Danh mục

Vấn đề hoàn trả tài sản do hợp đồng vô hiệu trong kinh doanh thương mại

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 249.41 KB      Lượt xem: 21      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nội dung bài viết trình bày tổng quan về hợp đồng đã trở thành một công cụ pháp lý để xác lập quan hệ của các chủ thể phát sinh từ các giao dịch dân sự, kinh tế. Hợp đồng có một vai trò hết sức quan trọng, nó được thể hiện trong hầu hết các quan hệ của các bên trong nhiều lĩnh vực. Mời các bạn tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vấn đề hoàn trả tài sản do hợp đồng vô hiệu trong kinh doanh thương mại VẤN ĐỀ HOÀN TRẢ TÀI SẢN DO HỢP ĐỒNG VÔ HIỆU TRONG KINH DOANH THƯƠNG MẠI Phạm Ngọc Quyền, Võ Ngọc Quế Lam, Hồ Thị Hoa, Lý Phương Thảo* Khoa Luật, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: PGS.TS. Bành Quốc Tuấn TÓM TẮT Các quốc gia trên thế giới hiện nay dù là đang phát triển hay phát triển, phương Tây hay phương Đông đều đi theo xu thế hội nhập kinh tế, tham gia ngày càng nhiều vào quá trình hợp tác kinh tế khu vực và thế giới, đa phương, đa chiều, đa lĩnh vực, trong đó thương mại là một trong những lĩnh vực được coi là trọng tâm và Việt Nam cũng là quốc gia không ngoại lệ. Việt Nam đã tham gia hội nhập AFTA, WTO, CPTPP… Từ lâu, hợp đồng đã trở thành một công cụ pháp lý để xác lập quan hệ của các chủ thể phát sinh từ các giao dịch dân sự, kinh tế. Hợp đồng có một vai trò hết sức quan trọng, nó được thể hiện trong hầu hết các quan hệ của các bên trong nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, vì nhiều lí do khách quan cũng như chủ quan mà hợp đồng giao kết có thể bị tuyên là vô hiệu. Hợp đồng vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ của các bên kể từ thời điểm xác lập. Theo đó, các bên phải khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì phải trị giá thành tiền để hoàn trả. Tuy nhiên, thực tế cho thấy có những trường hợp việc hoàn trả không thể triển khai bằng hiện vật như người thuê không thể hoàn trả bằng hiện vật đối với việc sử dụng tài sản mà mình đã thuê cũng như dịch vụ mà mình đã sử dụng... trước khi hợp đồng vô hiệu. Đối với việc không thể hoàn trả bằng hiện vật phải hoàn trả bằng tiền thì câu hỏi đặt ra là quy đổi việc sử dụng thành tiền như thế nào? Đây là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp thiết trong giải quyết tranh chấp hợp đồng vô hiệu đối với hoạt động thương mại hiện nay. Từ khoá: Giao dịch dân sự, hoàn trả tài sản, hợp đồng, hợp đồng thương mại vô hiệu, tài sản. 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÀI SẢN VÀ HỢP ĐỒNG KINH DOANH THƯƠNG MẠI 1.1 Tài sản Tài sản có thể hiểu đơn giản là của cải được con người sử dụng, là điều kiện vật chất để duy trì các hoạt động kinh tế và đời sống xã hội, tài sản luôn gắn với một chủ thể. Do đó, tài sản có thể là những khoản mục mà cá nhân, pháp nhân được quyền sở hữu và mang lại lợi ích trong tương lai. Tài sản luôn biến đổi và phát triển cùng với sự thay đổi của thời gian, của điều kiện xã hội, nên qua mỗi thời kì tài sản lại được nhìn nhận ở một góc độ khác nhau. Trong luật pháp Việt Nam, khái niệm tài sản lần đầu được quy định trong Bộ luật Dân sự 1995, qua nhiều lần sửa đổi, hoàn thiện pháp luật, Bộ luật Dân sự 2015 đã đưa ra khái niệm tài sản một cách hoàn chỉnh, không chỉ liệt kê mà còn xác định cụ thể các loại tài sản. Nó được quy định tại Điều 105: ‚Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản có 1485 thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai‛. Với quy định về tài sản như thế, điều luật này đã đưa ra các đối tượng có thể trở thành tài sản đảm bảo tính bao quát và rõ ràng hơn. 1.2 Hợp đồng kinh doanh thương mại 1.2.1 Hàng hóa Hoạt động mua bán hàng hóa được diễn ra rất phổ biến trong thời gian hiện nay. Theo quy định tại Khoản 8 Điều 3 Luật Thương mại 2005 về mua bán hàng hóa: ‚Mua bán hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thỏa thuận‛. Như vậy, hàng hóa là công cụ, phương tiện để các bên trao đổi, là đối tượng mua bán trong hợp đồng. Trong kinh tế chính trị Mác - Lênin, hàng hóa là sản phẩm của lao động thông qua trao đổi, mua bán. Hàng hóa ở đây có thể là hữu hình như gạo, củi, sắt thép, quyển sách, cái bút hay ở dạng vô hình hàng hóa như sức lao động. Còn theo Luật giao thông đường bộ: Hàng hóa là máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, nhiên liệu, hàng tiêu dùng, động vật sống và các động sản khác được vận chuyển bằng phương tiện giao thông đường bộ. Luật thương mại 2005 ra đời đã đưa ra một khái niệm về hàng hóa trong hoạt động kinh doanh, cụ thể tại Khoản 2 Điều 3 luật này: ‚Hàng hóa bao gồm: Tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai, những vật gắn liền với đất đai‛. Như vậy, hàng hóa theo Luật Thương mại là động sản và những vật gắn liền với đất. Nhưng, có phải mọi loại động sản đều được phép giao dịch trong hoạt động kinh doanh trong nước và quốc tế? Để hoàn thiện hơn vấn đề pháp lý, cũng như đưa ra danh mục các loại hàng hóa cụ thể có thể giao dịch trong hoạt động mua bán hàng hóa, bảng mã HS.2018 được chính thức đưa vào sử dụng tại Việt Nam. Giống với nhiều nước trên thế giới, một danh mục các hàng hóa được mã hóa trong bảng mã này ở từng nước được quy định rõ ràng, khác nhau. Điều này giúp các bên trong hoạt động thương mại xác định được loại hàng hóa nào được giao dịch ở từng khu vực cụ thể. Bảng mã HS.2018 đã giải quyết được nhiều vấn đề cho các chủ thể tham gia vào hoạt động thương mại trong nước và quốc tế về danh mục hàng hóa được phép kinh doanh, được giao dịch hay giới hạn của việc mua bán, trong đổi loại hàng hóa đó ở đâu. Đồng thời, bảng mã HS.2018 cũng cho chúng ta biết rằng, không phải tất cả các loại động sản như trong Luật thương mại quy định điều là hàng hóa. Chính vì thế, các chủ thể tham gia vào hoạt động mua bán hàng hóa, kinh doanh thương mại cần xem xét danh mục hàng hóa trong bảng mã này khi giao dịch. 1.2.2 Hợp đồng kinh doanh thương mại Khi các mối quan hệ về tài sản, các mối quan hệ về nhân thân càng ngày càng phát triển trong xã hội dân sự, một sự nhu cầu về trao đổi tài sản, hàng hóa cũng như ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: