Hội nhập kinh tế khu vực và thế giới của các nước nói chung và tại Việt Nam nói riêng là xu thế tất yếu trong giai đoạn hiện nay. Việt nam là một nước có nền kinh tế thị trường phát triển chưa bền vững. Nguyên nhân chủ yếu là do các Doanh nghiệp (DN) Việt nam chậm đổi mới công nghệ (ĐMCN), sử dụng công nghệ còn lạc hậu, thiếu đồng bộ và không hiệu quả. Vì vậy, vấn đề trước mắt hiện nay của các doanh nghiệp (DN) Việt nam là phải tìm mọi biện pháp để ĐMCN, coi đó là nhiệm vụ cấp bách, có ý nghĩa cả góc độ lý luận và thực tiễn, có tính khả thi cao.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vai trò và giải pháp đổi mới công nghệ cho các doanh nghiệp Việt Nam phát triển bền vững trong xu thế hội nhập VAI TRÒ VÀ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TRONG XU THẾ HỘI NHẬP 1 Dương Thị Vân Anh* TÓM TẮT: Hội nhập kinh tế khu vực và thế giới của các nước nói chung và tại Việt Nam nói riêng là xu thế tất yếu trong giai đoạn hiện nay. Việt nam là một nước có nền kinh tế thị trường phát triển chưa bền vững. Nguyên nhân chủ yếu là do các Doanh nghiệp (DN) Việt nam chậm đổi mới công nghệ (ĐMCN), sử dụng công nghệ còn lạc hậu, thiếu đồng bộ và không hiệu quả. Vì vậy, vấn đề trước mắt hiện nay của các doanh nghiệp (DN) Việt nam là phải tìm mọi biện pháp để ĐMCN, coi đó là nhiệm vụ cấp bách, có ý nghĩa cả góc độ lý luận và thực tiễn, có tính khả thi cao. Trên thực tế, việc ĐMCN của Việt nam tính đến (2018) đã trải qua gần 20 năm, cũng đã đạt được một số thành tựu đáng kể, nhưng nhìn chung tình hình công nghệ còn kém phát triển. Trong hoạt động chuyển giao và ĐMCN ở Việt nam nói chung và trong các DN sản xuất nói riêng vẫn còn nhiều bất cập và thiếu đồng bộ, đã làm cho khoảng cách phát triển kinh tế của Việt nam còn cách khá xa so với các nước trong khu vực cũng như trên thế giới. Để có thể rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển thì các DN Việt Nam phải đầu tư công nghệ một cách tích cực và đồng bộ, coi đó là nhiệm vụ trọng tâm của DN cũng như của Quốc gia trong giai này, từ đó tạo động lực để các DN Việt phát triển bền vững trong xu thế hội nhập. Từ khóa: Đổi mới công nghệ; Vai trò của đổi mới công nghệ; Giải pháp đổi mới công nghệ; Doanh nghiệp Việt Nam; Phát triển bền vững.1. VAI TRÒ CỦA ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NỀN KINH TẾ VIỆT NAM Bước vào nền kinh tế cạnh tranh, hội nhập sâu rộng thì việc DN phải chủ động ĐMCN để tạo ra đượccác loại hàng hóa cạnh tranh là điều tất yếu. Xu hướng đi thẳng vào công nghệ cao để có giá trị tăng cao hơnđang được nhiều DN áp dụng, việc chủ động loại bỏ công nghệ cũ, thay thế bằng công nghệ hiện đại khôngnhững có ý nghĩa về mặt kinh tế, an sinh xã hội mà còn có tác động tốt đến môi trường sống của người dân.Vì vậy, ĐMCN là một tất yếu khách quan trong xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu. Vậy, ĐMCN là hoạt động nghiên cứu nhằm cải tiến, đổi mới công nghệ đã có (trong và ngoài nước), gópphần cải thiện chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Với một công nghệ ở một thời điểm nhất định sẽ có một giới hạn về năng lực sản xuất sản phẩm vớimột lượng đầu vào đã cho. ĐMCN là một tiến bộ về công nghệ. Tiến bộ đó nằm dưới dạng phương phápmới về sản xuất hay kỹ thuật mới tổ chức, quản lý hay marketing mà nhờ đó sản phẩm sẽ được tạo ra vớinăng suất cao hơn, chất lượng tốt hơn, chi phí sản xuất thấp hơn, từ đó giá cả có thể giảm xuống (xét về mặthiệu quả kinh tế của công nghệ). Bên cạnh đó, còn có hiệu quả về mặt xã hội, việc ĐMCN còn góp phầngiảm ô nhiễm môi trường, tạo thêm nhiều ngành nghề mới, tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động,cơ cấu lại ngành kinh tế theo vùng, lãnh thổ,…* Viện Kế toán- Kiểm toán,Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội, Việt Nam, tác giả nhận phản hồi: . Tel.: +84974704999. E-mail address: anhdtv@neu.edu.vnINTERNATIONAL CONFERENCE STARTUP AND INNOVATION NATION 1103 ĐMCN bao gồm ba giai đoạn kế tiếp nhau, đó là: Phát minh; Đổi mới và truyền bá (thương mại hóa).Trong đó: - Phát minh: Là giai đoạn đầu tiên tạo ra tiến bộ công nghệ. Đây là quá trình tìm tòi các ý tưởng mớivà biến chúng thành các giải pháp kĩ thuật công nghệ cụ thể nhằm giải quyết một vấn đề nào đó trong sảnxuất và đời sống. Kết quả của nó là ý tưởng khoa học, những giải pháp về sản phẩm mới, phương pháp mớiđể thực hiện một số dịch vụ hoặc sản xuất một loại sản phẩm nào đó. - ĐMCN và sản phẩm: Đây là ứng dụng thương mại đầu tiên của phát minh. Dựa trên các ý tưởngkhoa học hoặc các giải pháp kĩ thuật đã có để chế thử các mẫu đầu tiên, phát triển, sản xuất thử và thửnghiệm việc tiêu thụ sản phẩm trên thị trường. - Truyền bá: Là giai đoạn cuối cùng nghĩa là việc ứng dụng công nghệ được lan truyền từ nơi đầu tiênmà nó được sáng tạo và triển khai sang các nơi khác. Ngày nay do công nghệ luôn biến đổi trong chu kỳ sống của nó, trong mỗi giai đoạn nhất định, mộtcông nghệ có thể phù hợp với thị trường có nghĩa là sản phẩm do nó sản xuất có thể tồn tại trên thị trường,nhưng đến một giai đoạn nào đó, thì công nghệ không còn phù hợp nữa. Do đó, ĐMCN là một nhu cầu tấtyếu và phù hợp với qui luật phát triển của kinh tế và xã hội. Như vậy, công nghệ ...