Vai trò của yếu tố thần kỳ ở truyện cổ tích thần kỳ trong chương trình Văn - tiếng Việt tiểu học
Số trang: 5
Loại file: pdf
Dung lượng: 641.90 KB
Lượt xem: 7
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Yếu tố thần kỳ trong truyện cổ tích thần kỳ phong phú và đa dạng, tồn tại ở cả dạng hữu hình lẫn vô hình, bao gồm nhân vật thần kỳ, đồ vật thần kỳ và con vật thần kỳ, hay các câu thần chú, sự biến hóa, hóa thân của nhân vật. Yếu tố thần kỳ luôn xuất hiện đúng lúc để đảm đương “trách nhiệm” của nó đối với cốt truyện, nhân vật và đưa đến cách kết thúc có hậu theo quan niệm từ bao đời của tác giả dân gian.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vai trò của yếu tố thần kỳ ở truyện cổ tích thần kỳ trong chương trình Văn - tiếng Việt tiểu học 143 VAI TRÒ CỦA YẾU TỐ THẦN KỲ Ở TRUYỆN CỔ TÍCH THẦN KỲ TRONG CHƯƠNG TRÌNH VĂN - TIẾNG VIỆT TIỂU HỌC SV. Bùi Thị Huyền Trân SV. Võ Thị Ngọc Mai ThS. Phạm Thị Minh Hiếu Tóm tắt. Yếu tố thần kỳ trong truyện cổ tích thần kỳ phong phú và đa dạng, tồn tại ở cả dạng hữu hình lẫn vô hình, bao gồm nhân vật thần kỳ, đồ vật thần kỳ và con vật thần kỳ, hay các câu thần chú, sự biến hóa, hóa thân của nhân vật. Yếu tố thần kỳ luôn xuất hiện đúng lúc để đảm đương “trách nhiệm” của nó đối với cốt truyện, nhân vật và đưa đến cách kết thúc có hậu theo quan niệm từ bao đời của tác giả dân gian. 1. Mở đầu Truyện cổ tích thần kỳ giữ một vị trí khá quan trọng trong chương trình Văn- Tiếng Việt tiểu học, có mặt ở hầu hết các phân môn của sách giáo khoa Tiếng Việt, đặc biệt là phân môn kể chuyện. Nói đến truyện cổ tích thần kỳ không thể không kể đến yếu tố thần kỳ, đây cũng là yếu tố làm cho truyện cổ tích thần kỳ có sức hấp dẫn đặc biệt và ý nghĩa giáo dục sâu sắc đối với học sinh lứa tuổi tiểu học. 2. Nội dung 2.1. Yếu tố thần kỳ - đặc trưng chủ yếu của truyện cổ tích thần kỳ Truyện cổ tích là một sáng tác dân gian thuộc loại hình tự sự, chủ yếu sử dụng nghệ thuật kỳ ảo để thể hiện cái nhìn hiện thực của nhân dân đối với đời sống, ước mơ về một xã hội công bằng mà ở đó người hiền lành, lương thiện được hưởng cuộc sống ấm no, hạnh phúc, còn những kẻ xấu, làm điều ác thì bị trừng trị thích đáng. Có nhiều cách phân loại truyện cổ tích khác nhau, tuy nhiên hầu hết các nhà folklore học thống nhất chia truyện cổ tích ra làm ba tiểu loại: truyện cổ tích thần kỳ, truyện cổ tích sinh hoạt và truyện cổ tích loài vật. Trong đó, truyện cổ tích thần kỳ là tiểu loại cơ bản và quan trọng nhất. Truyện cổ tích nói chung và truyện cổ tích thần kỳ nói riêng là truyện kể hoàn toàn hư cấu và kỳ ảo. Truyện cổ tích đã tạo ra một thế giới khác hẳn với thế giới thực tại. Chỉ trong thế giới cổ tích thì cô Tấm dịu hiền, chăm chỉ và bất hạnh mới được hưởng hạnh phúc (truyện Tấm Cám), chàng trai nông dân nghèo nàn, thật thà như anh Khoai mới được lấy con gái phú ông (Cây tre trăm đốt), người em siêng năng, hiền lành, tốt bụng mới trở nên giàu có (Cây khế). Các nhân vật như Tiên, Bụt, Phật đầy phép màu hay các đồ vật như rìu thần, cung thần, đàn thần, viên ngọc ước… hoàn toàn không có thật. Đó chính là các yếu tố thần kỳ, một trong những yếu tố quan trọng không thể thiếu, làm nên đặc trưng chủ yếu của truyện cổ tích thần kỳ.Nếu không có yếu tố thần kỳ thì truyện cổ tích thần kỳ không có cơ sở để tồn tại, và sẽ biến thành một loại truyện khác.Các mâu thuẫn sẽ không được giải quyết và kết thúc sẽ không có hậu như mơ ước của nhân dân. Yếu tố thần kỳ trong truyện cổ tích thần kỳ tồn tại ở dạng hữu hình và vô hình. Ở dạng hữu hình, yếu tố thần kỳ bao gồm nhân vật thần kỳ nhưông Bụt (truyện Tấm Cám, Cây tre trăm đốt), Vua Thủy Tề, Ngọc Hoàng (truyệnThạch Sanh), Tiên (truyệnAnh chàng ngốc và con ngỗng vàng, Bông hoa cúc trắng, Ba điều ước, Sự 144 tích hồ Ba Bể, Nàng tiên ốc, Ba lưỡi rìu, Cô bé Lọ Lem, Cây tre trăm đốt); con vật thần kỳ như Trăn Tinh, Hồ Tinh (truyện Thạch Sanh), chim Đại Bàng (Thạch Sanh, Cây khế), chim Vàng Anh, cá Bống, con gà trống (Tấm Cám), Cá vàng (Ông lão đánh cá và con cá vàng)…Yếu tố thần kỳ còn có thể là đồ vật thần kỳ nhưbúa thần, cung thần, đàn thần, niêu cơm thần (truyện Thạch Sanh)… Các yếu tố thần kỳ như trên đều không có và không thể có trong thực tế nhưng nó biểu hiện rất rõ, rất sống động trong niềm tin và lý tưởng của nhân dân. Yếu tố thần kỳ tồn tại ở dạng vô hình thường xuất hiện ít hơn so với dạng hữu hình, như các câu thần chú hoặc sự biến hóa, hóa thân có trong các truyện như Tấm Cám, Cây tre trăm đốt,… Truyện cổ tích thần kỳ luôn có sự phân tuyến đối lập, mô tả sự xung đột không thể dung hòa của các thế lực đối lập trong xã hội có phân chia giai cấp.Các nhân vật trong truyện luôn đứng về một phía (chính diện, phản diện hay trung gian) để đảm đương tốt chức năng mà tác giả dân gian đã gửi gắm ngay từ đầu truyện. Do đó các nét nhân cách của nhân vật lý tưởng được thể hiện rất rõ ràng, lắm lúc cực đoan (theo kiểu của truyện cổ tích): thật thà như anh Khoai mới tin lời Phú Ông hứa gả con gái cho, nghĩa tình, chung thủy như Thạch Sanh mới bị người anh kết nghĩa Lý Thông lừa cướp công giết trăn tinh và cứu công chúa… Không chỉ nhân vật mà các yếu tố thần kỳ trong truyện cổ tích thần kỳ cũng được phân tuyến rõ ràng. Yếu tố thần kỳtồn tại ở tuyến chính diện là trợ thủ của nhân vật lý tưởng, có phép mầu giúp nhân vật vượt qua trở ngại, khó khăn.Đây là loại “nhân vật” t ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vai trò của yếu tố thần kỳ ở truyện cổ tích thần kỳ trong chương trình Văn - tiếng Việt tiểu học 143 VAI TRÒ CỦA YẾU TỐ THẦN KỲ Ở TRUYỆN CỔ TÍCH THẦN KỲ TRONG CHƯƠNG TRÌNH VĂN - TIẾNG VIỆT TIỂU HỌC SV. Bùi Thị Huyền Trân SV. Võ Thị Ngọc Mai ThS. Phạm Thị Minh Hiếu Tóm tắt. Yếu tố thần kỳ trong truyện cổ tích thần kỳ phong phú và đa dạng, tồn tại ở cả dạng hữu hình lẫn vô hình, bao gồm nhân vật thần kỳ, đồ vật thần kỳ và con vật thần kỳ, hay các câu thần chú, sự biến hóa, hóa thân của nhân vật. Yếu tố thần kỳ luôn xuất hiện đúng lúc để đảm đương “trách nhiệm” của nó đối với cốt truyện, nhân vật và đưa đến cách kết thúc có hậu theo quan niệm từ bao đời của tác giả dân gian. 1. Mở đầu Truyện cổ tích thần kỳ giữ một vị trí khá quan trọng trong chương trình Văn- Tiếng Việt tiểu học, có mặt ở hầu hết các phân môn của sách giáo khoa Tiếng Việt, đặc biệt là phân môn kể chuyện. Nói đến truyện cổ tích thần kỳ không thể không kể đến yếu tố thần kỳ, đây cũng là yếu tố làm cho truyện cổ tích thần kỳ có sức hấp dẫn đặc biệt và ý nghĩa giáo dục sâu sắc đối với học sinh lứa tuổi tiểu học. 2. Nội dung 2.1. Yếu tố thần kỳ - đặc trưng chủ yếu của truyện cổ tích thần kỳ Truyện cổ tích là một sáng tác dân gian thuộc loại hình tự sự, chủ yếu sử dụng nghệ thuật kỳ ảo để thể hiện cái nhìn hiện thực của nhân dân đối với đời sống, ước mơ về một xã hội công bằng mà ở đó người hiền lành, lương thiện được hưởng cuộc sống ấm no, hạnh phúc, còn những kẻ xấu, làm điều ác thì bị trừng trị thích đáng. Có nhiều cách phân loại truyện cổ tích khác nhau, tuy nhiên hầu hết các nhà folklore học thống nhất chia truyện cổ tích ra làm ba tiểu loại: truyện cổ tích thần kỳ, truyện cổ tích sinh hoạt và truyện cổ tích loài vật. Trong đó, truyện cổ tích thần kỳ là tiểu loại cơ bản và quan trọng nhất. Truyện cổ tích nói chung và truyện cổ tích thần kỳ nói riêng là truyện kể hoàn toàn hư cấu và kỳ ảo. Truyện cổ tích đã tạo ra một thế giới khác hẳn với thế giới thực tại. Chỉ trong thế giới cổ tích thì cô Tấm dịu hiền, chăm chỉ và bất hạnh mới được hưởng hạnh phúc (truyện Tấm Cám), chàng trai nông dân nghèo nàn, thật thà như anh Khoai mới được lấy con gái phú ông (Cây tre trăm đốt), người em siêng năng, hiền lành, tốt bụng mới trở nên giàu có (Cây khế). Các nhân vật như Tiên, Bụt, Phật đầy phép màu hay các đồ vật như rìu thần, cung thần, đàn thần, viên ngọc ước… hoàn toàn không có thật. Đó chính là các yếu tố thần kỳ, một trong những yếu tố quan trọng không thể thiếu, làm nên đặc trưng chủ yếu của truyện cổ tích thần kỳ.Nếu không có yếu tố thần kỳ thì truyện cổ tích thần kỳ không có cơ sở để tồn tại, và sẽ biến thành một loại truyện khác.Các mâu thuẫn sẽ không được giải quyết và kết thúc sẽ không có hậu như mơ ước của nhân dân. Yếu tố thần kỳ trong truyện cổ tích thần kỳ tồn tại ở dạng hữu hình và vô hình. Ở dạng hữu hình, yếu tố thần kỳ bao gồm nhân vật thần kỳ nhưông Bụt (truyện Tấm Cám, Cây tre trăm đốt), Vua Thủy Tề, Ngọc Hoàng (truyệnThạch Sanh), Tiên (truyệnAnh chàng ngốc và con ngỗng vàng, Bông hoa cúc trắng, Ba điều ước, Sự 144 tích hồ Ba Bể, Nàng tiên ốc, Ba lưỡi rìu, Cô bé Lọ Lem, Cây tre trăm đốt); con vật thần kỳ như Trăn Tinh, Hồ Tinh (truyện Thạch Sanh), chim Đại Bàng (Thạch Sanh, Cây khế), chim Vàng Anh, cá Bống, con gà trống (Tấm Cám), Cá vàng (Ông lão đánh cá và con cá vàng)…Yếu tố thần kỳ còn có thể là đồ vật thần kỳ nhưbúa thần, cung thần, đàn thần, niêu cơm thần (truyện Thạch Sanh)… Các yếu tố thần kỳ như trên đều không có và không thể có trong thực tế nhưng nó biểu hiện rất rõ, rất sống động trong niềm tin và lý tưởng của nhân dân. Yếu tố thần kỳ tồn tại ở dạng vô hình thường xuất hiện ít hơn so với dạng hữu hình, như các câu thần chú hoặc sự biến hóa, hóa thân có trong các truyện như Tấm Cám, Cây tre trăm đốt,… Truyện cổ tích thần kỳ luôn có sự phân tuyến đối lập, mô tả sự xung đột không thể dung hòa của các thế lực đối lập trong xã hội có phân chia giai cấp.Các nhân vật trong truyện luôn đứng về một phía (chính diện, phản diện hay trung gian) để đảm đương tốt chức năng mà tác giả dân gian đã gửi gắm ngay từ đầu truyện. Do đó các nét nhân cách của nhân vật lý tưởng được thể hiện rất rõ ràng, lắm lúc cực đoan (theo kiểu của truyện cổ tích): thật thà như anh Khoai mới tin lời Phú Ông hứa gả con gái cho, nghĩa tình, chung thủy như Thạch Sanh mới bị người anh kết nghĩa Lý Thông lừa cướp công giết trăn tinh và cứu công chúa… Không chỉ nhân vật mà các yếu tố thần kỳ trong truyện cổ tích thần kỳ cũng được phân tuyến rõ ràng. Yếu tố thần kỳtồn tại ở tuyến chính diện là trợ thủ của nhân vật lý tưởng, có phép mầu giúp nhân vật vượt qua trở ngại, khó khăn.Đây là loại “nhân vật” t ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Truyện cổ tích thần kỳ Tiếng Việt tiểu học Sách giáo khoa Tiếng Việt Chương trình Văn tiểu học Giáo dục tiểu họcGợi ý tài liệu liên quan:
-
37 trang 467 0 0
-
31 trang 340 0 0
-
2 trang 295 3 0
-
Tiểu luận: Sáng tác thiếu nhi của Tô Hoài và tính cách Dế Mèn qua truyện Dế Mèn phiêu lưu ký
17 trang 267 0 0 -
Tài liệu học tập: Cảm thụ văn học và bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh tiêu học
44 trang 243 1 0 -
5 trang 179 0 0
-
7 trang 160 0 0
-
87 trang 144 0 0
-
3 trang 129 0 0
-
24 trang 122 1 0