Danh mục

Vận dụng dạy học theo góc trong dạy học học phần 'môi trường và con người' ở khoa mầm non, trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 575.55 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày khái niệm và quy trình dạy học theo góc, vận dụng dạy học theo góc để tổ chức một số bài học trong học phần “môi trường và con người” ở trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An. Để nắm nội dung mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vận dụng dạy học theo góc trong dạy học học phần “môi trường và con người” ở khoa mầm non, trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ AnVJETạp chí Giáo dục, Số 430 (Kì 2 - 5/2018), tr 52-56VẬN DỤNG DẠY HỌC THEO GÓC TRONG DẠY HỌCHỌC PHẦN “MÔI TRƯỜNG VÀ CON NGƯỜI”Ở KHOA MẦM NON, TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM NGHỆ ANNguyễn Thị Thu Hà - Trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ AnNgày nhận bài: 10/04/2018; ngày sửa chữa: 15/04/2018; ngày duyệt đăng: 18/04/2018.Abstract: Corner-based learning method promotes learners’ activeness via learning activities;improves learners’ participation as well as comfort in order to get thorough learning and longlasting effectiveness. In particular, through learning in corner, learners will learn by their learningstyle, and also they can improve the self-study ability and cooperative competency. In this article,author mentions application of corner-based learning in teaching module “Environment andhuman” at Faculty of Preschool Education, Nghe An College of Education based on defining theconcept and process of corner-based learning.Keywords: Teaching, corner-based learning, environment and human.1. Mở đầuTrong những năm gần đây, ngành giáo dục đang cónhững bước đổi mới mạnh mẽ về mọi mặt, trong đó việcđổi mới phương pháp dạy học có một vị trí đặc biệt quantrọng. Phải thay đổi lối dạy học truyền thụ một chiều sangdạy học theo phương pháp dạy học tích cực, dạy học từtiếp cận nội dung chuyển sang dạy học theo tiếp cận pháttriển năng lực người học.Dạy học theo góc (DHTG) được tổ chức ở giai đoạnđầu dựa vào phong cách học tập khác nhau của sinh viên(SV), qua đó họ có cơ hội thể hiện sở thích, năng lực,nhịp độ của mình để tìm cách thích ứng và thể hiện nănglực bản thân. Bản chất của việc học theo góc người họccần phải tự mình chiếm lĩnh kiến thức, qua đó phát triểnnăng lực tự học. Ngoài ra, DHTG cũng tạo điều kiện choSV tương tác với các học liệu nhằm phát triển kĩ năngđọc, thu thập và xử lí thông tin.Học phần “Môi trường và con người” ở Trường Caođẳng Sư phạm Nghệ An không những có nội dung gắnvới thực tiễn mà còn là môn học cơ bản cung cấp các kiếnthức về tài nguyên thiên nhiên và ô nhiễm môi trường,mối quan hệ giữa các sinh vật với sinh vật và mối quanhệ giữa sinh vật với môi trường, về vấn đề dân số vàchiến lược phát triển dân số để hạn chế gây ô nhiễm môitrường...những kiến thức đó là cơ sở để SV tiếp thu cácmôn học chuyên ngành như môn “Môi trường xungquanh” “Tạo hình”...Vì vậy, vận dụng DHTG vào họcphần này vừa giúp SV nắm vững kiến thức cơ bản để tiếpthu các môn học liên quan vừa có kĩ năng tổ chức hoạtđộng góc, hoạt động trải nghiệm cho trẻ khi đi thực tậpvà sau khi ra trường.522. Nội dung nghiên cứu2.1. Dạy học theo góc2.1.1. Khái niệm dạy học theo gócTheo tài liệu dạy và học tích cực của Dự án Việt - Bỉthì “DHTG là một phương pháp dạy học theo đó HS thựchiện các nhiệm vụ học tập khác nhau tại các vị trí cụ thểtrong không gian lớp học nhưng cùng hướng tới chiếmlĩnh một nội dung học tập theo các phong cách học khácnhau” [1; tr 16].Như vậy, có thể hiểu khi DHTG người học thực hiệncác nhiệm vụ độc lập, chuyên biệt tại các vị trí cụ thểtrong không gian lớp học, các nhiệm vụ học tập đượcthiết kế theo các phong cách học tập khác nhau nhưngcùng hướng tới một nội dung học tập chung, ở các góchọc tập, người học tự học, hợp tác cùng giải quyếtnhiệm vụ.2.1.2. Các loại hình dạy học theo góc:- Tổ chức DHTG thường được dựa trên phong cáchhọc của SV. Theo cách này, có bốn loại góc thường đượcthiết kế: + Góc trải nghiệm: SV tiến hành các thao tác thựcđể thu thập số liệu, từ đó khái quát, xây dựng nên kiến thứcmới; + Góc quan sát: SV quan sát các tranh ảnh, mô hình,video,… từ đó xây dựng nên kiến thức mới; + Góc phântích: SV nghiên cứu tài liệu giáo khoa, các tài liệu in đượccung cấp, từ đó phân tích để rút ra kết luận, thu nhận kiếnthức mới; + Góc vận dụng: SV vận dụng những kiến thứckĩ năng đã biết, thông qua việc thực hiện các thao tác tưduy, suy luận để từ đó xây dựng kiến thức mới.Việc tổ chức hoạt động có thể có nhiều cách khácnhau như: Tổ chức hoạt động học tập tại các góc theocách luân chuyển; Tổ chức hoạt động học tập tại các gócvượt khỏi phạm vi lớp học; Tổ chức hoạt động học tậpEmail: thuhanguyen.08@gmail.comVJETạp chí Giáo dục, Số 430 (Kì 2 - 5/2018), tr 52-56theo góc dưới hình thức “hội thảo học tập”; Tổ chức hoạtđộng học tập tại các góc là các góc tự do…- Tổ chức các góc học tập theo cách tích hợp kiếnthức các môn học trong một nội dung hay một chủ đề.2.1.3. Vai trò của người dạy và người học trong dạy họctheo góc:- Vai trò của người dạy: Người dạy có vai trò đảmbảo môi trường học tập phong phú, chọn nội dung bàihọc phù hợp, thiết kế kế hoạch bài học.- Vai trò của người học: Người học là chủ thể chủđộng tìm kiếm tri thức, độc lập, tích cực và sáng tạo trongviệc giải quyết vấn đề nhằm chiếm lĩnh tri thức.Đặc biệt là với SV sư phạm, ngoài việc học kiến thứcchuyên ngành, họ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: