Thông tin tài liệu:
"Vận động hành lang" có lẽ bắt nguồn từ bối cảnh ra đời và hoạt động của nghị viện truyền thống Anh quốc. Trong cơ chế hai viện khởi nguyên của Anh quốc, thành viên Viện nguyên lão (Thượng viện) thường chủ yếu đại diện cho quyền lợi của các lãnh chúa rất gắn bó với quyền lợi hoàng gia và hưởng tước lộc cả đời từ hoàng gia, do đó dân chúng ít được tiếp cận với họ.1. Vận động hành lang trong hoạt động lập pháp các nước "Vận động hành lang" có lẽ bắt nguồn từ bối...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
"Vận động hành lang" trong hoạt động lập pháp các nước và xu hướng ở Việt Nam Vận động hành lang trong hoạt động lập pháp các nước và xu hướng ở Việt NamVận động hành lang có lẽ bắt nguồn từ bối cảnh ra đời và hoạt động của nghịviện truyền thống Anh quốc. Trong cơ chế hai viện khởi nguyên của Anh quốc,thành viên Viện nguyên lão (Thượng viện) thường chủ yếu đại diện cho quyền lợicủa các lãnh chúa rất gắn bó với quyền lợi ho àng gia và hưởng tước lộc cả đời từhoàng gia, do đó dân chúng ít được tiếp cận với họ.1. Vận động hành lang trong hoạt động lập pháp các nướcVận động hành lang có lẽ bắt nguồn từ bối cảnh ra đời và hoạt động của nghịviện truyền thống Anh quốc. Trong cơ chế hai viện khởi nguyên của Anh quốc,thành viên Viện nguyên lão (Thượng viện) thường chủ yếu đại diện cho quyền lợicủa các lãnh chúa rất gắn bó với quyền lợi hoàng gia và hưởng tước lộc cả đời từhoàng gia, do đó dân chúng ít được tiếp cận với họ. Bổ sung cho sự thiếu hụt nàylà cơ chế Viện dân biểu (Common House), nguyên nghĩa là nghị viện của (và đạidiện quyền lợi của) th ường dân. Thành viên Viện dân biểu do dân bầu trực tiếpvà họ có được bầu tiếp hay không tùy thuộc vào sự tin cậy của cử tri. Sau này, chodù đồng thời phải tuân thủ các lợi ích chính trị của các đảng phái khác nhau nh ưngthành viên Viện dân biểu vẫn phải coi việc đại diện quyền lợ i của cử tri bầu ra họlà yếu tố quan trọng quyết định việc thắng cử trong đợt bầu cử tiếp theo. V ì vậy,các thành viên Viện dân biểu luôn coi trọng sự ủng hộ của cử tri. Mỗi lần từ địaphương tới họp, đại biểu Viện dân biểu th ường dành thời gian đọc tài liệu, trao đổivới các đồng nghiệp tại phòng chờ hoặc hành lang nghị viện, nơi có đặt cácdãy ghế dài, bàn đọc… Luật nghị viện cho phép các nghị sĩ có thể ra ngoài phònghọp trao đổi với nhau hoặc với bất kỳ người nào để bổ sung thông tin tại phòngchờ hành lang này.Nhiều khi đại diện các cử tri hoặc người đại diện cho họ trong vận động tại nghịviện - thường là những người có kinh nghiệm, là chuyên gia biết về vấn đề và biếtcách quan hệ- đến khu hành lang này để gặp gỡ, bày tỏ quan điểm nhằm cung cấpthông tin, thuyết phục nghị sĩ của họ bỏ phiếu ủng hộ hoặc không ủng hộ nhữngvấn đề, chính sách hoặc dự luật đang đ ược bàn thảo. Từ đó, những người hoặc tổchức chuyên nghiệp làm nhiệm vụ “con thoi” giữa cử tri với nghị sĩ nhằm tác độngtới chính sách và dự luật tại nghị viện được gọi là người vận động hành lang[1].Hoạt động* nhằm mục đích tác động tới các nghị sĩ để ủng hộ hoặc không ủng hộmột chính sách, được gọi là hoạt động vận động hành lang.Ở Hoa Kỳ, sự tham gia của công dân vào chính trị nói chung và quá trình ra quyếtđịnh nói riêng là một trong những đặc trưng của hệ thống dân chủ truyền thốngMỹ. Hiện đã có hàng chục nghìn nhóm công dân tự nguyện liên kết với nhau đểcùng tác động vào chính sách theo góc nhìn lợi ích của họ[1]. Theo thống kê củaThư viện Hạ viện Mỹ (2003), có hơn 3.700 nhóm lợi ích được đăng ký hoạt độngvận động hành lang đối với các thành viên Quốc hội và chính quyền ở Thủ đôWashington D.C. Những nhóm có ảnh hưởng nhất có khả năng huy động hàngtrăm ngàn cử tri vào chiến dịch vận động của họ.**Sức mạnh của các nhóm vận độngChính khả năng vận động và liên kết cử tri là sức mạnh vận động của các nhómquyền lợi đối với nghị sĩ của mình. Nếu các nghị sĩ mong muốn được tái cử, thìviệc làm hài lòng cử tri là trách nhiệm lớn nhất đối với họ. Để thực hiện tráchnhiệm này, nghị sĩ không chỉ đơn thuần chứng minh sự mẫn cán của mình tại nghịtrường hoặc tại đơn vị bầu cử mà còn thông qua các lá phiếu[1] hoặc tham luậnbày tỏ quan điểm lập pháp phản ánh những mối quan tâm của cử tri của họ hoặchọ phải biết cách giải thích thỏa đáng cho cử tri về một hành động bỏ phiếu bấtthường nào đó của mình.Mặc dù các nghị sĩ phải chịu sự chỉ đạo của các nhóm đảng phái trong Hạ viện vàThượng viện khi bỏ phiếu, song họ vẫn phải d ành sự quan tâm đáng kể đến ý kiếncủa công luận và của cử tri tại các quận hay bang của mình. Nếu một nghị sĩ nhậnđược yêu cầu của một số lượng đáng kể cử tri về một vấn đề nào đó, trong lúc banlãnh đạo đảng yêu cầu vị này phải bỏ phiếu khác đi, thì tiếng nói của cử trithường chi phối kết quả bỏ phiếu cuối cùng. Trong cuộc bỏ phiếu về đạo luật tàichính cho nông nghi ệp năm 2001, các cử tri vùng đánh cá da trơn của Mỹ đãthành công trong việc vận động gây sức ép nghị sĩ của mình bỏ phiếu cho mộtđiều khoản bổ sung trong đó có quy định buộc phải đổi tên các sản phẩm cá datrơn nhập khẩu khác với loài* cá Catfish của Mỹ* và ghi rõ trên nhãn sảnphẩm- mở đầu cho chiến dịch và thủ tục kiện bán phá giá đối với cá da trơn củaViệt Nam và một số nước khác nhập khẩu vào Mỹ. Trong cuộc cạnh tranh vậnđộng này, nhóm lợi ích của các nhà nhập khẩu cá da trơn và người tiêu dùng Mỹđã không có sự vận động ngược lại đáng kể.*Cao hơn sự kết hợp thành nhóm cử tri có cùng lợi ích ...