VAI TRÒ NHÀ NƯỚC TRONG XÂY DỰNG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM
Số trang: 5
Loại file: pdf
Dung lượng: 227.77 KB
Lượt xem: 8
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nền kinh tế nước ta đi được một chặng đường 16 năm chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, bao cấp sang nền kinh tế thị trường (Tác giả viết bài này vào thời điểm năm 2002). Đó là một quãng thời gian khá ngắn ngủi so với sự phát triển của các nền kinh tế thị trường khác trên thế giới với bề dày lịch sử hàng trăm năm. Thế nhưng, chúng ta cũng đã được " nếm đủ vị cay đắng, ngọt bùi " của 16 năm xây dựng nền kinh tế đó....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
VAI TRÒ NHÀ NƯỚC TRONG XÂY DỰNG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM VAI TRÒ NHÀ NƯỚC TRONG XÂY DỰNG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAMPHÙNG VĂN HÙNG – Trung tâm TTTV&NCKH- Văn phòng Quốc hộiNền kinh tế nước ta đi được một chặng đường 16 năm chuyển đổi từ nền kinh tế kếhoạch hoá tập trung, bao cấp sang nền kinh tế thị trường (Tác giả viết bài này vàothời điểm năm 2002). Đó là một quãng thời gian khá ngắn ngủi so với sự phát triểncủa các nền kinh tế thị trường khác trên thế giới với bề dày lịch sử hàng trăm năm.Thế nhưng, chúng ta cũng đã được nếm đủ vị cay đắng, ngọt bùi của 16 năm xâydựng nền kinh tế đó. Tuy nhiên có thể nói, người được hưởng lợi nhiều nhất chínhlà người dân. Người dân đã có cuộc sống dễ chịu hơn với hàng hoá, dịch vụ đa dạnghơn, chất lượng cao hơn, nhưng giá lại rẻ hơn. Nói tóm lại, nền kinh tế thị trườngbước đầu đã đem lại sự phát triển cho nền kinh tế của đất nước, góp phần tích luỹ,tái đầu tư cho phát triển.Vì nền kinh tế thị trường có nhiều ưu thế phải ghi nhận, nên có một số ý kiến cho rằng nótự điều chỉnh theo quy luật cung cầu, không cần phải có sự can thiệp của Nhà nước vàmọi sự can thiệp như vậy chỉ làm giảm hiệu quả của nó. Thậm chí họ cho rằng, bàn tayvô hình 1 mà Adam Smith nói tới, có thể giải quyết được tất cả. Thực tế ở các nước tưbản phát triển lại chứng minh rằng, Nhà nước giữ vai trò rất quan trọng trong việc pháthuy tối đa thế mạnh của cơ chế thị trường, đồng thời hạn chế tối đa các mặt tiêu cực củanó. Điều này có ý nghĩa đặc biệt đối với đất nước ta, một nước đang hướng tới một nềnkinh tế thị trường theo định hướng XHCN, lấy dân giàu, nước mạnh, xã hội côngbằng, dân chủ và văn minh làm mục tiêu cho giai đoạn cách mạng tới.Vì vậy, trong khuôn khổ có hạn, bài viết này chỉ phân tích một số vấn đề cụ thể nhằm làmrõ thêm vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường.Về mặt lý luận có thể nói, trước kia trong nền kinh tế kế hoạch hoá, tư tưởng và các cơ sởcủa nền kinh tế thị trường bị xoá bỏ bằng ý chí chủ quan của con người thông qua Nhànước. Ngày nay, do nhu cầu khách quan đòi hỏi, Nhà nước cần phải khẳng định hơn nữavai trò của mình trong việc thiết lập các quan hệ thị trường và làm cho xã hội quen dầnvới nó. Chẳng hạn, vừa qua, Luật Doanh nghiệp năm 1999 đã lần đầu thừa nhận một loạihình doanh nghiệp là công ty hợp danh- một loại hình doanh nghiệp vốn rất xa lạ vớingười dân Việt Nam, trong khi nó là một hình thức công ty lâu đời nhất trên thế giới.Hình thức công ty này được khẳng định góp phần làm đa dạng hoá các hình thức kinhdoanh, dịch vụ. Quan hệ thị trường cần có hình thức công ty như vậy cho việc thiết lậpmột đại diện chung giữa các công ty và để xử lý các quan hệ tiền thành lập công ty, côngty thực tế, cũng như ràng buộc một số dịch vụ đặc biệt… Qua đây có thể thấy, Nhà nướckhông chỉ thúc đẩy các quan hệ thị trường phát triển, mà còn góp phần tạo ra các quan hệthị trường.Một nền kinh tế thị trường cần có các doanh nghiệp lớn, các doanh nghiệp vừa và cácdoanh nghiệp nhỏ cùng với các dịch vụ lưu thông phân phối hàng hoá và vốn. Các yếu tốnày bổ sung cho nhau, hỗ trợ nhau cùng tồn tại và phát triển. Chúng ta có thể minh hoạcác yếu tố này qua hình ảnh xây một bức tường bằng đá với các hòn đá đủ các cỡ: to, vừavà nhỏ, cùng với tư duy kiến trúc và bàn tay khéo léo của người thợ; có các hòn đá to, tacũng phải cần có các hòn đá nhỏ để gắn vào các khoảng trống thì bức tường mới chắc. Cóthể ví các loại hình doanh nghiệp là các hòn đá; bàn tay khéo léo của người thợ như bàntay vô hình của Adam Smith và tư duy kiến trúc là tư duy của Nhà nước thông qua việcthiết kế các chính sách. Bức tường nền kinh tế thị trường chỉ đẹp và vững chắc khi cácyếu tố trên được kết hợp một cách nhuần nhuyễn. Ngoài ra, chúng ta còn phải nhắc tớivai trò của cạnh tranh như một động lực thúc đẩy làm cho bức tường kinh tế thị trường ngày một đẹp đẽ hơn.Từ sự phân tích ở trên, chúng ta thấy, để phát huy thế mạnh của nền kinh tế thị trường,vai trò đầu tiên, hết sức quan trọng của Nhà nước là phải tạo điều kiện cho tất cả cácthành phần kinh tế phát triển bình đẳng và được cạnh tranh lành mạnh.Thật vậy, trong những năm vừa qua, ta còn quá nặng lòng và ưu ái với các doanhnghiệp nhà nước mà chưa có được một chính sách tạo điều kiện hơn nữa cho các thànhphần kinh tế khác phát triển, hay nói cách khác, các thành phần kinh tế khác chưa đượcquan tâm một cách đúng mức; còn tập trung vào việc phát triển các doanh nghiệp lớn củaNhà nước (như các tổng công ty) mà có phần xem nhẹ các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nhànước giao cho các doanh nghiệp lớn nắm giữ một khối lượng tài sản lớn, nhưng lại khôngcó cơ chế kiểm tra và giám sát thích hợp, dẫn đến nhiều vụ làm thất thoát lớn tài sản củađất nước trị giá lên tới hàng ngàn tỷ đồng. Trong khi đó, các doanh nghiệp tư nhân, cácđơn vị kinh tế cá thể, kinh tế gia đình gặp rất nhiều khó khăn trong việc vay vốn, mặc dùnhu cầu về mức vốn của họ khô ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
VAI TRÒ NHÀ NƯỚC TRONG XÂY DỰNG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM VAI TRÒ NHÀ NƯỚC TRONG XÂY DỰNG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAMPHÙNG VĂN HÙNG – Trung tâm TTTV&NCKH- Văn phòng Quốc hộiNền kinh tế nước ta đi được một chặng đường 16 năm chuyển đổi từ nền kinh tế kếhoạch hoá tập trung, bao cấp sang nền kinh tế thị trường (Tác giả viết bài này vàothời điểm năm 2002). Đó là một quãng thời gian khá ngắn ngủi so với sự phát triểncủa các nền kinh tế thị trường khác trên thế giới với bề dày lịch sử hàng trăm năm.Thế nhưng, chúng ta cũng đã được nếm đủ vị cay đắng, ngọt bùi của 16 năm xâydựng nền kinh tế đó. Tuy nhiên có thể nói, người được hưởng lợi nhiều nhất chínhlà người dân. Người dân đã có cuộc sống dễ chịu hơn với hàng hoá, dịch vụ đa dạnghơn, chất lượng cao hơn, nhưng giá lại rẻ hơn. Nói tóm lại, nền kinh tế thị trườngbước đầu đã đem lại sự phát triển cho nền kinh tế của đất nước, góp phần tích luỹ,tái đầu tư cho phát triển.Vì nền kinh tế thị trường có nhiều ưu thế phải ghi nhận, nên có một số ý kiến cho rằng nótự điều chỉnh theo quy luật cung cầu, không cần phải có sự can thiệp của Nhà nước vàmọi sự can thiệp như vậy chỉ làm giảm hiệu quả của nó. Thậm chí họ cho rằng, bàn tayvô hình 1 mà Adam Smith nói tới, có thể giải quyết được tất cả. Thực tế ở các nước tưbản phát triển lại chứng minh rằng, Nhà nước giữ vai trò rất quan trọng trong việc pháthuy tối đa thế mạnh của cơ chế thị trường, đồng thời hạn chế tối đa các mặt tiêu cực củanó. Điều này có ý nghĩa đặc biệt đối với đất nước ta, một nước đang hướng tới một nềnkinh tế thị trường theo định hướng XHCN, lấy dân giàu, nước mạnh, xã hội côngbằng, dân chủ và văn minh làm mục tiêu cho giai đoạn cách mạng tới.Vì vậy, trong khuôn khổ có hạn, bài viết này chỉ phân tích một số vấn đề cụ thể nhằm làmrõ thêm vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường.Về mặt lý luận có thể nói, trước kia trong nền kinh tế kế hoạch hoá, tư tưởng và các cơ sởcủa nền kinh tế thị trường bị xoá bỏ bằng ý chí chủ quan của con người thông qua Nhànước. Ngày nay, do nhu cầu khách quan đòi hỏi, Nhà nước cần phải khẳng định hơn nữavai trò của mình trong việc thiết lập các quan hệ thị trường và làm cho xã hội quen dầnvới nó. Chẳng hạn, vừa qua, Luật Doanh nghiệp năm 1999 đã lần đầu thừa nhận một loạihình doanh nghiệp là công ty hợp danh- một loại hình doanh nghiệp vốn rất xa lạ vớingười dân Việt Nam, trong khi nó là một hình thức công ty lâu đời nhất trên thế giới.Hình thức công ty này được khẳng định góp phần làm đa dạng hoá các hình thức kinhdoanh, dịch vụ. Quan hệ thị trường cần có hình thức công ty như vậy cho việc thiết lậpmột đại diện chung giữa các công ty và để xử lý các quan hệ tiền thành lập công ty, côngty thực tế, cũng như ràng buộc một số dịch vụ đặc biệt… Qua đây có thể thấy, Nhà nướckhông chỉ thúc đẩy các quan hệ thị trường phát triển, mà còn góp phần tạo ra các quan hệthị trường.Một nền kinh tế thị trường cần có các doanh nghiệp lớn, các doanh nghiệp vừa và cácdoanh nghiệp nhỏ cùng với các dịch vụ lưu thông phân phối hàng hoá và vốn. Các yếu tốnày bổ sung cho nhau, hỗ trợ nhau cùng tồn tại và phát triển. Chúng ta có thể minh hoạcác yếu tố này qua hình ảnh xây một bức tường bằng đá với các hòn đá đủ các cỡ: to, vừavà nhỏ, cùng với tư duy kiến trúc và bàn tay khéo léo của người thợ; có các hòn đá to, tacũng phải cần có các hòn đá nhỏ để gắn vào các khoảng trống thì bức tường mới chắc. Cóthể ví các loại hình doanh nghiệp là các hòn đá; bàn tay khéo léo của người thợ như bàntay vô hình của Adam Smith và tư duy kiến trúc là tư duy của Nhà nước thông qua việcthiết kế các chính sách. Bức tường nền kinh tế thị trường chỉ đẹp và vững chắc khi cácyếu tố trên được kết hợp một cách nhuần nhuyễn. Ngoài ra, chúng ta còn phải nhắc tớivai trò của cạnh tranh như một động lực thúc đẩy làm cho bức tường kinh tế thị trường ngày một đẹp đẽ hơn.Từ sự phân tích ở trên, chúng ta thấy, để phát huy thế mạnh của nền kinh tế thị trường,vai trò đầu tiên, hết sức quan trọng của Nhà nước là phải tạo điều kiện cho tất cả cácthành phần kinh tế phát triển bình đẳng và được cạnh tranh lành mạnh.Thật vậy, trong những năm vừa qua, ta còn quá nặng lòng và ưu ái với các doanhnghiệp nhà nước mà chưa có được một chính sách tạo điều kiện hơn nữa cho các thànhphần kinh tế khác phát triển, hay nói cách khác, các thành phần kinh tế khác chưa đượcquan tâm một cách đúng mức; còn tập trung vào việc phát triển các doanh nghiệp lớn củaNhà nước (như các tổng công ty) mà có phần xem nhẹ các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nhànước giao cho các doanh nghiệp lớn nắm giữ một khối lượng tài sản lớn, nhưng lại khôngcó cơ chế kiểm tra và giám sát thích hợp, dẫn đến nhiều vụ làm thất thoát lớn tài sản củađất nước trị giá lên tới hàng ngàn tỷ đồng. Trong khi đó, các doanh nghiệp tư nhân, cácđơn vị kinh tế cá thể, kinh tế gia đình gặp rất nhiều khó khăn trong việc vay vốn, mặc dùnhu cầu về mức vốn của họ khô ...
Gợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo trình Quản lý dự án phần mềm: Phần 2 - Phạm Ngọc Hùng
216 trang 413 0 0 -
Giáo trình Quản lý nhà nước về kinh tế: Phần 1 - GS. TS Đỗ Hoàng Toàn
238 trang 409 2 0 -
Doanh nghiệp bán lẻ: Tự bơi hay nương bóng?
3 trang 385 0 0 -
BÀI THU HOẠCH QUẢN LÍ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC VÀ QUẢN LÍ GIÁO DỤC
16 trang 308 0 0 -
MARKETING VÀ QUÁ TRÌNH KIỂM TRA THỰC HIỆN MARKETING
6 trang 296 0 0 -
13 lỗi thường gặp trong quản lý thay đổi
6 trang 288 0 0 -
Chống 'chạy chức, chạy quyền' - Một giải pháp chống tham nhũng trong công tác cán bộ
11 trang 281 0 0 -
2 trang 276 0 0
-
3 trang 276 6 0
-
197 trang 275 0 0