Danh mục

Vấn đề tục hoá trong văn học trung đại Việt Nam

Số trang: 21      Loại file: pdf      Dung lượng: 270.59 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong các loại từ điển công cụ, kể cả các từ điển chuyên ngành có tiếng nhất hiện nay, các thuật ngữ “cái thiêng” (Pháp ngữ : le sacré, Hán ngữ: linh, thánh ) và “cái tục” (Pháp ngữ: le profane, Hán ngữ: tục, phàm) đều chưa thu hút được sự quan tâm sâu sắc của các soạn giả.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vấn đề tục hoá trong văn học trung đại Việt NamVấn đề tục hoá trong văn học trungđại Việt Nam1.- Cái thiêng/ cái tục như những phạm trù mỹ học và hành trình của cái tục trongvăn học viết Việt Nam.1.1.- Trong các loại từ điển công cụ, kể cả các từ điển chuyên ngành có tiếng nhất hiệnnay, các thuật ngữ “cái thiêng” (Pháp ngữ : le sacré, Hán ngữ: linh, thánh ) và “cái tục”(Pháp ngữ: le profane, Hán ngữ: tục, phàm) đều chưa thu hút được sự quan tâm sâusắc của các soạn giả. Cuốn Từ vựng mỹ học (do Étienne Souriau là người cuối cùngchủ biên, một cuốn sách công cụ đồ sộ được bắt đầu khởi thảo từ năm 1931, trải khôngbiết bao nhiêu biến cố thăng trầm, vẫn được nhiều thế hệ các nhà mỹ học nổi tiếng bậcnhất trong lịch sử mỹ học Pháp thời hiện đại và các tổ chức, cơ quan chuyên môn củanước Pháp kế thừa và kế tục nhau hoàn thiện, mãi đến năm 1990 mới được coi là tạmhoàn tất để được Presses universitaire de France xuất bản, 1420 trang khổ lớn, chữnhỏ) là tài liệu duy nhất mà tôi đã tìm thấy những định nghĩa (vẫn còn là nôm na) vềnhững từ ngữ này. Trong mục từ “cái thiêng” (được Marina Scriabine biên soạn và tậpthể Ủy ban biên tập bổ túc), ta đọc thấy một định nghĩa chung ngắn gọn (trước khi trìnhbày cụ thể hơn đối với “quan điểm về nền nghệ thuật thiêng, nền nghệ thuật thiêng vànhững nghiêm huấn tôn giáo” cùng một mục cuối nữa tỏ rõ sự phân vân của các soạngiả “Nghệ thuật, thứ giá trị thiêng liêng?”) như sau: “1.- Nghĩa chung : Cái thiêng là mộttrật tự của các sự vật biệt lập với thế giới thông tục (pro - fanum, cái hiện diện ở ngoàivùng cấm, tức cái khả cận với mọi người). Cái thiêng là cái gì thuộc về một phươngthức tồn tại siêu đẳng, khả kính dường như có một giá trị tuyệt đối, và cũng dường nhưsở hữu một sức mạnh phi phàm. Vì vậy mà người ta chỉ có thể tiến hành giao tiếp vớicái thiêng với sự cung kính và thông qua những nghi thức đặc biệt. Với những người,những vật, những sự kiện, những địa điểm và những thời khắc có thể đã là những cáithiêng, người ta chỉ có thể tiếp cận, đụng chạm tới, chỉ có thể tham gia vào đó dưới mộtvài điều kiện và một vài quy phạm nhất định. Những cuốn sách thiêng đối với tín đồ củamột tôn giáo là những cuốn sách chứa đựng những điều khải thị về nguồn gốc có tínhthần linh, những tiền định cơ bản (Kinh Thánh, Kinh Coran...)1. Cái tục được AnneSouriau định nghĩa: “Theo nghĩa từ nguyên học, là cái dừng lại trước nơi đền miếu màkhông thâm nhập vào nơi ấy. Do đó, một cách chung hơn, nó thuộc về đời sống thôngthường, đối lập với cái thiêng. Tương tự, nó không phải là cái được khai thông trongmột lĩnh vực, không có những nhận thức ở đấy. Người ta nói rằng ai đó là một tục nhânvề chất liệu nghệ thuật, đối với một nghệ thuật nào đó, khi người đó không biết tý gì,hoặc không biết gì đáng kể cái cách thức để có thể mang lại một sự phán xét xácđáng”2.Cái thiêng hay cái tục, chất thánh hay chất phàm trước hết là những khái niệm mangtính chất tôn giáo, tín ngưỡng, là những phạm trù tôn giáo học.Nhưng từ rất sớm,chúng cũng đã kịp chuyển hóa thành những phạm trù văn hóa, và liền ngay đó, lànhững phạm trù đạo đức. Thật khó mà tìm thấy một tộc người nào đó từng tồn tại trênmặt đất mà trong nhận thức, thể hiện qua ngôn ngữ, lại không có những từ ngữ để biểuhiện những quan niệm mang tính đối biệt ấy.Cũng từ rất sớm, sự đối lập giữa cái thiêng và cái tục đã hiện hữu trong nghệ thuật nóichung, trong sáng tác văn chương nói riêng. Cho đến tận khi trên mặt đất đã xuất hiệnxã hội công dân, nhà nước thế tục – vô thần, những cá nhân và cộng đồng phi tínngưỡng, không tôn giáo, thì như một quán tính, như một “lẽ tự nhiên”, những phạm trùnày vẫn cơ hồ mặc nhiên tồn tại trong hầu khắp mọi lĩnh vực của đời sống tinh thần xãhội, chi phối những định hướng của sự sáng tạo.Ngay trong hệ tư tưởng macxit, tronghệ thống phạm trù, khái niệm thuật ngữ của các hình thái ý thức xã hội của nó cũng tồntại một cách phổ biến – dù có thể được diễn đạt bằng những từ ngữ, khái niệm khác –ý niệm về cái thiêng và cái tục.Về mặt trạng thái của đối tượng, cái thiêng thường xuyên là cái tồn tại trong trạng tháiđộng, có độ biến hóa cao, và dần dần, được định hướng tới chỗ vô hình. Tuy mọi cảmnhận và tri thức, tín niệm của con người đều có xuất phát điểm trước hết từ thế giới vậtchất hữu hình và thế giới vật chất đó đến với con người qua sự tiếp nhận của các giácquan, nhưng cũng chính vì thế mà những bộ phận, trạng thái hay thuộc tính của đốitượng một khi vượt ra ngoài tầm kiểm soát và chiếm lĩnh của các giác quan, thì đều cótiềm năng trở thành khách thể của những hoạt động mang màu sắc tinh thần của conngười, như tưởng tượng, phán đoán, suy lý... Cái tục, ngược lại, là cái thường nằmtrong tầm quan sát, chiếm lĩnh hay chế ngự được, cũng thường xuất hiện trong trạngthái cái hữu hình, vận động tương thích với khả năng kiếm soát của chủ thể. “Bất trắc vịchi thần” – không đo lường được gọi là thần – một trong những “định nghĩa” mang tính“duy v ...

Tài liệu được xem nhiều: