Danh mục

Vài ý kiến về giảng dạy môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam theo chương trình, giáo trình mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 306.27 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Vài ý kiến về giảng dạy môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam theo chương trình, giáo trình mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo" khái quát yêu cầu, nội dung cần cập nhật, đổi mới trong giảng dạy môn học Lịch sử Đảng theo chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng và chương trình, giáo trình mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo (xuất bản năm 2021); những tác động thuận lợi, khó khăn khi tổ chức thực hiện và các giải pháp nhằm phát huy tác động thuận lợi, khắc phục những khó khăn được chỉ ra. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vài ý kiến về giảng dạy môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam theo chương trình, giáo trình mới của Bộ Giáo dục và Đào tạoKỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA “XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM: LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN” VÀI Ý KIẾN VỀ GIẢNG DẠY MÔN LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM THEO CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH MỚI CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Lê Thị Hiền Lương Trường Đại học An ninh nhân dân Tác giả liên hệ: Lê Thị Hiền Lương, email: lthienluong@gmail.com Tóm tắt: Đổi mới giảng dạy môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam nói riêng, các môn Lý luận chính trị (LLCT) nói chung trong các trường đại học, cao đẳng là nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết hiện nay nhằm nâng cao hiệu quả không chỉ của công tác đào tạo tại các trường đại học, cao đẳng trong cả nước mà còn là công tác tư tưởng, lý luận của Đảng. Bài viết khái quát yêu cầu, nội dung cần cập nhật, đổi mới trong giảng dạy môn học Lịch sử Đảng theo chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng và chương trình, giáo trình mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo (xuất bản năm 2021); những tác động thuận lợi, khó khăn khi tổ chức thực hiện và các giải pháp nhằm phát huy tác động thuận lợi, khắc phục những khó khăn được chỉ ra. Từ khóa: chương trình; giáo trình mới; Lịch sử Đảng; giảng viên; Nhà trường.1. NỘI DUNG CHỈ ĐẠO CỦA BAN BÍ THƯ, BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VỀCHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH VÀ CÔNG TÁC GIẢNG DẠY, HỌC TẬP LÝLUẬN CHÍNH TRỊ Trong Công văn số 03-KL/BTGTW ngày 25/4/2017 của Ban Tuyên giáo Trungương thông báo nội dung kết luận cuộc họp triển khai thực hiện Kết luận số 94-KL/TW ngày 28/3/2014 của Ban Bí thư về việc “Tiếp tục đổi mới học tập lý luận chínhtrị (LLCT) trong hệ thống giáo dục quốc dân”; Công văn số 3056/BGDĐT-GDĐHngày 17/9/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về “Hướng dẫn thực hiện chương trình,giáo trình các môn LLCT”, Ban Bí thư, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trương: “Đổi mới việc học tập LLCT trong hệ thống giáo dục quốc dân nhằm tạo bướctiến mới, có kết quả, chất lượng cao hơn, góp phần làm cho chủ nghĩa Mác - Lênin,tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, quan điểm của Đảng giữ vai trò chủ đạo trongđời sống xã hội; bảo đảm thế hệ trẻ Việt Nam luôn trung thành với mục tiêu, lýtưởng của Đảng và với chế độ ta. 313TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Học tập LLCT trong hệ thống giáo dục quốc dân là giáo dục những vấn đề cơbản nhất của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng;sát với thực tiễn, không máy móc, giáo điều, khô cứng; gắn với chủ nghĩa xã hội(CNXH) và con đường đi lên CNXH của Việt Nam. Nội dung chương trình học tập LLCT trong hệ thống giáo dục quốc dân phảitập trung xây dựng cho tốt, phù hợp cho từng đối tượng học, từng cấp học, bậc họctừ thấp đến cao. Đổi mới mạnh mẽ việc đào tạo, bồi dưỡng giáo viên LLCT, bảo đảm sát hợpvới thực tiễn, đáp ứng yêu cầu tiếp tục đổi mới việc học tập LLCT trong hệ thốnggiáo dục quốc dân. Xây dựng cho được đội ngũ giáo viên LLCT tâm huyết, yêunghề, tuyệt đối trung thành, có niềm tin, có kiến thức mới gắn với thực tiễn. Đây lànhân tố quyết định sự thành công của việc tiếp tục đổi mới học tập LLCT trong nhàtrường…” (Ban Bí thư Trung ương Đảng, 2014). Trên cơ sở đó, “Chương trình các môn LLCT trong các chương trình đào tạo củangành không chuyên LLCT” được xác định gồm 11 tín chỉ, bao gồm các môn học:Triết học Mác - Lênin (03 tín chỉ), Kinh tế chính trị (02 tín chỉ), Chủ nghĩa xã hội khoahọc (02 tín chỉ), Tư tưởng Hồ Chí Minh (02 tín chỉ) và Lịch sử Đảng Cộng sản ViệtNam (02 tín chỉ). Theo chỉ đạo của Ban Bí thư, giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (dànhcho khối ngành đào tạo chuyên và không chuyên về LLCT) do Bộ Giáo dục và Đàotạo chỉ đạo biên soạn, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật ấn hành, năm 2021có sự thay đổi cả về kết cấu và nội dung khoa học. Về kết cấu: Ngoài Chương Mở đầu, giáo trình rút gọn từ 06 chương thành 03 chương. Về nội dung: Chương 1 bao gồm nội dung “Đảng Cộng sản Việt Nam ra đờivà lãnh đạo đấu tranh giành chính quyền” (1930 - 1945), Chương 2 bao gồm nộidung “Đảng lãnh đạo hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, hoàn thành giảiphóng dân tộc, thống nhất đất nước (1945 - 1975)”, Chương 3 thể hiện nội dung“Đảng lãnh đạo cả nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội và tiến hành công cuộc đổi mới(từ năm 1975 đến nay)”. Nội dung “các bài học kinh nghiệm của Đảng Cộng sảnViệt Nam” không còn được thể hiện trong giáo trình mới dành cho hệ không chuyênLLCT mà được chuyển sang giáo trình dành cho hệ chuyên ngành LLCT. 314 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA “XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM: LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN”2. THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN TRONG TRIỂN KHAI GIẢNG DẠY MÔN HỌCLỊCH SỬ ĐẢNG TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG THE ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: