Danh mục

Vấn đề truy tìm ung thư phổi và hiệu quả

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 180.87 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Vấn đề truy tìm ung thư phổi và hiệu quảNguyễn Văn Tuấn “Báo nguy! Tỉ lệ người Việt khám ung thư quá thấp.” Đó là tiêu đề của một bản tin trên một tờ báo tiếng Việt tại California. “Báo nguy”! “Ung thư”! Toàn những danh từ nghe qua phát sợ. Bài báo còn cho biết “Ung thư đứng hàng thứ hai sau bệnh tim về nguyên nhân tử vong ở California và trên toàn quốc. Phương thức cốt yếu để đề phòng ngừa là các cuộc xét nghiệm rà ung thư hầu phát hiện sớm khi bệnh dễ chữa...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vấn đề truy tìm ung thư phổi và hiệu quả Vấn đề truy tìm ung thư phổi và hiệu quả Nguyễn Văn Tuấn “Báo nguy! Tỉ lệ người Việt khám ung thư quá thấp.” Đó là tiêu đề củamột bản tin trên một tờ báo tiếng Việt tại California. “Báo nguy”! “Ung thư”!Toàn những danh từ nghe qua phát sợ. Bài báo còn cho biết “Ung thư đứng hàngthứ hai sau bệnh tim về nguyên nhân tử vong ở California và trên toàn quốc.Phương thức cốt yếu để đề phòng ngừa là các cuộc xét nghiệm rà ung thư hầuphát hiện sớm khi bệnh dễ chữa trị nhất, và trong nhiều trường hợp, có thể chữakhỏi hoàn toàn.”. Phát hiện ung thư sớm, điều trị có khả năng thành công cao. Đó là thôngđiệp mà một số người trong giới y tế không ngừng cho chúng ta biết. Thoạt đầumới đọc qua những bản tin như trên thì thấy quá có lí: phát hiện sớm, chữa trịsớm, hết bệnh. Có gì phải bàn cãi đâu! Ấy thế mà có đấy. Nói phát hiện sớm đểcó thể chữa trị sớm là gián tiếp đề cập đến một giả định: đã có phương pháp chữatrị hiệu quả. Nhưng cũng như nhiều chuyện khác, đó là một giả định không đúng,và câu phát biểu trên quá đơn giản, đơn giản đến độ nguy hiểm. Hai nghiên cứumới nhất vừa công bố trên tờ tập san New England Journal of Medicine (NEJM)và tập san của Hiệp hội Y khoa Mĩ (Journal of the American Medical Associationhay JAMA) cung cấp cho chúng ta vài bài học đắt giá về cách hiểu và diễn dịchhiệu quả của các chương trình truy tìm ung thư. Trong số các bệnh ung thư, ung thư phổi là một bệnh nguy hiểm nhất.Nguy hiểm là vì số trường hợp tử vong do bệnh này gây ra thuộc vào hàng caonhất so với các bệnh ung thư khác [1]. Ở nước ta, ung thư phổi ở đàn ông là loạiung thư phát sinh với tần số cao nhất (với tỉ lệ 39 trên 100,000 dân số tại Thànhphố Hồ Chí Minh) so với tất cả các bệnh ung thư khác [2]. Do đó, có thể hiểuđược tại sao chúng ta tìm mọi phương cách để phát hiện bệnh càng sớm càng tốt,với hi vọng sẽ điều trị tr ước khi ung thư phát triển đến giai đoạn khó cứu chữa.Một trong những phương pháp đó là chương trình truy tìm ung thư bằng X quanghay các thiết bị hiện đại khác mà giới y tế Tây phương gọi là “screening”. (Động từ screen không phải dễ dịch, vì nó không có nghĩa chiếu phim hayche chắn; nó có nghĩa đen là sàng lọc. Khái niệm screening cũng giống như kháiniệm truy tầm những tên khủng bố trong nước Mĩ vậy. Nói một cách tóm tắt, giớichức dựa vào những thông tin liên quan đến đối tượng và từ đó ước đoán xác suấtđối tượng có thể là một người có tiềm năng khủng bố. Do đó, tôi dịch chữ cancerscreening là truy tìm ung thư, vì trong thực tế nó là một cách truy tìm.) Vấn đề đặt ra là các chương trình truy tìm ung thư như thế có hiệu quả haykhông. Năm ngoái (2006), một bài bào công bố trên tập san NEJM kết luận rằngchương trình truy tìm ung thư phổi bằng CT (một dạng X quang ba chiều) có thểcứu sống bệnh nhân ung thư phổi [3]. Ngay sau khi công trình nghiên cứu đượccông bố, các nhóm vận động truy tìm ung thư ở Mĩ phát động một chiến dịchthông qua các tài tử điện ảnh và các ngôi sao thể thao để kêu gọi mọi người nêntham gia vào các dự án truy tìm ung thư phổi. Nhưng mới tuần qua (7/3/2007), tập san JAMA công bố một nghiên cứukhác [4] với kết luận rằng truy tìm ung thư bằng máy chụp cắt lớp điện toán tiaxoay (spiral CT) không nh ững vô hiệu quả, mà còn có thể gây tác hại cho bệnhnhân vì những phẫu thuật không cần thiết và có khi nguy hiểm. Tại sao hai công trình nghiên cứu qui mô, được công bố trên hai tập san yhọc hàng đầu của Mĩ (và thế giới) lại đi đến hai kết luận hoàn toàn trái ngượcnhau? Để trả lời câu hỏi này, thiết tưởng chúng ta cần phải hiểu rõ khái niệm truytìm ung thư và những khía cạnh “kĩ thuật” đằng sau mục tiêu của các chương trìnhtruy tìm ung thư. Để trả lời câu hỏi này, cần phải thông hiểu hai khái niệm căn bản trongdịch tễ học: khả năng sống sót (survivorship) và tử vong (mortality). Hai kháiniệm này có liên quan, nhưng khác nhau, và phân biệt được có thể giúp cho chúngta không hiểu lầm về các báo cáo y khoa. Có thể hiểu hai khái niệm này qua mộtví dụ sau đây: Giả dụ một quần thể gồm 100 người, và tất cả đều tham gia vàochương trình truy tìm ung thư trong vòng 10 năm. Trong thời gian đó, chươngtrình truy tìm ung thư phát hiện được 30 người bị ung thư; và trong số này có 20người tử vong vì ung thư trong thời gian theo dõi. Sau thời gian theo dõi nghiêncứu (sau 10 năm) còn có thêm 5 người nữa tử vong. Tỉ lệ sống sót trong thời giantheo dõi là 80%; tỉ lệ sống sót ở bệnh nhân được chẩn đoán ung thư là 33.3%. Thếnhưng, con số thực tế là 75% và 16.7%, tương ứng; nhưng con số này không cóbáo cáo vì chương trình truy tìm ung thư đã kết thúc! Do đó, nếu chỉ dựa vào tỉ lệ sống sót rất dễ sai lầm. Một “hiệu ứng” kháccủa vấn đề thẩm định hiệu quả của các chương trình truy tìm ung thư là vấn đề màgiới dịch tễ học gọi là “lead-time bias” (tôi tạm dịch là “hiệu dịch thời gian” mượnkhái ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: