Danh mục

VAI TRÒ HỆ THỐNG THÔNG TIN

Số trang: 14      Loại file: doc      Dung lượng: 2.19 MB      Lượt xem: 28      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (14 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hệ thống thông tin là một tập hợp và kết hợp của các phần cứng, phần mềm và các hệ thống mạng truyền thông được xây dựng và sử dụng để thu thập, tạo, tái tạo, phân phối và chia sẽ các dữ liệu, thông tin và tri thức nằm phục vụ các mục tiêu của tổ chức.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
VAI TRÒ HỆ THỐNG THÔNG TIN GIỚI THIỆU Hệ thống thông tin là một tập hợp và kết hợp của các phần cứng, phần mềm và các hệ thống mạng truyền thông được xây dựng và sử dụng để thu thập, tạo, tái tạo, phân phối và chia sẽ các dữ liệu, thông tin và tri thức nằm phục vụ các mục tiêu của tổ chức. Các tổ chức có thể sử dụng các hệ thống thông tin với nhiều mục đích khác nhau. Trong việc quản trị nội bộ, hệ thống thông tin sẽ giúp đạt được sự thông hiểu nội bộ, thống nhất hành động, duy trì sức mạnh của tổ chức, đạt được lợi thế cạnh tranh. Bên cạnh đó, hệ thống thông tin giúp nắm bắt được nhiều thông tin về khách hàng hơn hoặc cải tiến dịch vụ, nâng cao sức mạnh cạnh tranh, tạo đà phát triển cho doanh nghiệp. Ngày nay, khi đất nước ngày càng phát triển, công nghệ thông tin ngày càng tiến bộ, việc áp dụng Hệ thống thông tin vào quản trị là hết sức cần thiết. Chính vì vậy nhóm “Chúng tôi” muốn tìm hiểu kỹ hơn về đề tài “Vai trò hệ thống thông tin trong chiến lược kinh doanh của tập đoàn Unilever”. Trong thời gian nghiên cứu hạn hẹp, chúng tôi không tránh khỏi thiếu sót, mong giáo viên , các bạn thông cảm & góp ý, nhằm mở rộng nâng cao đề tài này hơn... 1 PHẦN I:VÀI NÉT SƠ LƯỢC VỀ TẬP ĐOÀN UNILEVER 1. Tìm hiểu chung về tập đoàn Unilever: Unilever là tập đoàn sản xuất hàng tiêu dùng đang sở hữu những thương hiệu lớn như: Lipton, Knorr, Dove, Pond’s, Close-up, Omo… với hơn 265.000 nhân viên làm việc trong hơn 500 công ty tại 90 quốc gia thế giới cùng mức lợi nhuận hàng năm trên toàn cầu vào khoảng 40 tỷ Euro. Ngành sản xuất thực phẩm của Unilever đứng thứ hai trên thế giới chỉ sau Nestle. Tập đoàn Unilever gia nhập thị trường Việt Nam từ năm 1995 đến nay đã trở thành một trong những nhà sản xuất hàng tiêu dùng lớn nhất tại Việt Nam. Với mức tăng trưởng trung bình hàng năm lên tới hai con số liên tục trong suốt những năm qua, tập đoàn Unilever Việt Nam đã khẳng định được vai trò là nhà đầu tư hàng đầu và có những đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta. 2. Về đối tương khách hàng: Tập đoàn Unilever tập trung hầu hết vào đối tượng khách hàng có thu nhập vừa, trung bình, những khách hàng có thu nhập ổn định… 3. Về vị trí đặt các cửa hàng: Tập đoàn Unilever thường chọn vị trí đặt cửa hàng ở những khu vực đông dân cư, các trung tâm thương mại, các siêu thị… hay cả những cửa hiệu tạp hóa cũng có những mặt hàng tiêu dùng của tập đoàn Unilever đây chính là lợi thế để các sản phẩm của tập đoàn Unilever đến tay người tiêu dùng. 4. Giá các sản phẩm bày bán của tập đoàn unilever: Giá bán của các sản phẩm rất đa dạng và phong phú để khách hàng lựa chọn sản phẩm phù hợp với túi tiền của mình. 2 PHẦN II: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TẬP ĐOÀN UNILEVER 1. Tiến trình của Unilever: 1.1. Bước đầu hoạt động của Unilever: Tập đoàn Unilever thành lập năm 1930, là kết quả cuộc sát nhập của công ty Lever Brothers (Anh) và Margarine Unie (Đan Mạch). Kể từ thời điểm đó, hãng đã có 2 trụ sở chính đặt tại Rotterdam, London và 2 tổng giám đốc. Năm 2005, hãng sắp xếp lại cơ cấu này và từ đây sẽ chỉ có một tổng giám đốc duy nhất. 1.2. Tăng trường ngoạn mục thông qua những cuộc cải tổ. Unilever tăng trưởng mạnh bằng các cuộc thôn tính, mua bán diễn ra trên phạm vi toàn cầu. Những tên tuổi lớn trên thế giới như Lipton's (Mỹ và Canada), Brooke Bond (Anh), Pepsodent (Mỹ), Bachelors (Anh), Chesebrough-Pond's (Mỹ)…đã lần lượt “rơi” vào tay Unilever. Ngoài mặt hàng chủ yếu buổi ban đầu là xà phòng, Unilever đã mở rộng nhiều chủng loại sản phẩm như trà, kem, dầu gội đầu, kem đánh răng, nước giải khát, phụ gia thực phẩm…với các nhãn hiệu được “cả thế giới tin dùng” như Lipton, Hellman’s, Ragu, Rama, Magnum, Bertolli, Knorr, Bird’Eyes, Slim-Fast, Dove, Pond, Signal, Close-up, Surf và Omo. Và đó cũng chỉ là một con số nhỏ trong tổng số các nhãn hiệu của tập đoàn. Nếu như vào thập niên 30, 90% lợi nhuận của Unilever có được từ kinh doanh xà phòng và dầu ăn thì vào đầu thập niên 80, con số này không nhiều hơn 40% vì hãng đã tăng cường sản xuất nhiều chủng loại sản phẩm khác như thực phẩm đông lạnh, phụ gia thực phẩm, kem, trà và các loại mỹ phẩm, đồ vệ sinh gia đình. 1.3. Tập đoàn Unilever đã: • Tiến hành nhiều nghiên cứu thị trường và phát hiện ra rằng, nhóm sản phẩm dinh dưỡng, hay thực phẩm bổ sung vitamin, thảo dược, trái cây và các yếu tố giúp giảm cân… đang trên đà tăng trưởng mạnh. • Tung ra nhiều sản phẩm hoàn toàn mới: nước ép trái cây, rau củ dưới cái tên Knorr Vie, thực phẩm ít chất béo Becel… • Lên kế hoạch đưa vào các thương hiệu sẵn có khái niệm “được bổ sung các yếu tố nâng cao sức đề kháng”. • Đặt nhiệm vụ đuổi kịp Nestle và Procter&Gabler trên thị trường Châu Âu. Vào thập niên 30, việc kinh doanh tại thị trường châu Âu chỉ đem lại 20% lợi nhuận chung, và 50 năm sau, con số này đã tăng trưởng gấp đôi cùng với việc mở rộng thị trường tới châu Phi, châu Á, Bắc Mỹ, Đông Âu và SNG. 3 Thập niên 80-90, Unilever bắt đầu công cuộc cải tổ lại công ty với nhiều thay đổi căn bản: tái cơ cấu, thanh lý tài sản, cắt giảm vị trí quản lý và nhân viên, đặt ra những mục tiêu co giãn, đào tạo con người, xây dựng đội nhóm, hình thức hội họp mới mẻ và nhiều hoạt động khác nữa… Thập niên 90 chứng kiến một khoảng thời gian khủng hoảng tại nhà máy Unilever Hà Lan, nơi quá trình sáp nhập bị cản trở bởi sự khác biệt về lịch sử, cơ cấu tổ chức, thị trường, sản phẩm, địa lý và con người. Tháng 2/2000, lãnh đạo Unilever là Antony Burgmans và Niall Fitzerald thông báo kế hoạch năm năm tái cấu trúc công ty có tên gọi Path to Growth. Mục đích của kế hoạch này là cắt giảm chi phí hàng năm tới $1,6 tỷ và đạt mức 5% d ...

Tài liệu được xem nhiều: