Danh mục

Vai trò và thách thức khi áp dụng kế toán quản trị chiến lược trong xu thế hội nhập hiện nay

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 409.81 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (11 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích của bài viết "Vai trò và thách thức khi áp dụng kế toán quản trị chiến lược trong xu thế hội nhập hiện nay" nhằm trình bày khái niệm, đặc điểm, vai trò và thách thức của kế toán quản trị chiến lược trong doanh nghiệp, sự khác biệt với kế toán quản trị truyền thống. Qua đó, giúp nhà quản trị doanh nghiệp sử dụng có hiệu quả và có cách thức tác động tích cực đến các phương pháp và thông tin mà kế toán quản trị cung cấp, nhằm hỗ trợ đắc lực cho công tác quản trị chiến lược của doanh nghiệp trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang bùng nổ mạnh mẽ hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vai trò và thách thức khi áp dụng kế toán quản trị chiến lược trong xu thế hội nhập hiện nay Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 VAI TRÒ VÀ THÁCH THỨC KHI ÁP DỤNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC TRONG XU THẾ HỘI NHẬP HIỆN NAY THE ROLES AND CHALLENGES WHEN APPLYING STRATEGIC MANAGEMENT ACCOUNTING IN THE CURRENT INTEGRATION TREND TS. Phan Hương Thảo Trường Đại học Thương MạiNgày nhận bài: 25/9/2021Ngày nhận kết quả phản biện: 15/10/2021Ngày chấp nhận đăng: 15/11/2021 TÓM TẮT Kế toán quản trị chiến lược được đề cập lần đầu tiên vào những năm 1980 bởi Simmonds và đã được ứng dụng khá rộng rãi trên phạm vi toàn cầu. Tuy nhiên, ở Việt Nam, việc áp dụng kế toán quản trị nói chung và kế toán quản trị chiến lược nói riêng trong các doanh nghiệp còn nhiều hạn chế. Mục đích của bài viết nhằm trình bày khái niệm, đặc điểm, vai trò và thách thức của kế toán quản trị chiến lược trong doanh nghiệp, sự khác biệt với kế toán quản trị truyền thống. Qua đó, giúp nhà quản trị doanh nghiệp sử dụng có hiệu quả và có cách thức tác động tích cực đến các phương pháp và thông tin mà kế toán quản trị cung cấp, nhằm hỗ trợ đắc lực cho công tác quản trị chiến lược của doanh nghiệp trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang bùng nổ mạnh mẽ hiện nay. Từ khóa: kế toán quản trị, kế toán quản trị chiến lược, doanh nghiệp ABSTRACT Strategic management accounting was first mentioned in the 1980s by Simmonds and has been widely applied on a global scale. However, in Vietnam, the application of management accounting in general and strategic management accounting in particular is still limited. The purpose of the article is to present the concept, characteristics and role of strategic management accounting, the difference from traditional management accounting. Thereby, helping business managers to effectively use and have a positive impact on the methods and information provided by management accounting, to effectively support the strategic management of the business in the context of the current booming industrial revolution 4.0. Keywords: management accounting, strategic management accounting, business.1. Giới thiệu chung Môi trường kinh doanh đã và đang có những thay đổi đáng kể do tác động của quá trình toàncầu hóa và sự phát triển của công nghệ thông tin và sản xuất (Burgstahler et al. 2007). Những điềunày đã dẫn đến những thay đổi đáng kể trong việc quản lý và tổ chức của các doanh nghiệp (DN),tạo ra những ảnh hưởng gián tiếp đến quá trình tổ chức kế toán quản trị (KTQT), đặc biệt là cácchức năng thông tin của KTQT cho các nhà quản lý. Những thực tế đang diễn ra này đòi hỏi KTQTphải chuyển hướng cung cấp thông tin, từ mối quan tâm truyền thống chỉ tập trung đến các con sốvà các phương pháp kế toán thì trong xu thế hiện này còn phải tập trung vào việc gia tăng chuỗi 237 Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021giá trị và tích hợp cho doanh nghiệp. Vai trò cơ bản và quan trọng nhất của kế toán quản trị chiến lược là cung cấp thông tin, hỗtrợ cho việc ra quyết định, và kế toán viên đóng vai trò là người cộng sự với nhà quản trị các cấptrong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Thông tin mà kế toán quản trị cung cấp rất đa dạng,từ thông tin bên trong đến thông tin bên ngoài, từ thông tin tài chính đến phi tài chính, từ quá khứđến hiện tại và tương lai. Tùy thuộc vào từng bước công việc trong quy trình hoạch định chiếnlược mà nhà quản trị sẽ sử dụng thông tin do KTQT cung cấp với nội dung phù hợp. Bài viết bao gồm 4 phần, phần 2 của bài đề cập rõ hơn cơ sở lý thuyết về khái niệm, đặcđiểm của KTQT chiến lược, so sánh điểm khác biệt giữa KTQT truyền thống và KTQT chiến lược,mô tả chức năng, phương pháp kỹ thuật được áp dụng trong KTQT chiến lược. Vai trò và khókhăn khi áp dụng KTQT chiến lược trong doanh nghiệp được bàn luận trong phần 3 của bài. Phần4 trình bày một số đề xuất của tác giả nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng KTQT chiến lược trong xuthế hiện nay. Để đáp ứng mục tiêu nghiên cứu, tác giả đã áp dụng phương pháp nghiên cứu phân tích(Norreklit, 2000; Haider Shah, 2011). Lợi ích của việc sử dụng phương pháp phân tích nhằm tìmra câu trả lời để đánh giá về độ chính xác và chắc chắn của các khái niệm được sử dụng trong mộtlý thuyết hoặc một mô hình nhất định (Norreklit, 2000). Phương pháp này còn giúp cho bất kỳkhung lý thuyết được sử dụng để nghiên cứu sẽ trở nên hữu ích hơn. . Bên cạnh đó, phương phápnghiên cứu định tính cũng được thực hiện qua nghiên cứu lý thuyết và các nghiên cứu trước cóliên quan đến KTQT chiến lược.2. Cơ sở lý thuyết2.1. Kế toán quản trị chiến lược và điểm khác biệt với KTQT truyền thống Một số học giả trên thế giới cho rằng “KTQT truyền thống tập trung quá nhiều vào các chứcnăng kinh doanh nội bộ của kế toán nhằm đáp ứng yêu cầu của các nhà quản trị”. Chapman (2005)lập luận rằng trong khi KTQT dành sự quan tâm đặc biệt đến các vấn đề nội bộ của doanh nghiệplàm cho các cơ hội bên ngoài và các mối đe dọa kinh doanh tiềm ẩn bị bỏ qua. Åhlström vàKarlsson (1996) cũng nhận định rằng “KTQT truyền thống đã không tạo điều kiện để tận dụng cáckỹ thuật đổi mới trong lĩnh vực quản lý”. Roslender và Hart (2006) bày tỏ mối quan tâm lớn về sựthiếu vắng tầm quan trọng đối với việc quản lý thương hiệu chiến lược hiệu quả của KTQT. Tươngtự, KTQT truyền thống cũng được cho là đang muốn tạo điều kiện thuận lợi cho giao tiếp “nộinhóm” và kết quả là nó đã không thể thu hẹp khoảng cách trong giao dịch kinh doanh giữa cáccông ty đa quốc gia. Thuật ngữ kế toán quản trị chiến lược (KTQTCL) xuất hiện đầu tiên vào năm 1981 doSimmond giới thiệu, được định nghĩa là việc “cung cấp và phân tích thông tin kế toán quản trị củamột doanh nghiệp và đối thủ c ...

Tài liệu được xem nhiều: