Danh mục

Vai trò của tài chính vi mô đối với thúc đẩy tiếp cận tín dụng của người nghèo

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 524.02 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài nghiên cứu chỉ ra rằng tiếp cận TDVM của người nghèo tại Việt Nam chưa hiệu quả và bền vững; làm rõ nguyên nhân của tình trạng trên và đưa ra một số khuyến nghị chính sách để góp phần giúp người nghèo có thể tiếp cận với nguồn tín dụng vi mô hiệu quả hơn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vai trò của tài chính vi mô đối với thúc đẩy tiếp cận tín dụng của người nghèo VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH VI MÔ ĐỐI VỚI THÚC ĐẨY TIẾP CẬN TÍN DỤNG CỦA NGƯỜI NGHÈO ThS. Nguyễn Thị Ngà Học viện Ngân hàng - Phân viện Phú YênTóm tắt Tài chính vi mô (TCVM) được xem như một kênh giúp người nghèo tiếp cận với nguồn vốn.Tuy nhiên, gần 30 năm phát triển, Việt Nam mới chỉ có 4 tổ chức TCVM (MFI-MicrofinanceInstitution) chính thức, gần 50 MFI bán chính thức, tỷ lệ người nghèo được tiếp cận TCVM cònrất ít, hiệu quả sử dụng nguồn vốn thấp. Đánh giá của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) năm2010, quy mô cấp tín dụng vi mô (TDVM) của các MFI tại Việt Nam tương đương khoảng 4%GDP (trong khi tổng quy mô cấp tín dụng cả nền kinh tế/GDP năm 2010 là 135,79%); năm 2018,xét trên tổng quy mô nền kinh tế, tổng TDVM được cấp là khoảng 182 nghìn tỷ đồng, chiếmkhoảng 3,4% GDP (quy mô tổng tín dụng/GDP là khoảng 130%); điều này cho thấy nguồn vốntín dụng vi mô còn rất nhỏ, chưa đáp ứng nhu cầu của người nghèo. Bài nghiên cứu chỉ ra rằng tiếp cận TDVMcủa người nghèo tại Việt Nam chưa hiệu quả vàbền vững; làm rõ nguyên nhân của tình trạng trên và đưa ra một số khuyến nghị chính sách đểgóp phần giúp người nghèo có thể tiếp cận với nguồn tín dụng vi mô hiệu quả hơn.Từ khóa: Tiếp cận tài chính, tiếp cận tín dụng, tài chính vi mô 1. Vấn đề nghiên cứu Thị trường TD chính thức hầu như người nghèo không tiếp cận được. Trên thế giới cókhoảng 2 tỷ người trưởng thành không sử dụng một dịch vụ ngân hàng chính thức nào (WorldBank-WB, 2017). Banerjee và Duflo (2012), chỉ ra rằng trên thế giới chưa tới 5% người nghèo ởnông thôn và dưới 10% người nghèo ở thành thị có một khoản vay từ ngân hàng. Tại Việt Nam,khoảng 30,86% người trưởng thành được tiếp cận với các dịch vụ ngân hàng, trong đó chỉ có 6%người nghèo được tiếp cận tín dụng (TD) chính thức (MicroSave 2015, tr.1).Trong khi đó, sốngười trưởng thành tiếp cận với các dịch vụ tài chính chính thức tại Singapore là 96%, Thái Lanlà 78% (WB, 2017). Kinh nghiệm thế giới và Việt Nam đều cho thấy TCVM là cách thức giúp tăng tiếp cận tíndụng của người nghèo. Tuy nhiên, việc tiếp cận TDVM hiện nay tại Việt Nam chưa thực sự hiệuquả và bền vững. Phần lớn các MFI tồn tại dưới dạng bán chính thức, không được phép huy độngtiết kiệm tự nguyện (TKTN) hoặc vay vốn trên thị trường, phụ thuộc vào nguồn viện trợ hạn hẹp,lãi suất cao, khó khăn khi mở rộng quy mô thành viên, khiến việc tiếp cận người nghèo bị hạnchế. Hiện nay chưa có quy định pháp lý nào bắt buộc các MFI này phải minh bạch hóa thông tinvề lãi suất và phí dịch vụ; hay trả lãi tiền gửi TKBB của thành viên (sau 3 năm mới được rút);khiến khách hàng của MFI phải vay với lãi suất cao, trong khi khoản TKBB không được trả lãitương xứng. Nguồn vốn hạn hẹp, cùng với thông tin lịch sử TD của khách hàng hạn chế, nên việcsàng lọc khách hàng rất thận trọng nhằm đảm bảo thu hồi khoản nợ, việc này có thể loại nhữngngười nghèo nhất ra khỏi đối tượng cho vay của MFI bán chính thức. Bài nghiên cứu nhằm chỉ rõthực trạng và nguyên nhân của tình trạng này. 2. Vai trò của TCVM trong việc thúc đẩy tiếp cận tài chính của người nghèo 2.1. TCVM và tiếp cận tài chính bền vững của người nghèo TCVM được biết đến rộng rãi sau khi Muhammad Yunus phát triển hệ thống GrameenBank tại Bangladesh kể từ cuối thập niên 1970. Có nhiều tổ chức và các nhà nghiên cứu địnhnghĩa về TCVM. Theo Nhóm tư vấn và hỗ trợ người nghèo (CGAP-Consultative Group to Assist 245the Poor), TCVM là dịch vụ tài chính cung cấp cho những người có thu nhập thấp, người nghèo,những khoản vay nhỏ giúp họ tham gia sản xuất kinh doanh và thoát khỏi đói nghèo. TheoJoanna Ledgerwood (2007), TCVM không chỉ bao gồm các dịch vụ ngân hàng đơn giản, nó làmột công cụ phát triển, với dịch vụ tài chính cho người thu nhập thấp bao gồm tiết kiệm, tíndụng, bảo hiểm, dịch vụ thanh toán, và các dịch vụ phi tài chính như đào tạo, hỗ trợ kỹ thuậtsản xuất. TCVM vừa nhằm mục tiêu tài chính (lợi nhuận), vừa có mục tiêu xã hội (tiếp cậnngười nghèo). Tại Việt Nam, Điều 2, Nghị định 28/2005/NĐ-CP đưa ra định nghĩa chính thức đầu tiên vềtài chính quy mô nhỏ, là hoạt động cung cấp một số dịch vụ tài chính, ngân hàng nhỏ, đơn giảncho các hộ gia đình, cá nhân có thu nhập thấp, đặc biệt là hộ gia đình nghèo. Khoản 2, Thông tư02/2008/TT-NHNN, quy định tín dụng quy mô nhỏ là khoản cho vay có giá trị nhỏ, có hoặckhông có bảo đảm cho các cá nhân, hộ gia đình có thu nhập thấp để sử dụng vào các hoạt độngtạo thu nhập và cải thiện điều kiện sống. Khoản cho vay đối với một khách hàng được gọi là tíndụng quy mô nhỏ khi tổng dư nợ cho vay đối với khách hàng đó không vượt quá 30 tr ...

Tài liệu được xem nhiều: