Danh mục

VAI TRÒ LÀM DÍNH MÀNG PHỔI BẰNG TALC

Số trang: 22      Loại file: pdf      Dung lượng: 205.57 KB      Lượt xem: 3      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 11,000 VND Tải xuống file đầy đủ (22 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu: Đánh giá vai trò điều trị hỗ trợ của làm dính màng phổi bằng talc qua ống dẫn lưu màng phổi trong điều trị tràn khí màng phổi tự phát thứ phát (TKMPTPTP). Phương pháp nghiên cứu: Thực nghiệm can thiệp điều trị lâm sàng. Kết quả: từ 01/2002 đến 12/2006, có 123 trường hợp TKMPTPTP (gồm 109 nam giới, 14 nữ giới). Tỉ lệ mắc bệnh nam:nữ là 7,79:1. Phần lớn xảy ra ở lứa tuổi trên 40 tuổi (95,12%). Tuổi trung bình là 62,3 (từ 21 – 85 tuổi). TKMPTPTP tái phát gặp nhiều hơn...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
VAI TRÒ LÀM DÍNH MÀNG PHỔI BẰNG TALC LÀM DÍNH MÀNG PHỔI BẰNG TALCTÓM TẮTMục tiêu: Đánh giá vai trò điều trị hỗ trợ của làm dính màng phổi bằng talcqua ống dẫn lưu màng phổi trong điều trị tràn khí màng phổi tự phát thứ phát(TKMPTPTP).Phương pháp nghiên cứu: Thực nghiệm can thiệp điều trị lâm sàng.Kết quả: từ 01/2002 đến 12/2006, có 123 trường hợp TKMPTPTP (gồm109 nam giới, 14 nữ giới). Tỉ lệ mắc bệnh nam:nữ là 7,79:1. Phần lớn xảy raở lứa tuổi trên 40 tuổi (95,12%). Tuổi trung bình là 62,3 (từ 21 – 85 tuổi).TKMPTPTP tái phát gặp nhiều hơn TKMPTPTP lần đầu tiên nhưng khôngđáp ứng với đặt ODLMP (thời gian đặt ODLMP kéo dài quá 7 – 10 ngày)(76,42% so với 23,58%). Tỉ lệ thành công của LDMP bằng talc qua ODLMP(tính đến thời điểm xuất viện) là 93,5% với thời gian trung bình lưu ODLMPlà 3,89 ngày (giới hạn từ 1 – 21 ngày). Ba biến chứng sớm là đau ngực(53,66%), sốt (26,02%) (xảy ra ngay trong vòng 4 giờ đầu tiên) và ho khan(28,46%) (xảy ra trong khoảng 4 – 12 giờ sau bơm talc màng phổi). Ngoàira, có 3 trường hợp mủ màng phổi nhưng đáp ứng tốt với điều trị kháng sinh.Sau thời gian theo dõi từ 1 – 4 năm, tỉ lệ TKMP tái phát là 8,82% và biếnchứng muộn là đau ngực nhẹ (44,12%) (chỉ xảy ra khi gắng sức nhưngkhông ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động hàng ngày). Không trường hợp tửvong nào có liên quan đến nguyên nhân gây ra do talc. Đồng thời, không cóxảy ra những biến chứng trầm trọng (suy hô hấp cấp, tụt huyết áp,…) trongthời gian theo dõi sau LDMP bằng talc.Kết luận: Làm dày dính màng phổi bằng talc qua ODLMP có hiệu quả vàan toàn trong điều trị TKMPTPTP.ABSTRACTObjective: to evaluate the role of adjunctive treatment of pleurodesis by talcthrough chest drainage tube in the treatment of secondary spontaneouspneumothorax (SSP).Method: Clinical experimental studyResult: From 01/2002 to 12/2006, there were 123 cases of SSP (included109 male and 14 female patients). The incidence ratio of male:femal was7.79:1. Most of them occurred in age group over 40 (95.12%). The averageage was 62.3 (range, 21 to 85). Recurrent SSP occurred more than first SSP(which didn’t response with chest drainage; time for chest drainage lastedover 7 – 10 days) (76.42% versus 23.58%). Rate of success of talcpleurodesis at discharged time was 93.5%, with an average duration ofdrainage chest tube was 3,89 days (range, 1 to 21). Three early complicatedsigns were chest pain (53.66%), fever (26.02%) in the first four- hour timeand cough (28.46%) in a 4 – 12 hour time after talc pleurodesis. Besides,there were 3 cases of empyema but they had good responses to antibiotictherapies. After monitoring in 1-4 year period, rate of recurrentpneumothorax was 8.82% and lately complication was light chest pain(44.12%)(only occurred after excessive actions but they didn’t influencepatient’s activities significantly). The causes of death were unrelated to thepleurodesis. Simultaneously, we haven’t detected orther severecomplications (acute respiratory failure, hypotension,…) in the follow-upafter talc pleurodesis.Conclusion: Pleurodesis by talc through chest drainage tube was higheffective and safe in the treatment of SSP.ĐẶT VẤN ĐỀTràn khí màng phổi tự phát thứ phát (TKMPTPTP) là tình trạng tràn khímàng phổi (TKMP) xảy ra xảy ra do nguyên nhân bệnh lý ở phổi (bệnh phổitắc nghẽn mãn tính (BPTNMT), xơ mô kẽ phổi, ung thư phổi, lao phổi, viêmphổi,…). TKMPTPTP biến chứng bao gồm những trường hợp TKMPTPTPtái phát và những trường hợp TKMPTPTP lần đầu tiên nhưng không đápứng với điều trị đặt ống dẫn lưu màng phổi (ODLMP) (thời gian đặt ống dẫnlưu kéo dài quá 7 – 10 ngày). TKMPTP tái phát là tình trạng TKMP xuấthiện trở lại sau lần TKMP đầu tiên và tỉ lệ tái phát ở những lần tiếp theo sẽcao hơn rất nhiều lần. Theo y văn, tỉ lệ tái phát của TKMPTPTP còn khá cao(43%)(2,3,5,10). Đồng thời, đã có nhiều phương pháp điều trị hỗ trợ nhằm ngănngừa tình trạng TKMP tái phát như làm dày dính màng phổi (LDMP) bằnghóa chất, bằng nội soi lồng ngực (NSLN) hoặc bằng phẫu thuật như cắtmàng phổi từng phần hay toàn bộ hoặc làm trầy xước màng phổi chủ động…Trong đó, phương pháp LDMP bằng talc đã được ứng dụng ở nhiều nướcnhư Mỹ, Anh và các nơi khác trên thế giới(1,2,3,5,8,10). Tại Việt nam, chưa cónghiên cứu LDMP bằng talc qua ODLMP trong điều trị TKMPTPTP. Chínhvì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đánh giá vai trò điều trị hỗ trợ củaphương pháp LDMP bằng talc được bơm qua ODLMP trong điều trịTKMPTPTP.ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨUĐối tượng nghiên cứuTất cả các bệnh nhân TKMPTPTP tái phát và những trường hợpTKMPTPTP lần đầu tiên nhưng không đáp ứng với điều trị đặt ống dẫn lưumàng phổi (ODLMP) (thời gian đặt ống dẫn lưu kéo dài quá 7 – 10 ngày) sẽđược bơm dung dịch talc qua ODLMP để LDMP từ 01/2002 đến 12/2006 tạibệnh viện Phạm Ngọc Thạch và được theo dõi tiếp về hiệu quả ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: