Danh mục

Vấn đề phát triển bền vững và marketing trong thời đại hiện nay

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 570.74 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đề tài này nêu lên phát triển bền vững, Marketing đề cao trách nhiệm xã hội (Marketing đạo đức - xã hội), Marketing xanh là những xu hướng của thời đại. Nội hàm của chúng có những điểm tương đồng. Định hướng Marketing đề cao trách nhiệm xã hội được cụ thể hóa thành Marketing xanh. Marketing xanh mang bản chất của phát triển bền vững dưới góc nhìn marketing. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vấn đề phát triển bền vững và marketing trong thời đại hiện nay VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ MARKETING TRONG THỜI ĐẠI HIỆN NAY GS.TS. Trần Minh Đạo Trường Đại học Kinh tế Quốc dân TÓM TẮT Phát triển bền vững, Marketing đề cao trách nhiệm xã hội (Marketing đạo đức - xã hội), Marketing xanh là những xu hướng của thời đại. Nội hàm của chúng có những điểm tương đồng. Định hướng Marketing đề cao trách nhiệm xã hội được cụ thể hóa thành Marketing xanh. Marketing xanh mang bản chất của phát triển bền vững dưới góc nhìn marketing. Phát triển bền vững, Marketing đề cao trách nhiệm xã hội/Marketing xanh chi phối mọi quyết định kinh doanh của doanh nghiệp, hành vi người tiêu dùng và các quyết định quản lý của nhà nước. Đó là những chủ đề được hướng vào làm rõ trong khuôn khổ bài viết này. Từ khóa: phát triển bền vững, Marketing đề cao trách nhiệm xã hội, Marketing đạo đức - xã hội, Marketing dựa trên sự kết hợp ba lợi ích: người tiêu dùng, doanh nghiệp và xã hội, Marketing xanh (Green Marketing) ABSTRACT Sustainable Development, Social Responsibility Marketing (Ethical - Social Marketing), Green Marketing are the global trends. Their connotations have a few similarities. Marketing orientation that emphasizes social responsibility is concretized into green marketing. Green marketing has the essence of sustainable development from the perspective of marketing. Sustainable development, marketing that emphasizes social responsibility/Green marketing dominates corporate business decisions, consumer behavior and state management decisions. Those are topics that would be clarified in this paper. Keywords: Sustainable Development, Social Responsibility Marketing, Ethical - Social Marketing, Marketing based on a combination of three benefits: Consumers, businesses and society, Green Marketing 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Phát triển bền vững là vấn đề bức bách và mang tính thời sự cao, là một trong những trọng tâm chú ý của mọi quốc gia và toàn cầu từ khi chủ đề này xuất hiện. Từ khi xuất hiện đến nay, khái niệm này ngày càng được cập nhật, hoàn thiện và cụ thể hóa. Trong lĩnh vực Marketing cũng đã xuất hiện nhiều quan điểm học thuật mới, như: Marketing đạo đức - xã hội hay Marketing đề cao trách nhiệm xã hội, Marketing xanh (Green Marketing). Vậy giữa Marketing đạo đức - xã hội, Marketing xanh có mối quan hệ như thế nào với phát triển bền vững? Nội hàm của Marketing đạo đức - xã hội và Marketing xanh là gì, chúng có quan hệ với nhau như thế nào? Và triển vọng hay những nguyên tắc đặt ra trong ứng dụng Marketing đạo đức - xã hội và Marketing xanh là gì cho cơ quan quản lý, các doanh nghiệp, người tiêu dùng và rộng hơn là người dân Việt Nam. Đó là chủ đề của bài viết này. 327 2. PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Phát triển bền vững là một khái niệm mới. Theo vi.m.wikipedia.org, thuật ngữ “phát triển bền vững” xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1980 trong ấn phẩm Chiến lược bảo t n Thế giới công bố bởi Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế - IUCN với nội dung rất đơn giản: “Sự phát triển của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà còn phải tôn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường sinh thái học.” Khái niệm này được phổ biến rộng rãi vào năm 1987 nhờ Báo cáo của Brundtland (còn gọi là Báo cáo Our Common Future) của Ủy ban Môi trường và phát triển Thế giới - WCED (nay là Ủy ban Brundtland). Báo cáo này ghi rõ: Phát triển bền vững là “sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai”. Nói cách khác, phát triển bền vững phải bảo đảm có sự phát triển kinh tế hiệu quả, xã hội công bằng và môi trường được bảo vệ, giữ gìn. Để đạt được điều này, tất cả các thành phần kinh tế - xã hội, nhà cầm quyền, các tổ chức xã hội… phải bắt tay nhau thực hiện nhằm mục đích dung hòa ba lĩnh vực chính, bao gồm: kinh tế, xã hội và môi trường. Năm 1989, do tầm quan trọng của vấn đề nên Báo cáo Our Common Future đã được đưa ra bàn bạc tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và đã dẫn đến sự ra đời của Nghị quyết 44/228 - tiền đề cho việc tổ chức Hội nghị về Môi trường và Phát triển của Liên Hợp Quốc. Năm 1992, tại Rio de Janeiro, thủ đô Brasil với sự tham gia của đại diện hơn 200 quốc gia và nhiều tổ chức phi chính phủ, Liên Hợp Quốc đã chính thức tổ chức Hội nghị về Môi trường và Phát triển. Tại Hội nghị quan trọng này, các đại biểu tham gia đã đi đến thống nhất về các nguyên tắc cơ bản và phát động một chương trình hành động vì sự phát triển bền vững có tên gọi là Chương trình Nghị sự 21 và đưa ra bản Tuyên ngôn Rio về môi trường và phát triển. Hội nghị này cũng thông qua một số Văn kiện quan trọng, chẳng hạn như Hiệp định về sự đa dạng sinh học, bộ khung của Hiệp định về biến đổi khí hậu, tuyên bố về nguyên tắc quản, bảo t n rừng… Sau 10 năm triển khai đến năm 2002 tại Johannesburg, Nam Phi, Hội nghị thượng đỉnh Thế giới về Phát triển bền vững đã được tổ chức để nhìn lại những việc đã làm theo phương hướng mà tuyên ngôn Rio và Chương trình nghị sự 21 đề ra đồng thời đề ra các mục tiêu ưu tiên cho giai đoạn tiếp theo, bao gồm: xóa nghèo đói, phát triển những sản phẩm tái sinh hoặc thân thiện với môi trường nhằm thay thế các sản phẩm gây ô nhiễm, bảo vệ và quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, vấn đề toàn cầu hóa gắn với các vấn đề liên quan đến sức khỏe và phát triển. Đại diện các quốc gia tham gia Hội nghị cũng cam kết về chiến lược phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Việt Nam cam kết và bắt tay vào hành động với Dự án VIE/01/021 “Hỗ trợ xây dựng và thực hiện Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam” bắt đầu vào tháng 11/2001 và kết thúc vào tháng 12/2005. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: