Vấn đề kinh tế môi trường trong dự báo lượng nước thải, xây dựng và vận hành hệ thống xử lý nước thải khu công nghiệp ở Việt Nam
Số trang: 4
Loại file: pdf
Dung lượng: 176.79 KB
Lượt xem: 7
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết này thông qua phân tích và đánh giá số liệu dự báo, thực tế nhu cầu sử dụng nước và lượng nước thải phát sinh cũng như các biện pháp kiểm soát ô nhiễm nước thải tại 114 KCN/KCX trên toàn quốc có tỷ lệ lấp đầy từ 80% trở lên dưới góc độ của kinh tế môi trường.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vấn đề kinh tế môi trường trong dự báo lượng nước thải, xây dựng và vận hành hệ thống xử lý nước thải khu công nghiệp ở Việt Nam Thông tin khoa học công nghệ VẤN ĐỀ KINH TẾ-MÔI TRƯỜNG TRONG DỰ BÁO LƯỢNG NƯỚC THẢI, XÂY DỰNG VÀ VẬN HÀNH HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI KHU CÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM Nguyễn Như Dũng1*, Phạm Thanh Tuấn2 , Nguyễn Mạnh Khải3 Tóm tắt: Sự phát triển của các Khu công nghiệp (KCN) tại Việt Nam đã và sẽ tạo ra những áp lực đối với tài nguyên nước ở cả quy mô địa phương và quốc gia do lượng lớn nước sử dụng và thải ra môi trường. Bài báo này thông qua phân tích và đánh giá số liệu dự báo, thực tế nhu cầu sử dụng nước và lượng nước thải phát sinh cũng như các biện pháp kiểm soát ô nhiễm nước thải tại 114 KCN/KCX trên toàn quốc có tỷ lệ lấp đầy từ 80% trở lên dưới góc độ của kinh tế môi trường. Kết quả cho thấy hệ quả lãng phí trong đầu tư hệ thống kiểm soát ô nhiễm nước thải khá lớn cả trên phương diện chi phí đầu tư ban đầu và chi phí vận hành cũng như chi phí cơ hội. Trên cơ sở phân tích, đánh giá bài báo đã đề xuất các giải pháp nhằm kiểm soát ô nhiễm nước thải từ các KCN/KCX một cách bền vững. Từ khóa: Nước thải công nghiệp, Kiểm soát ô nhiễm, Kinh tế môi trường. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Việc hình thành, phát triển các KCN, KCX ngoài các tác động tích cực trực tiếp đối với phát triển kinh tế-xã hội như tạo thêm việc làm, sản xuất nhiều hàng hóa tiêu dùng nội địa và xuất khẩu có tính cạnh tranh cao, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa v.v.. còn có tác động tích cực gián tiếp đến phát triển kinh tế-xã hội một cách bền vững là kiểm soát tốt hơn việc sử dụng tài nguyên nước; quản lý, xử lý chất thải tính đến nay trên toàn quốc có trên 212 KCN đã đi vào hoạt động, với tổng diện tích đất tự nhiên gần 60 nghìn Ha [1,2,3,4]. Trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, đặc biệt là quản lý ô nhiễm nước thải của các KCN, KCX trong thời gian qua vẫn chưa hoàn toàn hiệu quả do còn tồn tại một số “khoảng cách” trong dự báo lượng nước thải cho các dự án phát triển KCN, KCX. Trong khuôn khổ bài báo, các tác giả tập trung vào phân tích, đánh giá và đánh giá số liệu dự báo, thực tế lượng nước thải phát sinh tại các KCN/KCX trên toàn quốc dưới góc độ của kinh tế-môi trường. 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu lựa chọn 114 KCN/KCX trên toàn quốc có tỷ lệ lấp đầy từ 80% trở lên. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp thu thập và nghiên cứu tài liệu Thu thập và nghiên cứu các hồ sơ báo cáo ĐTM của các KCN/KCX trên toàn toàn quốc về phương pháp dự báo lượng nước thải phát thải và phương án/biện pháp kiểm soát ô nhiễm nước thải nêu trong các báo cáo ĐTM; Thu thập thông tin về tỷ lệ lấp đầy, hiện trạng phát thải nước tại các KCN được thông qua các báo cáo giám sát môi trường KCN/KCX từ 36 địa phương trên toàn quốc gửi về Bộ TNMT vào năm 2016; Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san NĐMT, 09 - 2017 295 Hóa học & Kỹ thuật môi trường 2.2.2. Phương pháp dự báo về chi phí xây lắp và vận hành của các hệ thống xử lý nước thải Hiện nay ở Việt Nam mới chỉ có chỉ dẫn khá chi tiết đối với hệ thống/công trình xử lý nước thải sinh hoạt và đô thị [5,6,7,8] và chưa có một nghiên cứu chung nào về khía cạnh chi phí xây dựng, vận hành của trạm/nhà máy xử lý nước thải tập trung đối với KCN/KCX; Để dự báo dự báo về chi phí xây lắp và vận hành đối với một số loại hình xử lý nước thải trên thế giới có hai cách tiếp cận: 1/sử dụng các công cụ toán học như các mô hình toán [13]; 2/sử dụng số liệu thống kê kết hợp mô hình để đưa ra dự báo về chi phí xây lắp và vận hành đối với một số loại hình xử lý nước thải [10,11]; Trong khuôn khổ nghiên cứu này phương pháp đưa ra bởi Prasanta K. Bhunia, Ph.D. Michael K. Stenstrom [11] và Economic and social commission for western ASIA [10] đã được sử dụng một cách có chọn lọc kết với tình hình thực tế tại Việt Nam; 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Kết quả dự báo và thực tế lưu lượng nước thải phát thải từ các KCN/KCX Để xem xét về khía cạnh kinh tế trong dự báo nước thải, xây dựng và vận hành hê thống xử lý nước thải khu công nghiệp ở Việt Nam 112/114 KCN/KCX được xem xét do KCN Biên Hòa II tiếp nhận nước thải từ KCN Biên Hòa I. Trong số 112 KCN/KCX này thì mối tương quan giữa Công suất trạm XLNT-TT (m3/ngđ)/ Nước thải về trạm XLNT-TT (m3/ngđ) trung bình là 4.602/2.545, trung vị: 3000/1500 và cao nhất 30.000/18.200. Hay công suất xây lắp dư thừa của trạm XLNT-TT trung bình là 45%. 3.2. Dự báo về chi phí xây lắp và vận hành của các hệ thống xử lý nước thải Trên thực tế tại Việt Nam, qui trình công nghệ xử lý nước thải tập trung cho KCN/KCX tương đối đa dạng và phụ thuộc vào 1/ngưỡng tiếp nhận nước thải của KCN/KCX và 2/yêu cầu chất lượng nước thải sau xử ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vấn đề kinh tế môi trường trong dự báo lượng nước thải, xây dựng và vận hành hệ thống xử lý nước thải khu công nghiệp ở Việt Nam Thông tin khoa học công nghệ VẤN ĐỀ KINH TẾ-MÔI TRƯỜNG TRONG DỰ BÁO LƯỢNG NƯỚC THẢI, XÂY DỰNG VÀ VẬN HÀNH HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI KHU CÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM Nguyễn Như Dũng1*, Phạm Thanh Tuấn2 , Nguyễn Mạnh Khải3 Tóm tắt: Sự phát triển của các Khu công nghiệp (KCN) tại Việt Nam đã và sẽ tạo ra những áp lực đối với tài nguyên nước ở cả quy mô địa phương và quốc gia do lượng lớn nước sử dụng và thải ra môi trường. Bài báo này thông qua phân tích và đánh giá số liệu dự báo, thực tế nhu cầu sử dụng nước và lượng nước thải phát sinh cũng như các biện pháp kiểm soát ô nhiễm nước thải tại 114 KCN/KCX trên toàn quốc có tỷ lệ lấp đầy từ 80% trở lên dưới góc độ của kinh tế môi trường. Kết quả cho thấy hệ quả lãng phí trong đầu tư hệ thống kiểm soát ô nhiễm nước thải khá lớn cả trên phương diện chi phí đầu tư ban đầu và chi phí vận hành cũng như chi phí cơ hội. Trên cơ sở phân tích, đánh giá bài báo đã đề xuất các giải pháp nhằm kiểm soát ô nhiễm nước thải từ các KCN/KCX một cách bền vững. Từ khóa: Nước thải công nghiệp, Kiểm soát ô nhiễm, Kinh tế môi trường. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Việc hình thành, phát triển các KCN, KCX ngoài các tác động tích cực trực tiếp đối với phát triển kinh tế-xã hội như tạo thêm việc làm, sản xuất nhiều hàng hóa tiêu dùng nội địa và xuất khẩu có tính cạnh tranh cao, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa v.v.. còn có tác động tích cực gián tiếp đến phát triển kinh tế-xã hội một cách bền vững là kiểm soát tốt hơn việc sử dụng tài nguyên nước; quản lý, xử lý chất thải tính đến nay trên toàn quốc có trên 212 KCN đã đi vào hoạt động, với tổng diện tích đất tự nhiên gần 60 nghìn Ha [1,2,3,4]. Trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, đặc biệt là quản lý ô nhiễm nước thải của các KCN, KCX trong thời gian qua vẫn chưa hoàn toàn hiệu quả do còn tồn tại một số “khoảng cách” trong dự báo lượng nước thải cho các dự án phát triển KCN, KCX. Trong khuôn khổ bài báo, các tác giả tập trung vào phân tích, đánh giá và đánh giá số liệu dự báo, thực tế lượng nước thải phát sinh tại các KCN/KCX trên toàn quốc dưới góc độ của kinh tế-môi trường. 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu lựa chọn 114 KCN/KCX trên toàn quốc có tỷ lệ lấp đầy từ 80% trở lên. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp thu thập và nghiên cứu tài liệu Thu thập và nghiên cứu các hồ sơ báo cáo ĐTM của các KCN/KCX trên toàn toàn quốc về phương pháp dự báo lượng nước thải phát thải và phương án/biện pháp kiểm soát ô nhiễm nước thải nêu trong các báo cáo ĐTM; Thu thập thông tin về tỷ lệ lấp đầy, hiện trạng phát thải nước tại các KCN được thông qua các báo cáo giám sát môi trường KCN/KCX từ 36 địa phương trên toàn quốc gửi về Bộ TNMT vào năm 2016; Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san NĐMT, 09 - 2017 295 Hóa học & Kỹ thuật môi trường 2.2.2. Phương pháp dự báo về chi phí xây lắp và vận hành của các hệ thống xử lý nước thải Hiện nay ở Việt Nam mới chỉ có chỉ dẫn khá chi tiết đối với hệ thống/công trình xử lý nước thải sinh hoạt và đô thị [5,6,7,8] và chưa có một nghiên cứu chung nào về khía cạnh chi phí xây dựng, vận hành của trạm/nhà máy xử lý nước thải tập trung đối với KCN/KCX; Để dự báo dự báo về chi phí xây lắp và vận hành đối với một số loại hình xử lý nước thải trên thế giới có hai cách tiếp cận: 1/sử dụng các công cụ toán học như các mô hình toán [13]; 2/sử dụng số liệu thống kê kết hợp mô hình để đưa ra dự báo về chi phí xây lắp và vận hành đối với một số loại hình xử lý nước thải [10,11]; Trong khuôn khổ nghiên cứu này phương pháp đưa ra bởi Prasanta K. Bhunia, Ph.D. Michael K. Stenstrom [11] và Economic and social commission for western ASIA [10] đã được sử dụng một cách có chọn lọc kết với tình hình thực tế tại Việt Nam; 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Kết quả dự báo và thực tế lưu lượng nước thải phát thải từ các KCN/KCX Để xem xét về khía cạnh kinh tế trong dự báo nước thải, xây dựng và vận hành hê thống xử lý nước thải khu công nghiệp ở Việt Nam 112/114 KCN/KCX được xem xét do KCN Biên Hòa II tiếp nhận nước thải từ KCN Biên Hòa I. Trong số 112 KCN/KCX này thì mối tương quan giữa Công suất trạm XLNT-TT (m3/ngđ)/ Nước thải về trạm XLNT-TT (m3/ngđ) trung bình là 4.602/2.545, trung vị: 3000/1500 và cao nhất 30.000/18.200. Hay công suất xây lắp dư thừa của trạm XLNT-TT trung bình là 45%. 3.2. Dự báo về chi phí xây lắp và vận hành của các hệ thống xử lý nước thải Trên thực tế tại Việt Nam, qui trình công nghệ xử lý nước thải tập trung cho KCN/KCX tương đối đa dạng và phụ thuộc vào 1/ngưỡng tiếp nhận nước thải của KCN/KCX và 2/yêu cầu chất lượng nước thải sau xử ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Nước thải công nghiệp Kiểm soát ô nhiễm Kinh tế môi trường Lượng nước thải phát sinh Biện pháp kiểm soát ô nhiễm nướcTài liệu liên quan:
-
17 trang 233 0 0
-
Đề xuất lựa chọn phương pháp nghiên cứu đánh giá giá trị kinh tế các hệ sinh thái biển Việt Nam
7 trang 149 0 0 -
Giáo trình Kinh tế và Quản lý môi trường - PGS.TS. Nguyễn Thế Chinh (ĐH Kinh tế Quốc dân)
308 trang 140 0 0 -
Tiểu luận môn Kinh tế môi trường: Báo động ô nhiễm môi trường đô thị ở Việt Nam
19 trang 76 0 0 -
8 trang 67 0 0
-
Bài giảng Kinh tế môi trường: Chương 4 - Nguyễn Thị Thanh Huyền
48 trang 55 0 0 -
KINH TẾ HÓA LĨNH VỰC MÔI TRƯỜNG: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
194 trang 51 0 0 -
Bài giảng Kinh tế môi trường: Chương 4 - TS. Hoàng Văn Long
108 trang 48 0 0 -
Kinh tế môi trường: Câu hỏi, bài tập và trả lời
56 trang 40 0 0 -
Giáo trình Kinh tế và Quản lý môi trường - PGS.TS. Nguyễn Thế Chinh
307 trang 39 0 0