Danh mục

Vai trò của phật giáo trong việc góp phần thực hiện chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam hiện nay

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 371.86 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Vai trò của phật giáo trong việc góp phần thực hiện chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam hiện nay trình bày các nội dung: Khái niệm và chính sách an sinh xã hội; Vai trò của Phật giáo trong việc tham gia an sinh xã hội ở Việt Nam; Vai trò của Phật giáo trong giải quyết vấn đề việc làm và giảm nghèo; Vai trò của Phật giáo trong việc hỗ trợ người dân giảm thiểu rủi ro khi bị ốm đau, tai nạn lao động, tuổi già, khắc phục thiên tai.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vai trò của phật giáo trong việc góp phần thực hiện chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam hiện nay VAI TRÒ CỦA PHẬT GIÁO TRONG VIỆC GÓP PHẦN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY NI TRƯỞNG, TS. THÍCH ĐÀM THÀNH1* Tóm tắt: An sinh xã hội có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hộicủa mỗi quốc gia. An sinh xã hội là nhằm thực hiện quyền cơ bản của con người, thực hiệnbình đẳng và công bằng xã hội, góp phần xây dựng một xã hội hài hòa, đồng thuận, khôngcó sự loại trừ và phát triển bền vững. Phật giáo luôn đề cao lòng từ bi, nhân ái, được coi là tôn giáo nhập thế gắn bó vớidân tộc Việt Nam. Định hướng bởi “Phật pháp bất ly thế gian pháp”, tinh thần từ bi,cứu khổ, cứu nạn của đức Phật được phát huy rộng rãi. Phật giáo là một Tôn Giáo lớnvà lâu đời ở Việt Nam. Luôn gắn bó chặt chẽ cùng Dân tộc. Suốt quá trình phát triểntheo lịch sử của đất nước, Phật giáo luôn đồng hành cùng Nhà nước và các tổ chức xãhội khác trong hoạt động từ thiện - nhân đạo để hỗ trợ người dân, góp phần xây dựnghệ thống an sinh xã hội của nước ta. Điều này đã phản ánh vai trò quan trọng của Phậtgiáo trong đời sống xã hội. Từ khóa: Phật giáo, An sinh xã hội, Phật giáo với an sinh xã hội. Đặt vấn đề Phật giáo là một tôn giáo có nguồn gốc từ Ấn Độ ra đời từ thế kỷ VI trước Côngnguyên với nội dung cơ bản là triết lý nhân sinh về nỗi khổ của con người và cách tutập diệt khổ, giải thoát. Cốt lõi của triết lý đó là tứ diệu đế: khổ đế, diệt đế, tập đế vàđạo đế. Phật giáo chủ trương bình đẳng giữa các giai tầng xã hội và đề cao lòng từbi bác ái. Từ rất sớm, Phật giáo đã lan toả hoà bình đến các miền đất rộng lớn, nhấtlà ở Đông Bắc Á và Đông Nam Á trong đó có Việt Nam. Trên bước đường truyềnbá và hội nhập vào Việt Nam, Phật giáo trải qua nhiều biến động, lúc thịnh, lúc suy,nhưng đã tự khẳng định như một thành tố không thể tách rời của văn hoá dân tộc* Chùa Kim Liên, Quảng An, Tây Hồ, Hà Nội.336 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI...việt. Phật giáo Việt Nam đã xây dựng cho mình truyền thống yêu nước, gắn bó, tưtưởng đạo đức, tâm hồn, lối sống của nhân dân. Trong công cuộc đổi mới hội nhậpquốc tế hiện nay với phương châm hoạt động “Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩaxã hội”, Phật giáo tiếp tục có nhiều đóng góp xây dựng phát triển đất nước thôngqua các hoạt động phật sự và hoạt động xã hội hướng đến con người, vì con người,trong đó các hoạt động an sinh xã hội là điểm sáng, thể hiện rõ tinh thần “nhập thếgiúp đời” của Phật giáo Việt Nam. 1. Khái niệm và chính sách an sinh xã hội An sinh xã hội là một khái niệm rộng, được hiểu theo nhiều cách và nhiều cấpđộ khác nhau. Trên thế giới, an sinh xã hội được định nghĩa tại Công ước 102 (Côngước về quy phạm tối thiểu về an toàn xã hội) được Tổ chức Lao động Quốc tế thôngqua ngày 28/6/1952: “An sinh xã hội là sự bảo vệ mà xã hội thực hiện đối với các thànhviên của mình thông qua hàng loạt các biện pháp công cộng để chống lại sự cùng quẫn vềkinh tế và xã hội dẫn đến sự chấm dứt hay giảm sút đáng kể về thu nhập do ốm đau, thaisản, tai nạn lao động, mất việc làm, mất sức lao động, tuổi già hoặc cái chết, những dịch vụvề chăm sóc y tế và những quy định về hỗ trợ đối với gia đình có con nhỏ gặp phải khó khăntrong cuộc sống”. Tại Việt Nam, an sinh xã hội là hệ thống các chính sách và chương trình do Nhànước và các lực lượng xã hội thực hiện nhằm bảo đảm cho mọi người dân ít nhất cóđược mức tối thiểu về thu nhập, có cơ hội tiếp cận về các dịch vụ xã hội cơ bản, thiếtyếu, như giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch, thông tin thông qua việc nâng cao nănglực tự an sinh của người dân và sự trợ giúp của Nhà nước. Chính sách an sinh xã hội là tổng thể các quan điểm, chủ trương và các giải pháp,công cụ mà Nhà nước thực hiện liên quan đến vấn đề an sinh xã hội. Chính sách nàyhướng tới sự công bằng và tiến bộ xã hội và cũng là chính sách xã hội phổ biến. Hệ thống chính sách an sinh xã hội của Việt Nam được xây dựng trên nguyênlý quản lý rủi ro, đồng thời nhấn mạnh đến vai trò cung cấp dịch vụ xã hội cơ bảncho người dân, gồm 4 nhóm chính sách cơ bản sau đây: Nhóm chính sách việc làm đảm bảo thu nhập tối thiểu và giảm nghèo: nhằm hỗ trợngười dân chủ động phòng ngừa các rủi ro thông qua tham gia thị trường lao độngđể có được việc làm tốt, thu nhập tối thiểu và giảm nghèo bền vững. Nhóm chính sách bảo hiểm xã hội: nhằm hỗ trợ người dân giảm thiểu rủi ro khi bịốm đau, tai nạn lao động, tuổi già…thông qua tham gia vào hệ thống BHXH để chủđộng bù đắp phần thu nhập bị suy giảm hoặc bị mất do các rủi ro trên.MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 337 Nhóm chính sách trợ giúp xã hội: bao gồm chính sách thường xuyên và đột xuấtnhằm hỗ trợ người dân khắc phục các rủi ro không lường trước hoặc vượt quá khảnăng kiểm soát (mất mùa, đói, nghèo kinh niên). Nhóm chính sách dịch vụ xã hội cơ bản nhằm tăng cường cho người dân tiếp cận hệthống dịch vụ cơ bản ở mức tối thiểu, bao gồm giáo dục tối thiểu, y tế tối thiểu, nhà ởtối thiểu, nước sạch và thông tin truyền thông. 2. Vai trò của Phật giáo trong việc tham gia an sinh xã hội ở Việt Nam Làm việc thiện với tấm lòng từ bi, cứu khổ cứu nạn là một nét đẹp trong Phậtgiáo, thể hiện sự bác ái, từ tâm phá đi những thói ích kỷ cá nhân luôn coi trọngđồng tiền không biết hướng về sự lương thiện đối với xã hội. Phật giáo đã tạo choxã hội hiểu hơn về nhân đạo và lương tri con người, một nếp sống không hận thù,cố chấp với mọi niềm thông cảm yêu thương. Ngày nay, trong xu thế, “thế tục hóa”,lý tưởng từ bi, bác ái của Đức Phật càng có điều kiện đi vào thực tiễn bằng nhữnghoạt động cụ thể. Phát huy truyền thống gắn bó, đồng hành cùng dân tộc của Phậtgiáo Việt Nam luôn tham gia tích cực vào các hoạt động nhân đạo, từ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: