của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 diễn ra rất nhanh và phạm vi ảnh hưởng khá toàn diện trong mọi lĩnh vực đời sống kinh tế, xã hội. Thực tế chỉ rõ tốc độ của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đang diễn ra với “cấp số nhân” chứ không phải là “cấp số cộng” như các cuộc cách mạng KHCN trước đây. Phạm vi ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 rất toàn diện và thể hiện trong mọi mặt, mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Bốn là, Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 sẽ khai thác, sử dụng một cách tiết kiệm, có hiệu quả tất cả các nguồn lực sản xuất của nền kinh tế. Mục đích của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 là ứng dụng một cách có hiệu quả các thành tựu KHCN trong mọi lĩnh vực để tìm ra các nguồn lực sản xuất mới thay thế cho các nguồn lực hữu hạn đang dần cạn kiệt nhanh chóng và sử dụng tiết kiệm nhất các nguồn lực đang có. Các xu hướng chủ yếu của cuộc cách mạng công nghệ 4.0: Thứ nhất, trong lĩnh vực thuộc về vật lý sẽ có 4 hướng cơ bản phát triển mạnh trong những năm tới bao gồm: Xe hơi tự lái, công nghệ in 3D, robot cao cấp và vật liệu mới. Thứ hai, công nghệ số hóa. Biểu hiện rõ nét nhất của công nghệ số hóa là sự hội tụ giữa những thành tựu KHCN của lĩnh vực vật lý với kĩ thuật số cho phép sự ra đời của internet vạn vật. Điều này cho phép con người có thể kết nối với các vật thể, địa điểm, dịch vụ … không bị giới hạn dựa trên công nghệ internet vạn vật và đây là cơ sở để phát triển “nền kinh tế số”. Thứ ba, trong lĩnh vực sinh học, đặc biệt là lĩnh vực gen di truyền và công nghệ sinh học tổng hợp. Sự phát triển KHCN trong lĩnh vực sinh học giúp cho việc giải mã và chỉnh sửa AND dễ dàng hơn, không những thế công nghệ sinh học hiện đại còn giúp cho sự phát triển nông nghiệp công nghệ cao và phát triển nhiên liệu sinh học để vừa tạo ra năng suất lao động cao nhưng vừa bảo vệ được môi trường có hiệu quả. 2. NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHỆ 4.0 ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ, XÃ HỘI Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu, cuộc cách mạng công nghệ 4.0 sẽ có tác động toàn diện và sâu sắc đến mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội. Tác động đến thị trường lao động: Thị trường lao động sẽ chịu ảnh hưởng tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghệ 4.0. Theo tính toán khi mà quá trình tự động hóa cao độ và robot thay thế con người trong dây chuyền sản xuất thì sẽ có một số lượng người lao động sẽ dư thừa và tạo ra áp lực giải quyết việc làm của chính phủ các nước, giải quyết số lượng lao động sống dư thừa đối với các nước đang phát triển (như Việt Nam chẳng hạ ...

Tài liệu được xem nhiều: