Danh mục

Vận dụng giá cả thị trường để định giá đầu vào (Phần 1)

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 410.92 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Vận dụng giá cả thị trường để định giá đầu vào (Phần 1) Đầu-vào là các dịch vụ và hàng hoá sử dụng trong dự án. Ví dụ như bê tông và lao động dùng trong việc xây một con đập, vật liệu xây dựng dùng trong việc tiến hành một dự án xây nhà công cộng hay đất đai dùng để xây sân-gôn của thành phố. Phần lớn trong số các dịch vụ, hàng hoá này được đem ra bán hay thuê trên một dạng thị trường nào đó. Mức giá được trả trên các thị trường này là thước...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vận dụng giá cả thị trường để định giá đầu vào (Phần 1) Vận dụng giá cả thị trường để định giá đầu vào (Phần 1) Đầu-vào là các dịch vụ và hàng hoá sử dụng trong dự án. Ví dụ như bê tông và lao động dùng trong việc xây một con đập, vật liệu xây dựng dùng trong việc tiến hành một dự án xây nhà công cộng hay đất đai dùng để xây sân-gôn của thành phố. Phần lớn trong số các dịch vụ, hàng hoá này được đem ra bán hay thuê trên một dạng thị trường nào đó. Mức giá được trả trên các thị trường này là thước đo chuẩn xác của giá trị dịch vụ, hàng hoá được trao đổi, cho thuê. Tuy nhiên, chúng ta gặp phải một số thách thức khi lấy mức giá thị trường để xác định giá trị của đầu-vào. Cần phải tính đến các loại thuế, tác nhân ngoại sinh và các bóp méo thị trường khác một cách chính xác. Nếu bất kỳ đầu-vào nào có được không phải thông qua mua bán, trao đổi trực tiếp, tự nguyện mà thông qua một hình thức khác, chúng cần phải được định giá khác với mức giá thị trường. Việc dùng đầu-vào trong một dự án có ba ngụ ý sau. Thứ nhất, mức giá thị trường của đầu-vào có thể tăng do cầu đầu-vào đó tăng. Thứ hai, người tiêu dùng khác của đầu-vào đó có thể có kết cục là phải sử dụng ít hơn đầu-vào đó do dự án đã lấy đi một lượng nhất định đầu-vào đó ra khỏi thị trường. Thứ ba, các nhà sản xuất đầu-vào đó có thể tăng lượng sản xuất để đáp ứng lượng cầu bổ sung của dự án. Mức độ cắt giảm cầu hay gia tăng lượng sản xuất phụ thuộc vào độ co dãn tương ứng của cung và cầu. Việc mức tiêu dùng một đầu-vào suy giảm và lượng sản xuất một đầu-vào gia tăng đều là chi phí của một dự án. Mức tiêu dùng tư một đầu-vào suy giảm được coi như chi phí của một dự án vì các cá nhân sẽ tiêu dùng ít hơn mức họ mong đợi một hàng hoá hay một dịch vụ. Việc mở rộng sản xuất cũng là một chi phí vì người ta phải chuyển các đầu-vào sản xuất từ các hoạt động khác sang việc mở rộng sản xuất loại đầu-vào này. Nghiên cứu chi phí đầu-vào một cách chuẩn xác có thể được tóm lược thành hai quy tắc sau đây: · Mức giảm lượng tiêu dùng tư một đầu-vào phải được đo lường dựa trên mức sẵn sàng chi trả của người tiêu dùng khác cho đầu-vào đó.[1] · Mức tăng sản lượng một đầu-vào phải được xác định theo chi phí biên của việc tăng sản lượng. Hình 4-1 mô tả những quy tắc này. Đường cung và cầu ban đầu S và D. Dự án tăng cầu đầu-vào từ D lên D'. Giá trị lượng sản phẩm gia tăng Qt - Q0 được xác định dọc theo đường cung hay đường chi phí cận biên. Giá trị lượng tiêu dùng cắt giảm Q0 - Qp được xác định dọc theo đường cầu hay đường giá trị cận biên. Tổng sản lượng gia tăng và lượng tiêu dùng suy giảm của tổng lượng đầu-vào được dùng trong dự án. Mức độ suy giảm của lượng tiêu dùng hay gia tăng của sản lượng đầu-vào được sản xuất sẽ phụ thuộc vào độ co dãn tương ứng của cung và cầu. Nếu cầu là co dãn một cách tương đối và cung là không co dãn một cách tương đối thì cầu tăng do việc dự án sử dụng một loại đầu-vào có nhiều khả năng nhất là do tiêu dùng tư suy giảm. Một ví dụ hơi cực đoan là đất đai trong một thành phố. Một phần nhất định trong quỹ đất của thành phố được sử dụng trong một dự án không nhất thiết không thể được sử dụng cho một mục đích khác nào đó. Nếu đất không đẻ thêm ra được thì cung là hoàn toàn không co dãn. Toàn bộ diện tích đất sử dụng cho dự án có được là từ việc cắt giảm diện tích tiêu dùng tư. Mặt khác, nếu cầu là không co dãn một cách tương đối và cung là co dãn một cách tương đối thì việc cầu tăng có khả năng chủ yếu là do cung tăng. Hình dung rằng một thị trấn sắp lấp đặt hệ thống đèn chiếu sáng tại một số sân vận động. Hệ thống đèn này sẽ tiêu thụ một lượng điện năng nhất định song nếu như công ty điện lực địa phương có dư khả năng cung cấp điện thì cung điện sẽ có độ co dãn rất lớn. Bởi vậy, cách để đáp ứng cầu bổ sung về điện là mở rộng quy mô sản xuất. Hình 4-1 Mức độ thay đổi trong cách thức ứng dụng những quy tắc này tuỳ thuộc vào điều kiện của các thị trường đầu-vào. Trước tiên, chúng ta sẽ xem xét các thị trường hoạt động không có một sự bóp méo nào. Tiếp đó chúng ta sẽ quay sang tìm hiểu một số bóp méo hay tính phi hiệu quả khác có thể khiến cho chi phí thực của đầu-vào trở nên hoàn toàn khác biệt so với mức giá chi trả cho đầu-vào đó. 4.1 Khi các Thị trường Hoạt động Tương đối Hiệu quả Nếu các thị trường hoạt động hiệu quả thì mức sẵn sàng chi trả của người tiêu dùng phải xấp xỉ chi phí cận biên của sản xuất. Đơn giản, chúng sẽ là mức giá thị trường của đầu-vào. Nó gợi chúng ta nhớ đến một thị trường không có thuế (hoặc có nhưng không đáng kể), không có các nhân tố ngoại sinh và không có các công ty với sức mạnh thị trường đáng kể nào, một thị trường mà cả nhà cung cấp và người tiêu dùng đều được thông tin tốt. Những điều kiện này nhất quán với mô hình cạnh tranh hoàn hảo đặc trưng. Song thị trường không nhất thiết phải cạnh tranh hoàn hảo theo nghĩa khắt khe nhất của các nguyên tắc được áp dụng trong phần này. Một điểm quan trọng cần tính đến ở đây là không có sự khác biệt đáng kể nào giữa chi phí cận biên của sản xuất và mức giá mà người tiêu dùng chi trả. Trong tình huống đơn giản nhất, việc quyết định xem mức độ gia tăng của sản xuất và suy giảm của tiêu dùng không mấy quan trọng. Điểm quan trọng cần tính đến là lượng đầu-vào mà dự án yêu cầu tương ứng với kích cỡ của thị trường liên quan. Hay đó chính là việc liệu mức giá thị trường có khả năng thay đối dưới tác động của dự án hay không. Điều này có nghĩa là liệu dự án sẽ tiêu thụ một lượng nhỏ hay một lượng lớn đầu-vào? Trường hợp Cơ bản: khối lượng tương đối lớn Hình 4-1 cho ta sơ đồ cơ bản nhất của cầu gia tăng đối với đầu-vào trong một dự án. Việc một dự án mua đầu-vào khiến cho giá tăng từ mức P0 lên mức P1 và tổng lượng thị trường tăng từ mức Q0 lên Qt. Giá tăng cũng có nghĩa là lượng đầu-vào mà người tiêu dùng tư mua giảm từ mức Q0 xuống còn Qp. Cầu của họ được đưa ra bởi đ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: