Vai trò yếu tố thể chế trong hấp thụ vốn FDI thế hệ mới của Việt Nam
Số trang: 9
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.04 MB
Lượt xem: 11
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Hệ thống logistics có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của các doanh nghiệp FDI. Tại Việt Nam, hệ thống logistics hiện nay đang phát triển và còn nhiều hạn chế. Những hạn chế đó nằm ở cơ sở hạ tầng, chi phí, và năng lực của các doanh nghiệp trong lĩnh vực logistic. Do vậy cần phải có những biện pháp thúc đẩy vận tải đa phương thức, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực logistics.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vai trò yếu tố thể chế trong hấp thụ vốn FDI thế hệ mới của Việt Nam VAI TRÒ YẾU TỐ THỂ CHẾ TRONG HẤP THỤ VỐN FDI THẾ HỆ MỚI CỦA VIỆT NAM ThS. Bùi Thị Lành1 Tóm tắt: FDI được xem là một trong những động lực thúc đẩy nền kinh tế nước sở tại. Các quốc gia nước sở tại sử dụng nhiều biện pháp khác nhau để thu hút dòng vốn FDI. Tuy nhiên, các nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra rằng, để có thể tiếp nhận được lợi ích của dòng vốn FDI, cần nước sở tại có một năng lực hấp thụ nhất định. Nâng cao được khả năng hấp thụ vốn FDI thì sẽ tiếp nhận được nhiều lợi ích hơn. Có nhiều nhân tố tác động đến khả năng hấp thụ vốn FDI. Hệ thống logistics có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của các doanh nghiệp FDI. Tại Việt Nam, hệ thống logistics hiện nay đang phát triển và còn nhiều hạn chế. Những hạn chế đó nằm ở cơ sở hạ tầng, chi phí, và năng lực của các doanh nghiệp trong lĩnh vực logistic. Do vậy cần phải có những biện pháp thúc đẩy vận tải đa phương thức, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực logistics. Từ khoá: Logistics, FDI, khả năng hấp thụ vốn FDI, cơ sở hạ tầng. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Sau hơn 30 năm thu hút vốn ngoại, Việt Nam đã trở thành điểm đến của 135 quốc gia và vùng lãnh thổ, với số vốn đăng ký luỹ kế đến cuối năm 2019 trên 362 tỷ USD, hơn 30 nghìn dự án. Dòng vốn FDI mang lại nhiều lợi ích cho Việt Nam. Đây là dòng vốn ngoại không mang lại nghĩa vụ trả nợ như ODA, hàng năm đóng góp vào lượng vốn đầu tư toàn xã hội khoảng gần 30%. Bên cạnh bổ sung nguồn vốn thiếu hụt trong nước, FDI giúp Việt Nam tạo ra nhiều việc làm, nâng cao trình độ công nghệ, trình độ quản lý, gia tăng khả năng xuất khẩu. Trong những năm gần đây, tỷ lệ xuất khẩu của khối các doanh nghiệp FDI chiếm tới 70% kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Chính vì những lợi ích của dòng vốn ngoại, nhiều quốc gia đã tiến hành nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư nhằm thu hút dòng vốn FDI vào trong nước. Các biện pháp được Chính phủ các quốc gia sử dụng như ưu đãi về thuế, cải thiện cơ sở hạ tầng và môi trường kinh doanh… Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra là, các quốc gia có thể thu hút được rất nhiều vốn FDI, nhưng dòng vốn FDI đó có thể mang lại cho nước tiếp nhận lợi ích hay không lại là một câu chuyện hoàn toàn khác. Đó là vấn đề của khả năng hấp thụ vốn FDI đứng từ góc độ quốc gia tiếp nhận. Một quốc gia cần phải đạt ở một trình độ nhất định thì mới có thể tiếp nhận được tác động tích cực. Các nước sở tại cần cải thiện các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ vốn FDI để có thể tiếp nhận được nhiều lợi ích của dòng vốn FDI. Những yếu tố tác động về khả năng hấp thụ được nhìn nhận ở nhiều góc độ. Ở góc độ vi mô đó là khả năng hấp thụ của các doanh nghiệp nội địa. Ở góc độ vĩ mô đó là vấn đề của trình độ công nghệ, nguồn nhân lực, thể chế, cơ sở hạ tầng. Đối với các quốc gia đang phát triển, sự minh bạch, rõ ràng, và hiệu quả của thể chế có ảnh hưởng nghịch chiều tới vốn FDI, tuy nhiên lại hướng các quốc gia này tiếp cận tới các nguồn vốn FDI chất lượng từ các quốc gia phát triển, nơi có công nghệ nguồn. Đây là mục tiêu của chiến lược thu hút vốn FDI thế hệ mới của Việt Nam. 2. LÝ LUẬN VỀ KHẢ NĂNG HẤP THỤ VỐN FDI Các quốc gia trên thế giới thúc đẩy thu hút FDI, kỳ vọng vào những lợi ích FDI trực tiếp mang lại và những hiệu ứng lan tỏa tích cực từ nguồn vốn này. Thời gian qua, rất nhiều các nghiên cứu trên thế 1 Viện Thương mại & Kinh tế Quốc tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Email: builanhkt@neu.edu.vn. 170 giới đã đi tìm luận chứng cho sự tác động lan tỏa của FDI đối với sự phát triển kinh tế. Lim (2001) đã xem xét tác động lan tỏa của FDI đối với các nước phát triển. Một số nghiên cứu khác đi vào tìm hiểu tác động của FDI tại các quốc gia cụ thể như Blomstrom (1986) và Kokko (1994) đã chỉ ra những tác động tích cực của FDI tại Mexico; Blomstrom, Kokko và Zejan (1994) tiếp tục nghiên cứu tại Uraquay; và Sjoholmn (1999) đã khẳng định được sự tác động của FDI tại Ấn Độ. Ở quy mô hẹp hơn, Hoeckman và các cộng sự (2005) đã đưa ra các tình huống về ảnh hưởng của việc thu hút FDI với hoạt động chuyển giao công nghệ như các mô hình nhà xưởng Maquiladora ở Mexico hoặc trường hợp hoạt động đầu tư trực tiếp của Intel tại Costa Rica. Ngoài ra còn một số các nghiên cứu của các tác giả khác như Haskel và các cộng sự (2002) cho trường hợp ở vương quốc Anh, Smarzynska (2002) cho trường hợp ở Cộng hòa Litva và Seck (2009) cho trường hợp của các quốc gia phát triển và các quốc gia đang phát triển. Tuy nhiên, năm 2000 Potterie và Lichtenberg đã nghiên cứu ở 13 nước công nghiệp và nhận thấy rằng việc chuyển giao công nghệ qua các dự án FDI không mang lại nhiều hiệu quả còn Hale và Long (2007) bổ sung thêm rằng không có hiệu ứng lan tỏa từ FDI đến năng lực sản xuất của Trung Quốc. FDI là quá trình vận động của vốn, công nghệ và bí kíp công nghệ từ quốc gia này sang quốc gia khác. Các chủ đầu tư sau khi xem xét tính khả thi của dự án sẽ quyết định đầu tư. Điều đó có nghĩa là nếu như không có biến động hay rủi ro xảy ra, thì nhà đầu tư nước ngoài sẽ thường nhận được lợi nhuận từ khoản vốn họ đã bỏ ra. Ở phía ngược lại, nước sở tại khi tiếp nhận dòng vốn FDI cũng mang nhiều kỳ vọng về những lợi ích do hoạt động này mang lại. Nước sở tại sẽ không thể chắc chắn sẽ nhận được những tác động tích cực từ dòng vốn ngoại, trong nhiều trường hợp còn phải chịu những tác động không mong muốn như vấn nạn ô nhiễm môi trường, trở thành bãi rác công nghệ, không tăng thu được ngân sách bởi hành vi chuyển giá của doanh nghiệp... Những tác động tích cực từ FDI có thể mang đến cho nước sở tại như bổ sung lượng vốn đầu tư phát triển, nâng cao trình độ công nghệ, học hỏi kỹ năng quản lý... là những lợi ích không phải hiển nhiên, hay có thể tự chuyển đổi thành tác động lan toả tới nước sở tại. Quá trình chuyển đổi này đòi hỏi nước sở tạ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vai trò yếu tố thể chế trong hấp thụ vốn FDI thế hệ mới của Việt Nam VAI TRÒ YẾU TỐ THỂ CHẾ TRONG HẤP THỤ VỐN FDI THẾ HỆ MỚI CỦA VIỆT NAM ThS. Bùi Thị Lành1 Tóm tắt: FDI được xem là một trong những động lực thúc đẩy nền kinh tế nước sở tại. Các quốc gia nước sở tại sử dụng nhiều biện pháp khác nhau để thu hút dòng vốn FDI. Tuy nhiên, các nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra rằng, để có thể tiếp nhận được lợi ích của dòng vốn FDI, cần nước sở tại có một năng lực hấp thụ nhất định. Nâng cao được khả năng hấp thụ vốn FDI thì sẽ tiếp nhận được nhiều lợi ích hơn. Có nhiều nhân tố tác động đến khả năng hấp thụ vốn FDI. Hệ thống logistics có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của các doanh nghiệp FDI. Tại Việt Nam, hệ thống logistics hiện nay đang phát triển và còn nhiều hạn chế. Những hạn chế đó nằm ở cơ sở hạ tầng, chi phí, và năng lực của các doanh nghiệp trong lĩnh vực logistic. Do vậy cần phải có những biện pháp thúc đẩy vận tải đa phương thức, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực logistics. Từ khoá: Logistics, FDI, khả năng hấp thụ vốn FDI, cơ sở hạ tầng. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Sau hơn 30 năm thu hút vốn ngoại, Việt Nam đã trở thành điểm đến của 135 quốc gia và vùng lãnh thổ, với số vốn đăng ký luỹ kế đến cuối năm 2019 trên 362 tỷ USD, hơn 30 nghìn dự án. Dòng vốn FDI mang lại nhiều lợi ích cho Việt Nam. Đây là dòng vốn ngoại không mang lại nghĩa vụ trả nợ như ODA, hàng năm đóng góp vào lượng vốn đầu tư toàn xã hội khoảng gần 30%. Bên cạnh bổ sung nguồn vốn thiếu hụt trong nước, FDI giúp Việt Nam tạo ra nhiều việc làm, nâng cao trình độ công nghệ, trình độ quản lý, gia tăng khả năng xuất khẩu. Trong những năm gần đây, tỷ lệ xuất khẩu của khối các doanh nghiệp FDI chiếm tới 70% kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Chính vì những lợi ích của dòng vốn ngoại, nhiều quốc gia đã tiến hành nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư nhằm thu hút dòng vốn FDI vào trong nước. Các biện pháp được Chính phủ các quốc gia sử dụng như ưu đãi về thuế, cải thiện cơ sở hạ tầng và môi trường kinh doanh… Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra là, các quốc gia có thể thu hút được rất nhiều vốn FDI, nhưng dòng vốn FDI đó có thể mang lại cho nước tiếp nhận lợi ích hay không lại là một câu chuyện hoàn toàn khác. Đó là vấn đề của khả năng hấp thụ vốn FDI đứng từ góc độ quốc gia tiếp nhận. Một quốc gia cần phải đạt ở một trình độ nhất định thì mới có thể tiếp nhận được tác động tích cực. Các nước sở tại cần cải thiện các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ vốn FDI để có thể tiếp nhận được nhiều lợi ích của dòng vốn FDI. Những yếu tố tác động về khả năng hấp thụ được nhìn nhận ở nhiều góc độ. Ở góc độ vi mô đó là khả năng hấp thụ của các doanh nghiệp nội địa. Ở góc độ vĩ mô đó là vấn đề của trình độ công nghệ, nguồn nhân lực, thể chế, cơ sở hạ tầng. Đối với các quốc gia đang phát triển, sự minh bạch, rõ ràng, và hiệu quả của thể chế có ảnh hưởng nghịch chiều tới vốn FDI, tuy nhiên lại hướng các quốc gia này tiếp cận tới các nguồn vốn FDI chất lượng từ các quốc gia phát triển, nơi có công nghệ nguồn. Đây là mục tiêu của chiến lược thu hút vốn FDI thế hệ mới của Việt Nam. 2. LÝ LUẬN VỀ KHẢ NĂNG HẤP THỤ VỐN FDI Các quốc gia trên thế giới thúc đẩy thu hút FDI, kỳ vọng vào những lợi ích FDI trực tiếp mang lại và những hiệu ứng lan tỏa tích cực từ nguồn vốn này. Thời gian qua, rất nhiều các nghiên cứu trên thế 1 Viện Thương mại & Kinh tế Quốc tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Email: builanhkt@neu.edu.vn. 170 giới đã đi tìm luận chứng cho sự tác động lan tỏa của FDI đối với sự phát triển kinh tế. Lim (2001) đã xem xét tác động lan tỏa của FDI đối với các nước phát triển. Một số nghiên cứu khác đi vào tìm hiểu tác động của FDI tại các quốc gia cụ thể như Blomstrom (1986) và Kokko (1994) đã chỉ ra những tác động tích cực của FDI tại Mexico; Blomstrom, Kokko và Zejan (1994) tiếp tục nghiên cứu tại Uraquay; và Sjoholmn (1999) đã khẳng định được sự tác động của FDI tại Ấn Độ. Ở quy mô hẹp hơn, Hoeckman và các cộng sự (2005) đã đưa ra các tình huống về ảnh hưởng của việc thu hút FDI với hoạt động chuyển giao công nghệ như các mô hình nhà xưởng Maquiladora ở Mexico hoặc trường hợp hoạt động đầu tư trực tiếp của Intel tại Costa Rica. Ngoài ra còn một số các nghiên cứu của các tác giả khác như Haskel và các cộng sự (2002) cho trường hợp ở vương quốc Anh, Smarzynska (2002) cho trường hợp ở Cộng hòa Litva và Seck (2009) cho trường hợp của các quốc gia phát triển và các quốc gia đang phát triển. Tuy nhiên, năm 2000 Potterie và Lichtenberg đã nghiên cứu ở 13 nước công nghiệp và nhận thấy rằng việc chuyển giao công nghệ qua các dự án FDI không mang lại nhiều hiệu quả còn Hale và Long (2007) bổ sung thêm rằng không có hiệu ứng lan tỏa từ FDI đến năng lực sản xuất của Trung Quốc. FDI là quá trình vận động của vốn, công nghệ và bí kíp công nghệ từ quốc gia này sang quốc gia khác. Các chủ đầu tư sau khi xem xét tính khả thi của dự án sẽ quyết định đầu tư. Điều đó có nghĩa là nếu như không có biến động hay rủi ro xảy ra, thì nhà đầu tư nước ngoài sẽ thường nhận được lợi nhuận từ khoản vốn họ đã bỏ ra. Ở phía ngược lại, nước sở tại khi tiếp nhận dòng vốn FDI cũng mang nhiều kỳ vọng về những lợi ích do hoạt động này mang lại. Nước sở tại sẽ không thể chắc chắn sẽ nhận được những tác động tích cực từ dòng vốn ngoại, trong nhiều trường hợp còn phải chịu những tác động không mong muốn như vấn nạn ô nhiễm môi trường, trở thành bãi rác công nghệ, không tăng thu được ngân sách bởi hành vi chuyển giá của doanh nghiệp... Những tác động tích cực từ FDI có thể mang đến cho nước sở tại như bổ sung lượng vốn đầu tư phát triển, nâng cao trình độ công nghệ, học hỏi kỹ năng quản lý... là những lợi ích không phải hiển nhiên, hay có thể tự chuyển đổi thành tác động lan toả tới nước sở tại. Quá trình chuyển đổi này đòi hỏi nước sở tạ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kinh tế thương mại Khả năng hấp thụ vốn FDI Cơ sở hạ tầng Hệ thống logistics Đào tạo nguồn nhân lực logisticsGợi ý tài liệu liên quan:
-
Những quy định trong luật cạnh tranh
40 trang 243 0 0 -
Tác động của chuyển dịch cơ cấu lao động đến tăng trưởng năng suất tại Việt Nam
17 trang 203 0 0 -
10 trang 150 0 0
-
Tiểu luận Kinh tế quốc tế: Những tác động của khu vực mậu dịch tự do ASEAN tới nền kinh tế Việt Nam
29 trang 103 0 0 -
42 trang 88 0 0
-
3 trang 86 0 0
-
16 trang 80 0 0
-
15 trang 79 0 0
-
23 trang 70 0 0
-
Hiệp Định Việt-Mỹ Về Quan Hệ Thương Mại
58 trang 59 0 0