Vấn đề mua và xử lý nợ xấu tại công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp (DATC)
Số trang: 10
Loại file: pdf
Dung lượng: 282.00 KB
Lượt xem: 17
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết này nhằm đánh giá thực trạng mua và xử lý nợ xấu của DATC giai đoạn từ năm 2004 đến năm 2013. Trên cơ sở đó, phân tích nguyên nhân, đề xuất giải pháp hoàn thiện hoạt động mua và xử lý nợ xấu tại DATC.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vấn đề mua và xử lý nợ xấu tại công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp (DATC) HỘI THẢO 'NGÂN HÀNG VIỆT NAM: BỐI CẢNH VÀ TRIỂN VỌNG' VẤN ĐỀ MUA VÀ XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI CÔNG TY MUA BÁN NỢ VÀ TÀI SẢN TỒN ĐỌNG CỦA DOANH NGHIỆP (DATC) TS. Hồ Hữu Tiến Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Th.S. Trần Quốc Thái Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng doanh nghiệp TÓM TẮT Thực trạng nợ xấu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam trong những năm gần đây có chiều hướng gia tăng và trong tình trạng báo động. Do đó, xử lý nợ xấu là nhiệm vụ cấp bách, được sự quan tâm của Chính phủ, các Bộ ngành, Ngân hàng Nhà nước và nhiều chủ thể trong nền kinh tế. DATC là công cụ của Chính phủ, thực hiện nhiệm vụ mua và xử lý nợ xấu, góp phần làm giảm tỷ lệ nợ xấu của NHTM, hỗ trợ tái cơ cấu và phục hồi doanh nghiệp. Bài viết này nhằm đánh giá thực trạng mua và xử lý nợ xấu của DATC giai đoạn từ năm 2004 đến năm 2013. Trên cơ sở đó, phân tích nguyên nhân, đề xuất giải pháp hoàn thiện hoạt động mua và xử lý nợ xấu tại DATC. Từ khóa: Thực trạng phát triển kinh tế; tăng trưởng; truyền thông marketing; du lịch; lợi thế; Kontum. 1. Đặt vấn đề Nợ xấu là nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng tài chính tại nhiều nước trên thế giới. Một trong những giải pháp để các quốc gia ứng phó với khủng hoảng tài chính là thành lập các tổ chức xử lý nợ xấu. Việc xử lý nợ xấu thông qua các tổ chức xử lý nợ tập trung đã được thực hiện thành công tại các nước Châu Á trong bối cảnh khủng hoảng tài chính năm 1997 như Hàn Quốc với Công ty quản lý tài sản Hàn Quốc (Korean Asset Management Corporation: KAMCO), Thái Lan với Cơ quan tái cấu trúc tài chính của Thái Lan (Finance Restructuring Agency: FRA) và Công ty quản lý tài sản Thái Lan (Thai Asset Management Company: TAMC), Malaysia với Danaharta, Indonesia với Cơ quan tái cấu trúc ngân hàng Indonesia (Indonesian Bank Restructuring Agency: IBRA) … Đối với Việt Nam, để giải quyết nợ xấu của các NHTM, góp phần hỗ trợ tái cơ cấu doanh nghiệp, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 109/2003/QĐ-TTg ngày 05/06/2003 thành lập DATC nhằm mua lại nợ xấu của các NHTM để xử lý. Hoạt động xử lý nợ xấu của DATC trong thời gian qua tuy đạt được những thành công nhất định nhưng vẫn còn nhiều hạn chế. Do đó, việc tìm ra những giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động mua và xử lý nợ xấu tại DATC sẽ có ý nghĩa góp phần làm giảm nhanh hơn tỷ lệ nợ xấu, lành mạnh tình hình tài chính của các NHTM và phục hồi doanh nghiệp. 2. Thực trạng nợ xấu của Việt Nam và hoạt động của DATC 2.1. Thực trạng nợ xấu của Việt Nam Theo số liệu thống kê chính thức của NHNN, từ năm 2008 đến năm 2013, quy mô và tỷ lệ nợ xấu của các TCTD có xu hướng tăng nhanh, tốc độ tăng nợ xấu bình quân từ năm 2008 đến năm 2013 là 38,25% cao hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng bình quân là 23,36%. Theo ý kiến của Thống đốc NHNN Việt Nam thì nợ xấu của toàn hệ thống TCTD Việt Nam đến cuối tháng 3/2012 khoảng 10% tổng dư nợ, trong khi đó Thanh tra NHNN đưa ra con số nợ xấu này là khoảng 202.000 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 8,6% tổng dư nợ. Bên cạnh đó, Cơ quan thanh tra giám sát NHNN lại đưa ra con số nợ xấu khoảng 270.000 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 11,8% tổng dư nợ. Theo đánh giá của Moody’s Investors Service được công bố vào ngày 18/02/2014 (www.moodys.com), nợ xấu của toàn hệ thống TCTD Việt Nam vào cuối năm 2013 chiếm tỷ lệ 373 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG 15% tổng tài sản, tương đương 863.380 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 24,85% tổng dư nợ toàn hệ thống TCTD. Tuy nhiên, theo NHNN nếu tính toán thận trọng thì tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống TCTD Việt Nam (kể cả nợ cơ cấu lại theo Quyết định 780/QĐ-NHNN ngày 23/04/2012 của NHNN) đến cuối năm 2013 ở mức 9% tổng dư nợ toàn hệ thống, tương đương 313.018 tỷ đồng. Có thể thấy rằng, nợ xấu của Việt Nam được công bố là thiếu chuẩn xác. Tại một thời điểm, con số nợ xấu được các cơ quan nhà nước công bố hoàn toàn khác nhau, nợ xấu do tổ chức quốc tế có uy tín xác định cao hơn so với con số báo cáo của NHNN. Nguyên nhân của sự khác biệt này là do tiêu chí phân loại nợ xấu của Việt Nam chủ yếu dựa vào tiêu chí định lượng (số ngày quá hạn thanh toán), trong khi đó tiêu chí định tính (đánh giá khả năng trả nợ của khách nợ bị suy giảm) chưa được các NHTM quan tâm đúng mức. Có thể nhận định những nguyên nhân chủ yếu làm cho nợ xấu của hệ thống TCTD Việt Nam tăng cao trong thời gian vừa qua: - Do kinh tế suy giảm, làm cho tình hình SXKD của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn nên đã ảnh hưởng đến khả năng trả nợ ngân hàng. - Công tác thanh tra, giám sát ngân hàng trong thời gian dài chưa được chú trọng đúng mức nên hạn chế việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các vi phạm trong hoạt động cấp tín dụng của các TCTD. - Đa số các TCTD theo đuổi chiến lược tăng trưởng tín dụng nhanh trong khi năng lực quản trị rủi ro còn nhiều hạn chế và chậm được cải tiến nên rủi ro tín dụng xảy ra là điều không thể tránh khỏi. - Một số TCTD tập trung đầu tư vào các lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro như bất động sản. Khi thị trường bất động sản đóng băng và giá bất động sản giảm sâu thì khả năng trả nợ của các doanh nghiệp suy giảm. - Sở hữu chéo, đầu tư ngoài ngành của các NHTM và DNNN diễn ra phổ biến đã dẫn tới các khoản cho vay, đầu tư lòng vòng, tạo ra rủi ro dây chuyền. - Một số cán bộ ngân hàng suy thoái đạo đức nghề nghiệp, cấu kết móc ngoặc với doanh nghiệp để trục lợi cá nhân, cho vay dưới chuẩn, không đúng quy định. 2.2. Hoạt động mua và xử lý nợ xấu tại DATC Theo Quyết định 109/2003/QĐ-TTg ngày 05/06/2003 của ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vấn đề mua và xử lý nợ xấu tại công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp (DATC) HỘI THẢO 'NGÂN HÀNG VIỆT NAM: BỐI CẢNH VÀ TRIỂN VỌNG' VẤN ĐỀ MUA VÀ XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI CÔNG TY MUA BÁN NỢ VÀ TÀI SẢN TỒN ĐỌNG CỦA DOANH NGHIỆP (DATC) TS. Hồ Hữu Tiến Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Th.S. Trần Quốc Thái Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng doanh nghiệp TÓM TẮT Thực trạng nợ xấu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam trong những năm gần đây có chiều hướng gia tăng và trong tình trạng báo động. Do đó, xử lý nợ xấu là nhiệm vụ cấp bách, được sự quan tâm của Chính phủ, các Bộ ngành, Ngân hàng Nhà nước và nhiều chủ thể trong nền kinh tế. DATC là công cụ của Chính phủ, thực hiện nhiệm vụ mua và xử lý nợ xấu, góp phần làm giảm tỷ lệ nợ xấu của NHTM, hỗ trợ tái cơ cấu và phục hồi doanh nghiệp. Bài viết này nhằm đánh giá thực trạng mua và xử lý nợ xấu của DATC giai đoạn từ năm 2004 đến năm 2013. Trên cơ sở đó, phân tích nguyên nhân, đề xuất giải pháp hoàn thiện hoạt động mua và xử lý nợ xấu tại DATC. Từ khóa: Thực trạng phát triển kinh tế; tăng trưởng; truyền thông marketing; du lịch; lợi thế; Kontum. 1. Đặt vấn đề Nợ xấu là nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng tài chính tại nhiều nước trên thế giới. Một trong những giải pháp để các quốc gia ứng phó với khủng hoảng tài chính là thành lập các tổ chức xử lý nợ xấu. Việc xử lý nợ xấu thông qua các tổ chức xử lý nợ tập trung đã được thực hiện thành công tại các nước Châu Á trong bối cảnh khủng hoảng tài chính năm 1997 như Hàn Quốc với Công ty quản lý tài sản Hàn Quốc (Korean Asset Management Corporation: KAMCO), Thái Lan với Cơ quan tái cấu trúc tài chính của Thái Lan (Finance Restructuring Agency: FRA) và Công ty quản lý tài sản Thái Lan (Thai Asset Management Company: TAMC), Malaysia với Danaharta, Indonesia với Cơ quan tái cấu trúc ngân hàng Indonesia (Indonesian Bank Restructuring Agency: IBRA) … Đối với Việt Nam, để giải quyết nợ xấu của các NHTM, góp phần hỗ trợ tái cơ cấu doanh nghiệp, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 109/2003/QĐ-TTg ngày 05/06/2003 thành lập DATC nhằm mua lại nợ xấu của các NHTM để xử lý. Hoạt động xử lý nợ xấu của DATC trong thời gian qua tuy đạt được những thành công nhất định nhưng vẫn còn nhiều hạn chế. Do đó, việc tìm ra những giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động mua và xử lý nợ xấu tại DATC sẽ có ý nghĩa góp phần làm giảm nhanh hơn tỷ lệ nợ xấu, lành mạnh tình hình tài chính của các NHTM và phục hồi doanh nghiệp. 2. Thực trạng nợ xấu của Việt Nam và hoạt động của DATC 2.1. Thực trạng nợ xấu của Việt Nam Theo số liệu thống kê chính thức của NHNN, từ năm 2008 đến năm 2013, quy mô và tỷ lệ nợ xấu của các TCTD có xu hướng tăng nhanh, tốc độ tăng nợ xấu bình quân từ năm 2008 đến năm 2013 là 38,25% cao hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng bình quân là 23,36%. Theo ý kiến của Thống đốc NHNN Việt Nam thì nợ xấu của toàn hệ thống TCTD Việt Nam đến cuối tháng 3/2012 khoảng 10% tổng dư nợ, trong khi đó Thanh tra NHNN đưa ra con số nợ xấu này là khoảng 202.000 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 8,6% tổng dư nợ. Bên cạnh đó, Cơ quan thanh tra giám sát NHNN lại đưa ra con số nợ xấu khoảng 270.000 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 11,8% tổng dư nợ. Theo đánh giá của Moody’s Investors Service được công bố vào ngày 18/02/2014 (www.moodys.com), nợ xấu của toàn hệ thống TCTD Việt Nam vào cuối năm 2013 chiếm tỷ lệ 373 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG 15% tổng tài sản, tương đương 863.380 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 24,85% tổng dư nợ toàn hệ thống TCTD. Tuy nhiên, theo NHNN nếu tính toán thận trọng thì tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống TCTD Việt Nam (kể cả nợ cơ cấu lại theo Quyết định 780/QĐ-NHNN ngày 23/04/2012 của NHNN) đến cuối năm 2013 ở mức 9% tổng dư nợ toàn hệ thống, tương đương 313.018 tỷ đồng. Có thể thấy rằng, nợ xấu của Việt Nam được công bố là thiếu chuẩn xác. Tại một thời điểm, con số nợ xấu được các cơ quan nhà nước công bố hoàn toàn khác nhau, nợ xấu do tổ chức quốc tế có uy tín xác định cao hơn so với con số báo cáo của NHNN. Nguyên nhân của sự khác biệt này là do tiêu chí phân loại nợ xấu của Việt Nam chủ yếu dựa vào tiêu chí định lượng (số ngày quá hạn thanh toán), trong khi đó tiêu chí định tính (đánh giá khả năng trả nợ của khách nợ bị suy giảm) chưa được các NHTM quan tâm đúng mức. Có thể nhận định những nguyên nhân chủ yếu làm cho nợ xấu của hệ thống TCTD Việt Nam tăng cao trong thời gian vừa qua: - Do kinh tế suy giảm, làm cho tình hình SXKD của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn nên đã ảnh hưởng đến khả năng trả nợ ngân hàng. - Công tác thanh tra, giám sát ngân hàng trong thời gian dài chưa được chú trọng đúng mức nên hạn chế việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các vi phạm trong hoạt động cấp tín dụng của các TCTD. - Đa số các TCTD theo đuổi chiến lược tăng trưởng tín dụng nhanh trong khi năng lực quản trị rủi ro còn nhiều hạn chế và chậm được cải tiến nên rủi ro tín dụng xảy ra là điều không thể tránh khỏi. - Một số TCTD tập trung đầu tư vào các lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro như bất động sản. Khi thị trường bất động sản đóng băng và giá bất động sản giảm sâu thì khả năng trả nợ của các doanh nghiệp suy giảm. - Sở hữu chéo, đầu tư ngoài ngành của các NHTM và DNNN diễn ra phổ biến đã dẫn tới các khoản cho vay, đầu tư lòng vòng, tạo ra rủi ro dây chuyền. - Một số cán bộ ngân hàng suy thoái đạo đức nghề nghiệp, cấu kết móc ngoặc với doanh nghiệp để trục lợi cá nhân, cho vay dưới chuẩn, không đúng quy định. 2.2. Hoạt động mua và xử lý nợ xấu tại DATC Theo Quyết định 109/2003/QĐ-TTg ngày 05/06/2003 của ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Xử lý nợ xấu Dự án hỗ trợ xử lý nợ Xử lý rủi ro tín dụng Kinh tế vĩ mô Thủ tục xử lý tài chínhGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo trình Kinh tế vi mô - TS. Lê Bảo Lâm
144 trang 719 21 0 -
Giáo trình Kinh tế vi mô - PGS.TS Lê Thế Giới (chủ biên)
238 trang 572 0 0 -
Phương pháp nghiên cứu nguyên lý kinh tế vi mô (Principles of Microeconomics): Phần 2
292 trang 539 0 0 -
Đề cương môn Kinh tế học đại cương - Trường ĐH Mở TP. Hồ Chí Minh
6 trang 327 0 0 -
Xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng tại Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
6 trang 243 1 0 -
38 trang 237 0 0
-
Giáo trình Kinh tế học vĩ mô - PGS.TS. Nguyễn Văn Dần (chủ biên) (HV Tài chính)
488 trang 234 1 0 -
Bài giảng Kinh tế vi mô - Trường CĐ Cộng đồng Lào Cai
92 trang 225 0 0 -
Bài giảng môn Nguyên lý kinh tế vĩ mô: Chương 2 - Lưu Thị Phượng
51 trang 180 0 0 -
229 trang 179 0 0