Danh mục

Vai trò của nhà nước và cộng đồng đối với việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 588.80 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Để xây dựng một xã hội lành mạnh, mỗi người dân, mỗi tổ chức xã hội, mỗi doanh nghiệp cần phải thực hiện tốt trách nhiệm xã hội của mình. Việc doanh nghiệp thực hiện tốt trách nhiệm xã hội của mình không chỉ giúp bản thân doanh nghiệp phát triển bền vững, mà còn gó phần vào sự phát triển bền vững của xã hội.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vai trò của nhà nước và cộng đồng đối với việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Vai trò của nhà nước và cộng đồng đối với việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Nguyễn Thị Kim Chi1 Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Email: kimchikhql@gmail.com 1 Nhận ngày 08 tháng 4 năm 2017. Chấp nhận đăng ngày 29 tháng 6 năm 2017. Tóm tắt: Để xây dựng một xã hội lành mạnh, mỗi người dân, mỗi tổ chức xã hội, mỗi doanh nghiệp cần phải thực hiện tốt trách nhiệm xã hội của mình. Việc doanh nghiệp thực hiện tốt trách nhiệm xã hội của mình không chỉ giúp bản thân doanh nghiệp phát triển bền vững, mà còn góp phần vào sự phát triển bền vững của xã hội. Để giúp các doanh nghiệp thực hiện tốt trách nhiệm xã hội của mình, nhà nước và cộng đồng có vai trò rất lớn. Nhà nước cần tạo lập khung pháp lý thuận lợi cho các doanh nghiệp; kiểm soát, thanh tra, giám sát các hoạt động của doanh nghiệp trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội pháp lý; hỗ trợ các nguồn lực vật chất và tinh thần cho các doanh nghiệp; giúp doanh nghiệp nâng cao nhận thức về trách nhiệm xã hội. Cộng đồng cần biết đấu tranh với doanh nghiệp bằng nhiều hình thức để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình. Từ khóa: Trách nhiệm xã hội, doanh nghiệp, Việt Nam. Phân loại ngành: Triết học Abstract: So as to develop a healthy society, each citizen, social organisation and enterprise needs to carry out well their social responsibilities. The good performance of the responsibilities by enterprises is helpful to not only their own sustainable development, but also that of the society. In helping enterprises perform their social responsibilities well, the State and the community play very significant roles, with the former’s creation of an enabling legal framework for enterprises, controlling, inspecting and supervising their activities in performing the legal responsibilities. The State needs also to provide assistance, with material and spiritual resources, to them, and raise their awareness of the responsibilities. Meanwhile, so as to protect its own legitimate rights, the community needs to fight against incorrect behaviours of enterprises. Keywords: Social responsibilities, enterprises, Vietnam. Subject classification: Philosophy 32 Nguyễn Thi Kim Chi ̣ 1. Mở đầu Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (TNXHCDN) là một vấn đề của đạo đức và pháp luật; vấn đề này ngày càng trở nên cấp bách trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Người tiêu dùng hiện nay không chỉ quan tâm đến chất lượng sản phẩm mà còn coi trọng cách thức làm ra sản phẩm đó. Cách thức làm ra sản phẩm thể hiện TNXHCDN. Trước áp lực xã hội, nhiều công ty lớn đã đưa TNXHCDN vào chương trình hoạt động của mình một cách nghiêm túc. Nhiều chương trình thể hiện trách nhiệm xã hội cao đã được thực hiện (như tiết kiệm năng lượng, giảm khí thải carbon, sử dụng vật liệu tái sinh, sử dụng năng lượng mặt trời, cải thiện nguồn nước sinh hoạt, xóa mù chữ, xây dựng trường học, cứu trợ, ủng hộ nạn nhân thiên tai, thành lập quỹ nghiên cứu vắc xin phòng chống AIDS và các bệnh dịch...). Nhiều công ty đa quốc gia đã xây dựng bộ quy tắc ứng xử (COC) có tính chất chuẩn mực để áp dụng đối với nhân viên và các đối tác của mình. Ở Việt Nam, việc thực hiện trách nhiệm xã hội (TNXH) cũng ngày càng được các doanh nghiệp coi trọng hơn. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn cố tình trốn tránh TNXH của mình. Đối với các doanh nghiệp này, để buộc họ phải thực hiện tốt TNXH của mình, cần có sự tác động tích cực của nhà nước và cộng đồng. Vậy nhà nước và cộng đồng cần làm gì để buộc các doanh nghiệp thực hiện tốt TNXH của mình? Đấy là vấn đề được đề cập trong bài viết này. 2. Vai trò của nhà nước đối với việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp bao gồm trách nhiệm bắt buộc (trách nhiệm pháp lý) và trách nhiệm không bắt buộc (ví dụ làm từ thiện, hỗ trợ người lao động…). Trách nhiệm bắt buộc của doanh nghiệp là những việc mà doanh nghiệp buộc phải làm theo quy định của pháp luật. Trách nhiệm không bắt buộc của doanh nghiệp là những việc mà doanh nghiệp có thể không làm vì pháp luật không bắt buộc phải làm (nhưng khi làm những việc này doanh nghiệp, nói chính xác hơn là doanh nhân, chủ doanh nghiệp được dư luận khen ngợi là người có lương tâm đạo đức). Để buộc các doanh nghiệp thực hiện tốt TNXH pháp lý của mình, nhà nước có vai trò quan trọng. Nhà nước với công cụ pháp luật có thể điều tiết hành vi của mọi cá nhân, tổ chức trong xã hội, có thể buộc doanh nghiệp phải thực hiện trách nhiệm xã hội pháp lý. Nếu không thực hiện các nghĩa vụ bắt buộc đã quy định trong pháp luật, doanh nghiệp sẽ bị nhà nước xử phạt. Vai trò đó của nhà nước trong thực hiện TNXHCDN thể hiện cụ thể ở những việc sau: Thứ nhất, nhà nước tạo lập khung pháp lý thuận lợi cho các doanh nghiệp. Khi xây dựng hệ thống pháp luật, nhà nước đưa ra yêu cầu, nguyên tắc, quy định, tiêu chuẩn về TNXHCDN; định hướng phát triển doanh nghiệp theo một quỹ đ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: