Danh mục

Vai trò của trường đại học trong hệ sinh thái khởi nghiệp quốc gia

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 536.86 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu này cung cấp những vấn đề liên quan đến thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại các trường đại học. Sử dụng phương pháp phân tích tình huống cụ thể của hai trường đại học hàng đầu thế giới Harvard và Stanford, nghiên cứu đã khám phá những đặc điểm góp phần vào thành công của các hoạt động khởi nghiệp.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vai trò của trường đại học trong hệ sinh thái khởi nghiệp quốc gia VAI TRÒ CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRONG HỆ SINH THÁI KHỞI NGHIỆP QUỐC GIA Phạm Đức Chính* - Phạm Hồng Quất**- Trương Trọng Hiểu***, 1 2 Nguyễn Phan Phương Tần****- Phùng Thanh Bình**** 3 TÓM TẮT: Các trường đại học là một trong những thành tố quan trọng trong hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia. Tuy nhiên, nghiên cứu về vai trò của trường đại học trong hệ sinh thái khởi nghiệp và làm thế nào các trường đại học thúc đẩy quá trình khởi nghiệp của sinh viên ở Việt Nam còn hạn chế và chưa được hệ thống hóa. Nghiên cứu này cung cấp những vấn đề liên quan đến thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại các trường đại học. Sử dụng phương pháp phân tích tình huống cụ thể của hai trường đại học hàng đầu thế giới Harvard và Stanford, nghiên cứu đã khám phá những đặc điểm góp phần vào thành công của các hoạt động khởi nghiệp. Kết quả nghiên cứu đã cung cấp một bức tranh đặc thù về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ở các trường đại học, những nhà hoạch định chính sách có thêm nguồn tham khảo cho những quyết định hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ở Việt Nam. Từ khóa: khởi nghiệp, vai trò, trường đại học, Harvard, Stanford, Việt Nam1. ĐẶT VẤN ĐỀ Khởi nghiệp đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển của một quốc gia. Khởi nghiệp khôngchỉ tác động vào sự phát triển kinh tế, mà còn mang lại lượng việc làm khổng lồ cho quốc gia (Haltiwanger,2012; Acs & Audretsch, 2010). Các nhà hoạch định chính sách quốc gia đắt đầu nhận thấy tầm quan trọngcủa việc khích lệ, thúc đẩy và hỗ trợ khởi nghiệp, đặc biệt trong nền công nghiệp tri thức và công nghiệp4.0. Khi tầm quan trọng của nền công nghiệp trí thức ngày càng tăng, các nhà hoạch định chính sách càngnhận mức độ quan trọng của các trường đại học hệ sinh thái khởi nghiệp quốc gia và toàn cầu (Chakrabarti& Lester, 2002). Các trường đại học không chỉ tạo ra và cung cấp những kiến thức và phát minh mà còn sử dụng chúngnhư những yếu tố đầu vào tạo ra những sản phẩm đổi mới và sáng tạo nhằm phục vụ cho xã hội và phát triểnkinh tế (Edmondson & McManus, 2007). Tuy nhiên, việc tạo ra kiến thức và sử dụng chúng tạo ra nhữngsản phẩm vẫn chưa đảm bảo được những sản phẩm đó sẽ được thương mại hóa nhằm thúc đẩy hoạt động vàtăng trưởng kinh tế. Vì thế, sự phát triển khởi nghiệp giúp các trường đại học thực hiện nhiệm vụ mới trongviệc chuyển giao công nghệ và các kiến thức ra ngoài xã hội hiệu quả nhất (Audretsch, 2014). Trước đây, các trường đại học trên thế giới nói chung, và ở Việt Nam nói riêng, chỉ tập trung vào 2nhiệm vụ chính là giảng dạy và nghiên cứu. Tuy nhiên, José Guimón (2013) và Laredo (2007) cho rằng* Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh** Bộ Khoa học và Công nghệ*** Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh**** Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh***** Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, tác giả nhận phản hồi: Tel: +84 983 147 616, Email: binhpt@uel.edu.vnINTERNATIONAL CONFERENCE STARTUP AND INNOVATION NATION 1193nhiệm vụ của một trường đại học bao gồm ba nhiệm vụ lớn: giảng dạy, nghiên cứu và khởi nghiệp kinhdoanh. Khi nghiên cứu sâu về vai trò của trường đại học, các học giả chỉ tập trung vào nhiệm vụ giảng dạyvà nghiên cứu mà bỏ qua nhiệm vụ quan trọng là hỗ trợ khởi nghiệp cho sinh viên. Thực tế, có rất nhiềucông ty khởi nghiệp rất thành công ở các trường đại học như Harvard, MIT, Stanford v.v., nhưng lại rất ít ởcác trường đại học khác, đặc biệt ở các nước đang phát triển. Các trường đại học đóng vai trò hỗ trợ như thếnào cho quá trình khởi nghiệp của sinh viên? Nghiên cứu này cố gắng giải quyết câu hỏi trên từ việc phântích hai trường đại học nổi tiếng Harvard và Stanford. Nghiên cứu về vai trò của các trường đại học trong việc hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp vẫn còn hạn chếvà chưa có lý thuyết nào cho việc giải quyết vấn đề đó. Vì thế, nghiên cứu tình huống/trường hợp (casestudy research) được sử dụng nhằm trả lời cho những câu hỏi “tại sao” hoặc “làm thế nào” (Ying, 2009).Nghiên cứu tình huống ở 2 trường đại học hàng đầu thế giới với nhiều dự án khởi nghiệp thành công,Harvard và Stanford, có thể mang lại một bức tranh với những yếu tố ảnh hưởng đến việc hỗ trợ của cáctrường đại học cho các dự án khởi nghiệp của sinh viên.1.1. Cơ sở lý luận1.1.1. Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Theo Schumpeter & Backhaus (2003), khởi nghiệp là hoạt động tạo ra sự kết hợp mới của (1) giớithiệu một hàng hóa mới, hoặc một chất lượng mới của ...

Tài liệu được xem nhiều: