Quốc huy là biểu tượng, biểu trưng, là Huy hiệu của một quốc gia, của một dân tộc có chủ quyền được thế giới công nhận. Mỗi nước đều có Quốc huy mà nội dung phản ánh những đặc trưng riêng có của nước đó. Đây là hình Quốc huy (bản chuẩn) được in trong tờ Công báo của Chính phủ Nội dung được khái quát cơ bản như về lịch sử, về địa lý, thiên nhiên, về phương thức hoạt động kinh tế, xã hội v.v.. Trên thực tế có nước lấy đặc trưng kinh tế, kỹ thuật,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
VẤN ĐỀ VỀ QUỐC HUY
VẤN ĐỀ VỀ
QUỐC HUY
Quốc huy là biểu tượng, biểu trưng, là Huy hiệu của
một quốc gia, của một dân tộc có chủ quyền được thế
giới công nhận. Mỗi nước đều có Quốc huy mà nội
dung phản ánh những đặc trưng riêng có của nước đó.
Nội dung được khái quát cơ bản như về lịch sử, về địa
Đây là hình Quốc
lý, thiên nhiên, về phương thức hoạt động kinh tế, xã
huy (bản chuẩn)
hội v.v..
được in trong tờ
Công báo của Chính
Trên thực tế có nước lấy đặc trưng kinh tế, kỹ thuật,
phủ
hoặc dựa vào đặc điểm kiến trúc mang tính đặc thù,
phong cảnh, con vật v.v.. làm điểm nhấn trọng tâm
cho Quốc huy, có nước lấy hình Quốc kỳ làm chủ đạo trong Quốc huy như
Trung Quốc, Việt Nam v.v.. Ngoài hình vẽ nội dung chính còn có những họa
tiết khái quát đặc trưng của dân tộc như hình Thiên An Môn của Trung
Quốc, quan hệ công nông của Việt Nam, v.v.. với màu sắc trong sáng rực rỡ.
ở đây tôi xin nói cụ thể về Quốc huy của Việt Nam và chủ yếu cũng chỉ đi
sâu vào một số nét cấu trúc của Quốc huy.
Khi nói đến Quốc huy của Việt Nam thì ai cũng hình dung ra hình dáng bố
cục khuôn mẫu, màu sắc, song hiểu một cách chính xác cấu trúc của Quốc
huy thì cũng không phải ai cũng biết hết.
Đây là một tác phẩm nghệ thuật tạo hình mà các họa sĩ tài danh của nước ta
đã nghiên cứu khá công phu và được bố cục, cấu trúc khá hoàn hảo cả màu
sắc và lẫn đường nét rất khoa học đến từng chi tiết. Quốc Huy được bố cục
viền xung quanh là hai bó lúa có nhiều nhánh, nhiều hạt tạo một hình tròn
đan xen chéo nhau. Hai bó lúa được buộc lại bằng thân cây lúa (làm năm nốt
cách điệu).
Cuốn thư màu đỏ có dòng chữ “Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà” nay
được sửa lại cho phù hợp thành “Nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam” nằm ở phần dưới của hai bó lúa. Đây chính là logic của cấu trúc mà
các họa sĩ khéo tạo dáng, lúa và bánh xe có răng cưa mang ý nghĩa về nông
nghiệp và công nghiệp để làm rõ nội dung Quốc huy. Song có nhiều người
vẽ Quốc huy treo ở công sở và in ấn giấy khen, bằng khen, họ không hiểu
bản chất của cấu trúc Quốc huy nên vẽ phần dưới quốc huy là cái đế riêng
độc lập không hiểu vẽ cái gì mà có khúc có đoạn lồi lõm, không ăn nhập vào
đâu. Do đó khi nhìn kỹ phía trái người xem không thấy sự chuyển tiếp của
các thân bông lúa từ trái sang phải và ngược lại mà cuốn thư che chưa hết.
Tôi lấy một ví dụ: Cục Di sản Bộ Văn hoá thể thao và du lịch cho in Quốc
huy trong Bằng công nhận di tích cấp Tỉnh phát hành rộng rãi cả nước
không đúng mẫu quy định. Đó là chưa nói đến hình Quốc huy không tròn
mà là hình bầu dục, người xem Quốc huy không hiểu phần dưới vẽ cái gì
trông rất kỳ lạ. Điều quan trọng là Quốc huy của nước ta, người Việt Nam
phải hiểu cấu trúc về hình thức và nội dung của Quốc huy hơn ai hết.
Khái quát lại, Quốc huy Việt Nam về kết cấu có mấy phần chính. Đó là quốc
kỳ làm chủ đạo có màu đỏ, ngôi sao vàng năm cánh, hình vẽ bánh xe tượng
trưng cho công nghiệp (giai cấp công nhân), bó lúa tượng trưng cho nông
nghiệp (giai cấp nông dân) và được liên kết chặt chẽ thông qua các đường
nét, màu sắc thành khối liên minh công nông bền chặt trong một thể thống
nhất của dân tộc Việt Nam.
Về màu sắc, Quốc huy có màu chính là đỏ, vàng, màu đất đậm hoặc màu
nâu.
Phương pháp thể hiện là mảng bẹt của đồ họa có nét đậm phân cách. Cũng
cần lưu ý thêm đã mảng bẹt thì không nên gợi khối tùy tiện như Quốc huy ở
Bằng công nhận di tích mà Cục Di sản ấn hành. Đưa màu đỏ vào hình ngôi
sao là sai cả về nghệ thuật lẫn nội dung Quốc huy (bản gốc). Nếu Quốc huy
thể hiện hình khối (phù điêu) là cách thức thể hiện tổng thể khối cùng phong
cách có sáng tối, đậm nhạt tự nhiên. Tâm của bánh xe tròn theo tỷ lệ thích
hợp, không cắt một phần hình tròn như mẫu kèm theo minh họa của bài viết.
Thế đó, vẽ Quốc huy đâu dễ nhưng không phải là khó, người vẽ và người
quản lý, người sử dụng, phải hiểu Quốc huy của nước mình thì khi đưa Quốc
huy vào công việc trang trí nơi công sở, gia đình hay in ấn, không có gì phải
bàn.
Mẫu Quốc huy chuẩn nhất hiện nay đó là Quốc huy in trong Công báo của
Chính phủ Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Thiết nghĩ Bộ Văn Hóa Thể thao Du lịch cần có những hướng dẫn chuẩn
mực để các cơ quan, tổ chức, nhân dân vẽ in ấn sử dụng Quốc huy đúng mẫu
quy định của Nhà nước, có như vậy mới tôn vinh giá trị văn hóa của Quốc
huy, một công trình nghệ thuật đáng tự hào của dân tộc ta. Riêng về Quốc
huy càng sử dụng đúng thì càng đẹp, càng tốt, càng giá trị.
Hoàng Hoa Mai
...