Danh mục

Vai trò của tín dụng vi mô đối với sinh kế của các hộ nghèo ở khu vực Đông Nam Bộ

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 565.11 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Vai trò của tín dụng vi mô đối với sinh kế của các hộ nghèo ở khu vực Đông Nam Bộ nghiên cứu vai trò của tín dụng vi mô (TDVM) đối với sinh kế của các hộ nghèo khu vực ĐNB. Phân tích này dựa trên phân tích định lƣợng và các kiểm định thống kê, nghiên cứu phân tích đánh giá sinh kế của các hộ nghèo thông qua các chỉ tiêu về thu nhập, giá trị tài sản sở hữu của hộ nghèo và đánh giá khảo sát mức sống của hộ nghèo sau khi vay vốn TDVM.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vai trò của tín dụng vi mô đối với sinh kế của các hộ nghèo ở khu vực Đông Nam Bộ VAI TRÒ CỦA TÍN DỤNG VI MÔ ĐỐI VỚI SINH KẾ CỦA CÁC HỘ NGHÈO Ở KHU VỰC ĐÔNG NAM BỘ Nguyễn Hồng Thu Trường Đại học Thủ Dầu Một Tóm tắt Bài viết này nghiên cứu vai trò của tín dụng vi mô (TDVM) đối với sinh kế của các hộ nghèo khu vực ĐNB. Phân tích này dựa trên phân tích định lƣợng và các kiểm định thống kê, nghiên cứu phân tích đánh giá sinh kế của các hộ nghèo thông qua các chỉ tiêu về thu nhập, giá trị tài sản sở hữu của hộ nghèo và đánh giá khảo sát mức sống của hộ nghèo sau khi vay vốn TDVM. Với việc thu thập khảo sát 600 mẫu quan sát hộ nghèo từ các tỉnh thành trong khu vực. Kết quả cho thấy rằng TDVM có vai trò quan trọng trong việc phát triển sinh kế cho các hộ nghèo ở khu vực Đông Nam Bộ. Từ khóa: Tín dụng vi mô, hộ nghèo, sinh kế của hộ nghèo 1. GIỚI THIỆU Tín dụng vi mô là hoạt động quan trọng trong chiến lƣợc giảm nghèo (Hulme và Mosley, 1996). Hoạt động này bắt nguồn từ thành công của ngân hàng Grameen ở Bangladesh và đƣợc nhân rộng ở nhiều quốc gia khác nhau nhƣ Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan, Trung Quốc và cả Việt Nam v.v. Từ những khoản vay rất nhỏ, TDVM đến với ngƣời nghèo vào đúng lúc họ cần nhất, giúp họ giải quyết nhu cầu cấp thiết trong lúc khó khăn, giúp họ có nghị lực và điều kiện để vƣợt qua các tổn thƣơng trong cuộc sống (Brown G., 2010). Khu vực Đông Nam Bộ (ĐNB) đƣợc đánh giá là khu vực năng động và phát triển. Theo số liệu thống kê đến cuối năm 2015, tỷ lệ hộ nghèo trong toàn khu vực giảm xuống còn 1% và đƣợc đánh giá là khu vực có tỷ lệ hộ nghèo thấp nhất trong cả nƣớc. Đã có 5/6 tỉnh thành/thành phố trong khu vực công bố nâng cao mức chuẩn nghèo so với chuẩn nghèo của quốc gia. Các chính sách ổn định đời sống cho các hộ nghèo đƣợc chính quyền địa phƣơng các đặc biệt quan tâm trong những năm qua. Hiện nay, đang tồn tại nhiều tranh luận về khả năng của TDVM và khả năng của TDVM với công tác giảm nghèo: nhiều công trình nghiên cứu khẳng định rằng về mặt thống kê TDVM đã mang lại sự ổn định và phát triển sinh kế cho hộ nghèo (Ledgerwood J., 1999). Xét trên tổng thể thì TDVM mang lại cho ngƣời nghèo các cơ hội phát triển khả năng năng sinh kế, tuy nhiên, họ cũng tranh luận lại rằng TDVM tác động đến sinh kế cho hộ nghèo không đáng kể hoặc cần phải có sự phối hợp với chính sách tín dụng nhƣ giáo dục pháp luật hay hỗ trợ lƣơng thực (Zaman, 1999). Trƣớc giai đoạn hiện nay, trong bối cảnh khu vực ĐNB việc kiểm định lại giả thuyết này là hết sức cần thiết. Mục tiêu của bài viết tìm hiểu vai trò của TDVM đối với sinh kế của hộ nghèo thể hiện qua việc đánh giá mức độ tiếp cận TDVM của gia 409 đình nghèo, đánh giá sự khác biệt về mức thu nhập của hộ nghèo, sự khác biệt về giá trị tài sản của các nhóm hộ nghèo có vay và không vay TDVM, sự cảm nhận về mức sống của các hộ nghèo sau khi tham gia vay vốn TDVM và đây là điểm mới trong nghiên cứu về TDVM với sinh kế của các hộ nghèo trong khu vực ĐNB. 2. TỔNG LUẬN LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM CÓ LIÊN QUAN Thuật ngữ ―Sinh kế‖ (livelihood): một khái niệm thƣờng đƣợc hiểu và sử dụng theo nhiều trƣờng hợp khác nhau. Theo Champers,. R. (1992) cho rằng: ―sinh kế là năng lực, tài sản, cách tiếp cận (dự trữ tài nguyên, quyền sở hữu, quyền sử dụng) và các hoạt động cần thiết cho cuộc sống‖. Thực tiễn, đã có nhiều nghiên cứu tổng luận lại các quan niệm trƣớc đây và cho rằng sinh kế là ―mƣu sinh‖, là ―kiếm sống‖ v.v. Tuy nhiên, trong phạm vi bài viết này thì thuật ngữ ―sinh kế‖ đƣợc biểu thị bằng các đại lƣợng có thể định lƣợng đƣợc qua giá trị nguồn thu nhập mang lại, qua giá trị tài sản sở hữu của hộ và qua đánh giá mức sống của hộ nghèo sau khi vay vốn TDVM trong 3 năm qua. Thuật ngữ TDVM đƣợc Shinha (1998) cho rằng TDVM là các khoản vay nhỏ còn thuật ngữ Tài chính vi mô (TCVM) là chỉ các dịch vụ tài chính với nhiều các hoạt động: tiết kiệm, cho vay, bảo hiểm, lƣơng hƣu và các dịch vụ thanh toán. Banerjee. A., và ctg (2015) cho rằng, TDVM là việc cung cấp các khoản vay nhỏ phục vụ mục đích kinh doanh sản xuất và tạo dựng tài sản cho các hộ nghèo. Trong nghiên cứu về giảm nghèo trong hai thập kỷ qua, vấn đề sinh kế đã trở thành mục tiêu phân tích ở cả cấp độ vĩ mô và vi mô. Việc nghiên cứu sinh kế của các hộ nghèo đã đƣợc nhiều nghiên cứu khảo sát và thực nghiệm tập trung phần nhiều ở các quốc gia đang phát triển: Dadson . A – Vitor & ctg (2012) đã nghiên cứu và làm rõ vai trò của TDVM tác động đến thu nhập trong kinh doanh. Còn Sankaran. M. (2005) khẳng định các chƣơng trình TDVM mở rộng các khoản vay nhỏ cho ngƣời nghèo, cho các dự án tự tạo việc làm để tạo ra thu nhập và nâng cao vị thế cho ngƣời phụ nữ (Puhazhendhi & Badatya, 2002). TDVM đã chứng tỏ công cụ hiệu quả trong việc giải phóng con ngƣời khỏi đói nghèo và góp phần phát triển kinh tế văn hóa xã hội. Song song đó, Browwn. G. (2010) khẳng định TDVM mang lại cho mọi ngƣời mà những ngƣời đó không có khả năng truy cập vào các dịch vụ tài chính nào khác. Giúp họ có cơ hội kinh doanh hoặc theo đuổi hoặc mở rộng một công việc cụ thể nào đó. Hiệu quả trực tiếp nhất của TDVM là cung cấp cho thị trƣờng tín dụng tiếp cận với các hộ mà trƣớc đây họ không thể truy cập vào các thị trƣờng tín dụng khác. Các hộ gia đình đã bị hạn chế về tín dụng thì TDVM đã cho phép họ có thể đầu tƣ để bắt đầu thực hiện kinh doanh mới hoặc mở rộng các hoạt động hiện có hoặc tăng chi tiêu và giá trị tài sản của gia đình (Bruno Créphon, 2011). Hay một khẳng định khác của Ahmed . F. & ctg (2011) cho rằng, phụ nữ vùng nông thôn với nhiều hạn chế hơn nam giới nhƣ khả năng truy cập thông tin, tình trạng 410 kinh tế xã hội, rào cản văn hóa xã hội, tôn giáo, v.v. và sự quyế ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: