Danh mục

VAI TRÒ CỦA TĂNG ĐƯỜNG HUYẾT TRONG ĐỘT QUỊ CẤP TÍNH

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 190.56 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (11 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đột quị thiếu máu não là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong vàø tàn tật lâu dài, và tăng đường huyết được tin là làm trầm trọng thêm thiếu máu não. Mục đích: Xem xét lại các nghiên cứu trên người và động vật với mối liên quan giữa tăng đường huyết và thiếu máu não mà điều này làm sáng tỏ một vài cơ chế về vai trò có hại của tăng đường huyết. Thảo luận về vấn đề kiểm soát đường huyết hiện tại và trong tương lai. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
VAI TRÒ CỦA TĂNG ĐƯỜNG HUYẾT TRONG ĐỘT QUỊ CẤP TÍNH VAI TRÒ CỦA TĂNG ĐƯỜNG HUYẾT TRONG ĐỘT QUỊ CẤP TÍNH Đặt vấn đề: Đột quị thiếu máu não là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong vàø tàn tật lâu dài, và tăng đường huyết được tin là làm trầm trọng thêm thiếu máu não. Mục đích: Xem xét lại các nghiên cứu trên người và động vật với mối liên quan giữa tăng đường huyết và thiếu máu não mà điều này làm sáng tỏ một vài cơ chế về vai trò có hại của tăng đường huyết. Thảo luận về vấn đề kiểm soát đ ường huyết hiện tại và trong tương lai. Phương pháp: Nguồn dữ liệu được lấy trên máy vi tính, ... các bài báo từ năm 1976-2000 đã được tìm kiếm đối với các nghiên cứu ở người, các nghiên cứu đã đánh giá mối liên quan giữa đột quị và tăng đường huyết và các nghiên cứu tập trung vào các mô hình nghiên c ứu trên động vật có tăng đường huyết bị thiếu máu não cục bộ hoặc lan tỏa thực nghiệm. Kết quả: Phần lớn các nghiên cứu ở người đã chỉ ra rằng trong đột quị cấp, việc tăng đường huyết lúc nhập viện ở những bệnh nhân có hoặc không có tiểu đ ường thì có liên quan với dự hậu lâm sàng tồi tệ hơn những bệnh nhân không có tăng đường huyết. Mối liên quan này phù hợp hơn ở dạng đột quị không phải lỗ khuyết. Các nghiên cứu trên động vật ủng hộ kết luận này bằng việc chỉ ra cả hai dạng sau thiếu máu cục bộ và lan tỏa mà tăng đường huyết làm trầm trọng hơn quá trình tổn thương tiếp theo: nhiễm axit nội bào, tích lũy glutamate ngoại bào, tạo phù não, phá vỡ hàng rào máu- não, có xu hướng biến đổi thành dạng xuất huyết. Điều trị các động vật tăng đường huyết bằng insulin đã cho thấy có tác dụng có lợi trong thiếu máu não cục bộ hoặc lan tỏa, điều này có thể được thông qua tác dụng làm hạ glucoza hoặc cơ chế bảo vệ thần kinh trực tiếp. Kết luận: Phần lớn các nghiên cứu này chỉ ra vai trò có hại của tăng đường huyết sớm, đặc biệt ở những bệnh nhân thiếu máu não cục bộ hoặc toàn thể không phải dạng lỗ khuyết. Cần có các thử nghiệm lâm s àng chuyên sâu về điều trị insulin. Trong lúc đó người ta khuyên nên tránh để tăng đường máu quá mức . Bệnh tiểu đường liên quan với tăng nguy cơ đột quị và bệnh lý tim mạch vành và còn là yếu tố nguy cơ độc lập đối với cả hai bệnh này sau khi đã điều chỉnh các yếu tố nguy cơ đã biết khác. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng các bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim mà có bệnh tiểu đường thì tiến triển kém thuận lợi hơn những bệnh nhân không bị tiểu đ ường. Hơn nữa tăng đường máu do stress ở những bệnh nhân không bị bệnh tiểu đường thì có liên quan với tăng tỉ lệ chết trong bệnh viện sau nhồi máu cơ tim. Nghiên cứu Bệnh tiểu đường và truyền glucoza pha insulin trong nhồi máu cơ tim cấp (DIGAMI) mới đây đã cung cấp bằng chứng thuyết phục rằng duy trì mức đường huyết bình thường trong suốt giai đoạn cấp của nhồi máu cơ tim đã dẫn đến giảm rõ rệt tỷ lệ tử vong trong tương lai. Những kết quả này đã làm cuộc cách mạng hóa đối với điều trị chuẩn ở những bệnh nhân bị tiểu đường và nhồi máu cơ tim cấp. Đột quị, bệnh lý gây tàn tật thông thường nhất ở những quốc gia phương tây, và nhồi máu cơ tim có nhiều đặc điểm tương tự nhau. Tăng đường huyết cũng liên quan với dự hậu tồi tệ của đột quị trong nhiều nghiên cứu trên người và động vật. Dường như sự liên quan giữa bệnh tiểu đường, tăng đường huyết và kiểm soát tăng đường huyết và hậu quả đột quị vẫn còn là chủ đề gây tranh cãi. Thêm vào đó, không có những hướng dẫn xác định dựa trên những nghiên cứu có kiểm soát trong suốt quá trình thiếu máu não cấp. Những chủ đề này sẽ được thảo luận trong bài báo này. TĂNG ĐƯỜNG HUYẾT VÀ TIỂU ĐƯỜNG. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng những bệnh nhân bị đột quị có kèm theo bệnh tiểu đường có dự hậu kém hơn những bệnh nhân không có bệnh tiểu đường; tuy nhiên một vài nghiên cứu khác không kết luận như vậy. Điều thú vị là, phần lớn các nghiên cứu, bao gồm các thử nghiệm lớn đã chỉ ra rằng tăng đường huyết lúc nhập viện là một yếu tố nguy cơ bị hậu quả tồi tệ sau thiếu máu não cục bộ hoặc lan tỏa. Weir và cộng sự đã nghiên cứu trong một thời gian dài 750 bệnh nhân bị đột quị cấp không có bệnh tiểu đ ường, sau khi điều chỉnh về tuổi, giới, dạng đột quị, hút thuốc lá, huyết áp, tăng đ ường huyết lúc nhập viện còn lại một yếu tố độc lập quan trọng tiên lượng tỷ lệ tử vong và tỷ lệ tàn tật cao hơn trong thời gian dài. Dữ liệu từ một thử nghiệm đa trung tâm [ORG 10172 trong điều trị đột quị (TOAST)], thử nghiêm này đã bao gồm 1259 bệnh nhân không phải đột quị dạng lỗ khuyết, mức đường máu cao hơn thì liên quan với hậu quả kém sau 3 tháng. Việc điều chỉnh đối với tuổi, mức độ nặng của đột quị, các yếu tố nguy cơ mạch máu khác và bệnh tiểu đường đã không làm thay đổi kết quả này. Điều này có thể là do các nghiên cứu này bao gồm cả những bệnh nhân tiểu đ ường chưa được chẩn đoán, và một vài nghiên cứu nhỏ hơn đang ủng hộ khả năng này bằng việc thực hiện những thử nghiệm thêm vào đối với hemoglobin được glycosylate hoá trong phòng thí nghiệ ...

Tài liệu được xem nhiều: