Thông tin tài liệu:
Vấn đề giải trừ vũ khí hạt nhân của Triều Tiên hiện tại đang là tâm điểm của tình hình chính trị Châu Á – Thái Bình Dương. Những nước có liên quan trực tiếp đến vấn đề này là Mỹ, Triều Tiên và Hàn Quốc.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vấn đề hạt nhân nguyên tử của Triều Tiên - lịch sử, hiện trạng và triển vọng206 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI VẤN ĐỀ HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ CỦA TRIỀU TIÊN - LỊCH SỬ, HIỆN TRẠNG VÀ TRIỂN VỌNG Phạm Thị Thanh Trường Đại học Thủ đô Hà Nội Tóm tắt: Vấn đề giải trừ vũ khí hạt nhân của Triều Tiên hiện tại đang là tâm điểm của tình hình chính trị Châu Á – Thái Bình Dương. Những nước có liên quan trực tiếp đến vấn đề này là Mỹ, Triều Tiên và Hàn Quốc. Sự kiện lớn mới nhất nhằm đi đến giải trừ vũ khí hạt nhân của Triều Tiên là cuộc họp thượng đỉnh Mỹ-Triều diễn ra tại Hà Nội tháng 2/2019. Cuộc họp không đạt được thỏa thuận nào và chấm dứt chóng vánh, song đó không phải kết cục bi quan, bởi nó vẫn là biểu hiện của một xu thế hòa dịu giữa Mỹ, Triều Tiên và Hàn Quốc so với tình hình trước tháng 12/2017. Mặc dù vậy, vẫn còn đấy bài toán khó chủ yếu cho vấn đề này, đó là khái niệm “phi hạt nhân” mà cả Mỹ và Triều Tiên đều không nhượng bộ để đi đến một cách hiểu chung. Tương lai không có vũ khí hạt nhân và hòa bình lâu dài cho bán đảo Triều Tiên vẫn nằm trong tay Mỹ-Triều-Hàn và các nước có vai trò trong vấn đề này. Từ khóa: Vũ khí hạt nhân, phi hạt nhân, Mỹ - Triều, Liên Triều, Kim Jong-un, Bán đảo Triều Tiên Nhận bài ngày 11.3.2019; gửi phản biện, chỉnh sửa và duyệt đăng ngày 15.4.2018 Liên hệ tác giả: Phạm Thị Thanh; Email: ptthanh@daihocthudo.edu.vn1. ĐẶT VẤN ĐỀ Việc Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (gọi tắt là Triều Tiên) muốn có bằngđược vũ khí hạt nhân xuất phát từ việc giới lãnh đạo Bình Nhưỡng nhận thức được sứcmạnh ghê gớm của thứ vũ khí này qua việc Mỹ thả hai quả bom hạt nhân xuống Nhật Bảnnăm 1945, khiến cho không chỉ nước Nhật, mà cả thế giới phải choáng váng. Theo Tiến sĩ Sung-yoon Lee (tại Fletcher School, Đại học Tufts), Lãnh đạo Triều Tiênlúc đó là Chủ tịch Kim Il-sung nhận thấy thế yếu của mình trong cuộc chiến với Hàn Quốc(1950-1953) chỉ vì Mỹ có vũ khí nguyên tử, còn Triều Tiên và Trung Quốc thì không, nênphải chấp nhận ngưng chiến. Vẫn theo Sung-yoon Lee, Tổng thống Mỹ DwightEisenhower lúc vừa thắng cử (1952) đã bí mật đi Đại Hàn thanh sát chiến trường. Từ tìnhhình thực tế, D. Eisenhower đi tới kết luận trường hợp này chỉ còn cách là sử dụng vũ khíTẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 30/2019 207nguyên tử như ở Hiroshima. D. Eisenhower chủ động hé lộ cho Trung Quốc, Triều Tiênbiết quyết định ấy và cuộc chiến khốc liệt Nam - Bắc Triều Tiên đã dừng lại như lịch sửchứng kiến. Bí mật lịch sử trên khiến Kim Il-sung đi đến quyết định: Bất cứ chiến lược nàođể thống nhất Triều Tiên thì cũng phải có vũ khí hạt nhân.2. NỘI DUNG2.1. Lịch sử phát triển vũ khí hạt nhân của Triều Tiên Từ năm 1956 - dưới sự chỉ đạo của Chủ tịch Kim Il-sung, Triều Tiên bắt đầu tiến hànhnghiên cứu hạt nhân. Với sự giúp đỡ của Liên Xô, một số cán bộ kỹ thuật Triều Tiên đượccử sang Maxcơva để học những kiến thức cơ bản về hạt nhân nguyên tử. Năm 1958, trước việc Mỹ triển khai tên lửa Honest mang đầu đạn hạt nhân đến HànQuốc, Triều Tiên và Liên Xô lập tức ký một thỏa thuận hợp tác, theo đó Liên Xô giúpTriều Tiên xây dựng Trung tâm hạt nhân Yongbyon. Từ năm 1970, Triều Tiên bắt đầu khaithác quặng Uranium ở một số mỏ nằm gần tỉnh Sunchon và Pyongsan. Giữa tháng 4/1975, khi Quân đội Nhân dân Việt Nam tiến tới Xuân Lộc, cửa ngõ củaSài Gòn, báo hiệu giờ cáo chung của chế độ thân Mỹ ở miền Nam Việt Nam thì Kim Il-sung đi Trung Quốc cầu viện. Theo ông Kim, Việt Nam đánh bại nửa triệu quân Mỹ, vậytại sao Triều Tiên lại không đẩy được 50.000 quân Mỹ (bằng 10% số quân Mỹ ở ViệtNam) đóng ở khu phi quân sự (DMZ) ra khỏi bán đảo Triều Tiên? Ngày 18/4/1975, KimIl-sung và phái đoàn cao cấp Triều Tiên đi Bắc Kinh gặp các lãnh đạo Trung Quốc. TheoGiáo sư Trầm Chí Hoa (Đại học Sư phạm Hoa Đông) trong cuốn “The Last HeavenlyDynasty: China and North Korea in the Age of Mao Zedong and Kim Il-sung”: Cuộc họpgiữa Kim Il-sung và Mao Trạch Đông diễn ra giữa lúc “Miền Bắc Việt Nam đang chiếnthắng Mỹ”. Khi bàn về những biến chuyển mới từ tình hình Việt Nam, “Ông Kim trình bàyý muốn của mình là dùng võ lực để thống nhất Triều Tiên”. Nhưng Mao nói: “Thưa đồngchí, tôi không muốn thảo luận về các vấn đề chính trị nữa”. “Cuộc đối thoại kết thúc mộtcách lạnh nhạt sau 30 phút”. Sở dĩ có diễn biến như vậy vì lúc ấy Mao Trạch Đông đang đitới hòa giải và theo sát Mỹ sau chuyến thăm Bắc Kinh của Tổng thống Richard Nixon vàotháng 2/1972. Vì thế, Mao né tránh yêu cầu của Kim Il-sung. Tư liệu trên đây cho thấy lý do Bình Nhưỡng dứt khoát bỏ qua Bắc Kinh để tự mìnhgiải quyết vấn đề, tập trung mọi nỗ lực cho chương trình sản xuất vũ khí nguyên tử, với sựgiúp đỡ của Liên X ...