Danh mục

Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong hỗ trợ trẻ em lao động sớm

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 753.12 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết đề cập vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc góp phần giải quyết những vấn đề này, trên cơ sở đó, giúp cho các bạn sinh viên ngành công tác xã hội ý thức rõ hơn về nghề và định hướng đúng đắn cho bản thân trong học tập và rèn luyện.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong hỗ trợ trẻ em lao động sớm TẠP CHÍ KHOA HỌC  SỐ 3/2016 89 VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ TRẺ EM LAO ĐỘNG SỚM Nguyễn Thị Thúy Hạnh1 Trường Đại học Thủ đô Hà Nội Tóm tắt: Trẻ em là tương lai của đất nước và là nhân tố quan trọng góp phần vào sự phát triển của một quốc gia. Do vậy, quan tâm, chăm sóc và giáo dục trẻ em là trách nhiệm của toàn xã hội. Tuy nhiên, hiện nay một bộ phận trẻ em của nước ta đang phải lao động sớm. Điều này gây hậu quả nghiệm trọng đối với bản thân các em, gia đình và toàn xã hội. Bài viết đề cập vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc góp phần giải quyết những vấn đề này, trên cơ sở đó, giúp cho các bạn sinh viên ngành công tác xã hội ý thức rõ hơn về nghề và định hướng đúng đắn cho bản thân trong học tập và rèn luyện. Từ khóa: Vai trò, nhân viên công tác xã hội, trẻ em, trẻ em lao động sớm 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Ngày nay, cùng với sự phát triển kinh tế xã hội và các dịch vụ phúc lợi xã hội được nâng cao, trẻ em có điều kiện tốt hơn về các dịch vụ y tế, giáo dục để hình thành và phát triển trí tuệ, nhân cách. Tuy nhiên trong quá trình phát triển đó vẫn còn tồn tại một loạt các vấn nạn xã hội liên quan đáng báo động như trẻ em bị xâm hại tình dục, trẻ em vi phạm pháp luật, bạo hành trẻ em… Trong đó, trẻ em lao động sớm là vấn đề đáng lưu tâm. Lao động trẻ em là vấn đề được Nhà nước đặc biệt quan tâm, điều này được thể hiện trong nhiều chính sách đã được thực hiện đối với trẻ em thời gian qua. Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở châu Á và là quốc gia thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước quốc tế về bảo vệ quyền trẻ em. Ngày 01/9/2009, Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị 1408/CT-TTg về tăng cường bảo vệ trẻ em, yêu cầu lãnh đạo địa phương nơi để xảy ra tình trạng xâm hại trẻ em phải chịu trách nhiệm. Ngoài ra, Nghị định số 144/2013/NĐ-CP của Chính phủ còn có những chế tài rất cụ thể quy định mức xử phạt đối với các hành vi ép buộc trẻ em làm việc quá sức, lôi kéo trẻ em bỏ học để tham gia các hoạt động lao động sản xuất… Tuy nhiên, mức thu nhập bình quân đầu người thấp, tình trạng chênh lệch mức sống giữa các nhóm dân cư, giữa các vùng miền gia tăng, bên cạnh đó còn những tác động tiêu 1 Nhận bài ngày19.04.2016, gửi phản biện và duyệt đăng ngày 28.04.2016 Liên hệ tác giả: Nguyễn Thị Thúy Hạnh; Email: ntthanh@daihocthudo.edu.vn TẠP CHÍ KHOA HỌC  SỐ 3/2016 90 cực của nền kinh tế thị trường đã khiến số lượng trẻ em lao động sớm vẫn đang ở mức đáng báo động. Vì vậy, để hỗ trợ các đối tượng trẻ em này, cần nhiều lực lượng xã hội khác nhau cùng vào cuộc và có những hành động thiết thực. Một trong những lực lượng đó chính là các nhân viên công tác xã hội, những người được đào tạo chuyên nghiệp để thực hiện các hoạt động trợ giúp xã hội, một trong những lực lượng hỗ trợ tích cực nhằm ngăn chặn tình trạng trẻ lao động sớm. 2. NỘI DUNG 2.1. Khái niệm và đặc điểm trẻ em lao động sớm Theo Công ước quốc tế: “Trẻ em được xác định là người dưới 18 tuổi, trừ khi pháp luật quốc gia quy định tuổi thành niên sớm hơn”. Theo Luật chăm sóc, bảo vệ, giáo dục trẻ em 1991: “Trẻ em là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi”. Theo định nghĩa sinh học: “Trẻ em là con người ở giai đoạn phát triển, từ khi còn trong trứng nước đến tuổi trưởng thành”. Tâm lý học cho rằng: “Trẻ em là giai đoạn đầu của sự phát triển tâm lý - nghiên cứu con người”. Còn nhìn dưới góc độ xã hội học: “Trẻ em là giai đoạn xã hội hóa mạnh nhất và là giai đoạn đóng vai trò quyết định của việc hình thành nhân cách của mỗi con người”. Khái niệm “Trẻ em lao động sớm” được hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau ở các quốc gia. Lao động trẻ em là thuật ngữ được tổ chức ILO sử dụng để miêu tả những trường hợp trẻ em dưới 18 tuổi phải trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào những công việc nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại, để lại tác động lâu dài đến sự phát triển thể chất, tâm lý, tình cảm, đạo đức và xã hội của các em, hoặc phải làm việc sớm hoặc quá nặng nhọc dẫn đến tình trạng các em không được học hành và vui chơi [6]. Xét trên góc độ luật pháp quốc tế (Công ước quốc tế về quyền trẻ em và Công ước 182 của ILO) và quốc gia (Hiến pháp, luật lao động, Luật Bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em..), có thể khái quát như sau: Trẻ em lao động sớm là những trẻ em (dưới 16 tuổi theo Pháp luật Việt Nam) tham gia hoạt động lao động trên thị trường lao động, sử dụng hầu hết hoạt động dành cho học tập, vui chơi, giải trí để làm việc cho chủ hay cho gia đình. Đó là những trẻ em phải bỏ học đi làm thuê trong các cơ sở sản xuất kinh doanh, làng nghề, những trẻ lang thang kiếm sống ở đô thị, ...

Tài liệu được xem nhiều: